"Bà đầm thép Triều Tiên" bị quân Bạch Nga xử tử

09:54 29/03/2017
Kim Aerim được ghi nhận là đảng viên Cộng sản đầu tiên của Triều Tiên, được gọi là “Bà đầm thép” và bị quân phản cách mạng Bạch Nga xử bắn hồi năm 1918.


Theo báo Russia beyond the headlines ngày 14-3 vừa qua đăng bài viết của Tiến sĩ Andrei Lankov, một nhà sử học chuyên về Triều Tiên, vào năm 1918, vùng Viễn Đông Nga bị chìm trong cuộc nội chiến đẫm máu giữa bọn phản cách mạng Bạch Nga với lực lượng “Đỏ” (quân Cách mạng Nga dưới quyền Vladimir Lenin). Sự tàn bạo của cuộc chiến là những cuộc xử tử hình diễn ra hàng ngày. 

Và rạng sáng 16-9-1918, một nhóm quân “Đỏ” bị quân phản cách mạng xử bắn ở Khabarovsk, thành phố Nga lớn nhất bên sông Amur.

Trong số tù nhân bị xử bắn có một phụ nữ có cái tên giống như người Ba Lan: Alexandra Stankevich, nhưng đó là Kim Aerim, một người Triều Tiên.

“Bà đầm thép” Triều Tiên được kết nạp Đảng

Cha của Kim Aerim (từ đây gọi bà là Alexandra) là Piotr Kim, định cư ở Nga từ đầu năm 1869. Ông thạo tiếng Hoa và tiếng Nga, cải đạo theo Chính Thống giáo. Năm 1885, Aerim ra đời thì cha cô bé là một nhà thông dịch -phiên dịch chuyên nghiệp nổi tiếng.

Năm 1896, ông Piotr Kim được nhận làm phiên dịch tại Công ty đường sắt Đông Manchuria, một dự án xây dựng lớn của Nga. Alexandra bắt đầu đi học ở trường Nga, điều rất hiếm đối với một cô gái Triều Tiên vào thời đó.

Tại công trường xây dựng, ông Piotr Kim làm bạn với Jozef Stankevich, một kỹ sư đường sắt người Nga gốc Ba Lan. Năm 1922, ông Piotr Kim chết đột ngột, vợ chồng Stankevich nhận chăm sóc Alexandra, giúp cô đậu vào một trường đại học sư phạm ở Vladivostok.

Thời sinh viên, Alexandra được các sinh viên Nga truyền bá chủ nghĩa xã hội. Sau khi ra trường, cô trở thành cô giáo. Thời gian này, Alexandra kết hôn với con trai của kỹ sư Jozef Stankevish, nhưng cuộc hôn nhân sớm kết thúc vào năm 1910.

Năm 1915, Alexandra  trở thành người thông dịch tiếng Hoa và tiếng Triều Tiên ở vùng núi Ural, nơi mà ngành gỗ tuyển dụng nhân công Trung Hoa và Triều Tiên.

Bà Bí thư Đảng ủy sẵn sàng xử tử bọn phản cách mạng

Đầu năm 1917, Alexandra được kết nạp Đảng Cộng sản. Đối với ban tổ chức Đảng, Alexandra giống như một món quà trời cho: tươi trẻ, học cao và sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ chính của khu vực Đông Á, có dáng vóc của người châu Á nhưng nói thạo tiếng Nga.

Alexandra lập tức được cử đến vùng Viễn Đông Nga, với nhiệm vụ kết nạp người Triều Tiên thiểu số vào Đảng. Năm 1917, quân Cách mạng Nga nắm quyền lực, Alexandra được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy cơ quan đối ngoại của chính quyền Khabarovsk. Ở vị trí này, Alexandra phải đưa ra những quyết định ngoại giao nghiêm túc.

Nhưng vào thời điểm nội chiến Nga, Alexandra cũng nổi tiếng về chuyện yêu cầu xử bắn các “cán bộ phản cách mạng”. Vì thế, các “phần tử xấu theo Bạch Nga” của Alexandra đều không được tha mạng. Đó cũng là lý do bà bị Bạch Nga trả thù.

Tháng 8-1918, quân phản cách mạnhg bao vây Khabarovsk, mọi người phải sơ tán. Lãnh đạo chính quyền lên một chiếc thuyền với hy vọng rời khỏi thành phố này. Nhưng chiếc thuyền bị chặn lại, Alexandra bị bắt và sau đó bị xử xử. 

Vậy là cuộc đời của người phụ nữ được xem là người tiên phong của Đảng Cộng sản Triều Tiên và của phong trào phụ nữ Triều Tiên bị kết thúc, vào buổi sáng sớm một ngày tháng 9-1918…

+Thông tin đáng tin cậy về bà Alexandra rất ít, mãi đến gần đây mới soi rọi được cuộc đời người phụ nữ đáng chú ý này, nhờ những nỗ lực của các nhà nghiên cứu Nga - Triều Tiên là Boris Pak, Bella Pak và Kim Cholhun.

+ Tiến sĩ Andrei Lankov sinh năm 1963, một nhà sử học chuyên về Triều Tiên, cũng nổi tiếng nhờ những bài báo về lịch sử Triều Tiên. Ông xuất bản nhiều sách (4 cuốn bằng tiếng Anh) về lịch sử, dạy sử Triều Tiên ở Ðại học Quốc gia Úc. Ông hiện giảng dạy tại Ðại học Kookmin ở Seoul (Hàn Quốc).

Thanh Thảo (theo Russia beyond the headlines)

Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy, điều hành, đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.

Chiều 20/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Chiến Thắng (SN 1974, trú TP Hải Phòng), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam (trụ sở xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do liên quan đến vụ một cổ đông của công ty bị chém trọng thương.

Business Insider hôm 19/5 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, siêu tàu sân bay USS Harry S. Truman đã rời biển Đỏ và đang di chuyển về cảng nhà thuộc thành phố Norfolk, bang Virginia. Động thái trên diễn ra sau một đợt triển khai kéo dài và đầy biến động ở Trung Đông của siêu tàu này, trong đó có việc liên tiếp để mất ba tiêm kích F/A-18.

Ngày 20/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.

Trước việc kem chống nắng bị phát hiện gian dối chỉ số chống nắng khi kết quả kiểm nghiệm được công bố, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng, công dụng chống nắng đã được tiếp nhận.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Hoàng Quốc Hùng (cựu Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp (LLTP) Quốc gia, Bộ Tư pháp) về tội “Nhận hối lộ” số tiền 39 tỷ đồng. Cùng bị truy tố về tội danh trên là các bị can: Phạm Quang Hậu (nhân viên Công ty luật Vicco), Lương Nhân Hòa (cựu Phó Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia) và Nguyễn Đình Cảnh (cựu Trưởng phòng hành chính Trung tâm LLTP Quốc gia).

Nguồn tin của PV Báo CAND ngày 20/5 cho biết, Tòa hình sự TAND tỉnh Phú Yên đã tiếp nhận hồ sơ vụ án và cáo trạng của cơ quan kiểm sát cùng cấp truy tố bị can Lê Hải (SN 1970), nguyên Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ 1 của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 655 triệu đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.