Ảrập Xêút vung tiền thuê lính đánh thuê ở Yemen

10:18 11/01/2019
Tờ New York Times đưa tin hôm 28-12-2018 rằng Ảrập Xêút và các đồng minh đã tuyển mộ hàng ngàn binh sĩ Sudan cho cuộc chiến của họ ở Yemen, bao gồm cả những trẻ em chỉ mới 14 tuổi.


Báo cáo cho biết liên minh do Ảrập Xêút dẫn đầu đã trả tới 10.000 đô la cho các binh sĩ. Nhiều người lính đến từ vùng Darfur bị chiến tranh tàn phá, và coi chiến đấu là cách duy nhất để hỗ trợ gia đình họ.

Đánh thuê là con đường duy nhất?

Cuộc nội chiến ở Darfur đã cướp đi của Hager Shomo Ahmed hầu hết mọi hy vọng. Những kẻ cướp đã đánh cắp gia súc của gia đình cậu, và một chục năm đổ máu đã khiến cha mẹ cậu tuyệt vọng. Sau đó, vào khoảng cuối năm 2016, Ảrập Xêút mang đến một chiếc phao cứu sinh: Vương quốc sẽ trả 10.000 USD nếu Hager gia nhập lực lượng chiến đấu cách đó 1.200 dặm ở Yemen.

Hager, mới 14 tuổi vào thời điểm đó, không thể tìm thấy Yemen trên bản đồ và mẹ cậu đã rất sợ hãi. Cậu đã sống sót qua một cuộc nội chiến kinh hoàng - làm sao cha mẹ cậu có thể ném cậu vào một cuộc chiến khác? Nhưng gia đình đã an ủi bà. “Các gia đình biết rằng cách duy nhất để cuộc sống của họ thay đổi là để những người con trai của họ tham gia chiến tranh và mang tiền về”, cậu bé Hager nói trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 12-2018 tại thủ đô Khartoum, vài ngày sau sinh nhật thứ 16 của cậu.

Liên Hiệp Quốc đã gọi cuộc chiến ở Yemen là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Theo một nhóm viện trợ, một cuộc phong tỏa không liên tục của Ảrập Xêút và các đối tác của họ ở Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) đã đẩy 12 triệu người đến bờ vực chết đói, giết chết khoảng 85.000 trẻ em.

Được lãnh đạo bởi Thái tử Mohammed bin Salman, Ảrập Xêút nói rằng họ đang chiến đấu để giải cứu Yemen khỏi phe thù địch được Iran hậu thuẫn. Nhưng để làm điều đó, Ảrập Xêút đã sử dụng khối lượng dầu mỏ khổng lồ của mình để tiến hành chiến tranh ủy nhiệm, chủ yếu bằng cách thuê những gì bị binh lính Sudan cáo buộc là hàng chục ngàn người sống sót tuyệt vọng trong cuộc xung đột ở Darfur để chiến đấu, nhiều trong số đó là trẻ em.

Trong suốt gần 4 năm, có tới 14.000 dân quân Sudan đã chiến đấu ở Yemen song song với lực lượng dân quân địa phương liên kết với Ảrập Xêút, theo một số chiến binh Sudan đã quay về và các nhà lập pháp Sudan đang cố gắng theo dõi cuộc chiến. Họ cho biết ít nhất đã có hàng trăm người đã chết ở đó.

Hầu như tất cả chiến binh Sudan đều đến từ vùng Darfur đầy vết sẹo và nghèo đói, nơi có khoảng 300.000 người đã thiệt mạng và 1,2 triệu người phải bỏ nhà cửa trong hàng chục năm xung đột vì mất đất canh tác và các nguồn tài nguyên khan hiếm khác.

Hầu hết thuộc về Lực lượng Hỗ trợ bán quân sự tức thời, một bộ lạc dân quân trước đây được gọi là Janjaweed. Họ bị đổ lỗi cho các vụ hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái một cách có hệ thống, giết chóc bừa bãi và các tội ác chiến tranh khác trong cuộc xung đột Darfur, và các cựu chiến binh liên quan đến những điều kinh hoàng đó hiện đang dẫn đầu việc triển khai đến Yemen - mặc dù trong một chiến dịch chính thức và có tổ chức hơn.

“Củi” của người Ảrập Xêút

Một số gia đình rất háo hức với số tiền công, nên đã hối lộ các sĩ quan dân quân để cho con trai của họ được đi chiến đấu. Nhiều người ở độ tuổi 14 đến 17. Trong các cuộc phỏng vấn, 5 chiến binh đã trở về từ Yemen và một người khác sắp rời đi nói rằng trẻ em chiếm ít nhất 20% đơn vị của họ. Hai người khác nói tỷ lệ phải hơn 40%.

Để giữ khoảng cách an toàn với các tuyến chiến đấu, các giám sát viên Ảrập Xêút hoặc UAE đã chỉ huy các chiến binh Sudan gần như chỉ bằng điều khiển từ xa, chỉ đạo họ tấn công hoặc rút lui thông qua các tai nghe vô tuyến và hệ thống GPS cung cấp cho các sĩ quan Sudan phụ trách từng đơn vị, tất cả các chiến binh đều kể như vậy.

Một vài ngàn người UAE đã đến quanh cảng Aden để ủng hộ người Xêút. Quân đội Pakistan cũng đã lặng lẽ phái 1.000 binh sĩ tới củng cố lực lượng Xêút bên trong vương quốc. Jordan đã triển khai máy bay phản lực và cố vấn quân sự. Cả hai chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ từ các chế độ quân chủ vùng Vịnh. Một báo cáo của Hội đồng Liên Hiệp Quốc cho rằng Eritrea cũng đã gửi khoảng 400 binh sĩ.

Nhưng ở Sudan, nơi đóng vai trò lớn hơn nhiều trong cuộc chiến, tiền của Xêút dường như chảy trực tiếp vào các chiến binh, hay lính đánh thuê. Nó chỉ có lợi cho nền kinh tế một cách gián tiếp. Ông Hafiz Ismail Mohamed, cựu nhân viên ngân hàng, cố vấn kinh tế và nhà phê bình của chính phủ cho biết: “Chúng tôi đang xuất khẩu những người lính để chiến đấu như thể họ là một mặt hàng mà chúng tôi đang đổi lấy ngoại tệ”.

Người phát ngôn của liên minh quân sự do Saudi dẫn đầu cho biết họ đang đấu tranh để khôi phục Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận và các lực lượng liên minh đã giữ tất cả các luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, bao gồm cả việc hạn chế tuyển dụng trẻ em.“Tuyên bố cáo buộc rằng có những đứa trẻ trong hàng ngũ của lực lượng Sudan là hư cấu và không có cơ sở”, người phát ngôn Turki al-Malki cho biết.

Các quan chức Saudi nói binh lính của họ cũng đã chết ở Yemen, nhưng từ chối tiết lộ có bao nhiêu người. Quân đội mặt đất Sudan không nghi ngờ gì đã giúp người Xêút và UAE dễ dàng kéo dài cuộc chiến. Người Sudan đã giúp người Xêút và UAE tránh khỏi những thương vong. Các chiến binh Sudan khẳng định họ cũng là rào cản chính chống lại kẻ thù của người Xêút ở Yemen, người Houthis. “Nếu không có chúng tôi, người Houthis sẽ chiếm toàn bộ Ảrập Xêút, bao gồm cả Mecca”, ông Fadil nói.

Đại sứ Babikir Elsiddig Elamin, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Sudan, từ chối bình luận về quân số, thương vong hoặc tiền lương ở Yemen. Ông nói rằng Sudan đang chiến đấu vì lợi ích của hòa bình và ổn định khu vực. “Ngoài những thứ đó ra, chúng tôi không có lợi ích quốc gia nào ở Yemen”, ông nói thêm.

Xuất khẩu lính đánh thuê?

Bộ trưởng Quốc phòng Sudan hồi tháng 5-2017 đã đe dọa rút khỏi cuộc xung đột, tuyên bố rằng Khartoum đang đánh giá lại sự tham gia theo hướng vì “sự ổn định và lợi ích của Sudan”. Giới quan sát cho rằng đó chỉ là cách để Khartoum “vòi” thêm tiền từ Xêút và UAE. Dĩ nhiên là họ đã không rút lui.

Các khoản thanh toán của Xêút cho các binh sĩ ngày càng trở nên có ý nghĩa đối với Sudan, nơi lạm phát đã lên tới 70% và ngay cả các cư dân thủ đô cũng phải xếp hàng để mua bánh mì, nhiên liệu và rút tiền ngân hàng. Ít nhất 9 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh trong tháng này.

Darfur cũng đã cung cấp lính đánh thuê cho các cuộc xung đột khác. Theo một báo cáo, các nhóm phiến quân đã chiến đấu với Janjaweed đã chiến đấu ở Libya cho tướng chống Hồi giáo Khalifa Hifter.Nhưng phần lớn đã chiến đấu ở Yemen.

Năm chiến binh đã trở về từ Yemen đã đưa ra những xác nhận tương tự. Các chiến binh Sudan rời Khartoum hoặc Nyala, Darfur, từ 2.000-3.000 binh sĩ mỗi lần để tới Ảrập Xêút. Họ được chuyển đến các trại, nơi một số người nói rằng họ đã thấy có tới 8.000 người Sudan tập trung.

Xêút phát cho họ đồng phục và vũ khí, mà các chiến binh Sudan tin là do người Mỹ sản xuất. Sau 2-4 tuần huấn luyện, họ được chia thành các đơn vị rồi đi bằng đường bộ đến Yemen, đến các trận chiến ở sa mạc Midi, trại Khalid ibn Walid ở Taiz, hoặc xung quanh Aden và Hudaydah.

Tất cả nói rằng họ chiến đấu chỉ vì tiền. Họ đã được trả bằng riyal Xê Út, tương đương khoảng 480 đô la/ tháng cho một người mới 14 tuổi và 530 đô la/ tháng cho một sĩ quan có kinh nghiệm. Họ còn nhận được thêm 185-285 USD cho những tháng nào họ phải chiến đấu.

Các khoản thanh toán của họ được gửi trực tiếp vào Ngân hàng Hồi giáo Faisal Sudan, một phần thuộc sở hữu của Xêút. Cứ nửa năm, mỗi chiến binh cũng nhận được khoản thanh toán một lần ít nhất 700.000 bảng Sudan - khoảng 10.000 đô la. Để so sánh, một bác sĩ người Sudan làm việc ngoài giờ có thể kiếm được số tiền tương đương 500 đô la/ tháng, ông Mohamed, nhà tư vấn kinh tế cho biết.

Abdul Raheem nói năm 2017 gia đình anh đã trả cho một thủ lĩnh dân quân địa phương một khoản hối lộ 1.360 đô la để anh trai anh có thể đến Yemen chiến đấu. Người anh tên Abdul Rahman, đã chết trong trận chiến vào tháng 2-2018. “Cuộc sống là như thế”, Abdul Raheem nói. Vợ và ba đứa con của Abdul Rahman nhận được số tiền tương đương 35.000 đô la bằng bảng Sudan, mặc dù các hạn chế về ngân hàng đã cản trở việc tiếp cận với nó.

Hòn Rồng

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文