Bản án 3 năm tù của cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp

12:20 18/12/2016
Sau hơn 3 tháng hầu tòa với cáo buộc liên quan tới trốn thuế và rửa tiền, ngày 8-12, cựu Bộ trưởng Ngân sách Jerome Cahuzac đã bị kết án 3 năm tù. Và vợ ông Jerome Cahuzac, bà Patricia Menard cũng bị tòa tuyên án 2 năm tù vì tội giấu hàng triệu euro ở nước ngoài.


Giới luật gia từng cho rằng, ông Jerome Cahuzac phải đối mặt với mức án 7 năm tù, cùng khoản tiền phạt 1 triệu euro.

Cùng phải đứng trước vành móng ngựa với vợ chồng cựu Bộ trưởng Ngân sách còn có ông Francois Reyl, chủ ngân hàng Reyl ở Thụy Sĩ (bị tuyên 1 năm tù và nộp phạt 375.000 euro), còn ngân hàng Reyl phải nộp phạt 1,87 triệu euro vì đã tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền. Luật sư của ông Jerome Cahuzac cho biết, số tiền trốn thuế của cựu Bộ trưởng Ngân sách vào khoảng 30.000 euro.

Cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jerome Cahuzac.

Theo cáo buộc của tòa, ông Jerome Cahuzac bị coi đã trốn khoản thuế ít nhất là 687.000 euro. Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Ngân sách còn bị cáo buộc rửa tiền thông qua các ngân hàng và công ty ở Panama, Thụy Sĩ trong 2 thập kỷ.

Theo giới truyền thông, ông Jerome Cahuzac bị nghi trốn thuế và che giấu tài sản ở Thụy Sĩ, sau khi trang web điều tra uy tín Mediapart công bố (thượng tuần tháng 12-2012) nội dung cuốn băng ghi âm về cuộc điện thoại từ năm 2000 của cựu Bộ trưởng Ngân sách với một nhân viên thân tín.

Theo đó, phải đóng một tài khoản giấu tên tại ngân hàng UBS ở Thụy Sĩ vì ông Jerome Cahuzac sợ việc này có thể làm tổn hại đến uy tín của mình trong cuộc bầu cử cấp thành phố. Ngày 4-12-2012, trên website Mediapart đăng bài "Tài khoản Thụy Sĩ của Bộ trưởng Ngân sách" của tác giả Fabrice Arfi.

Ngày 5-12-2012, Mediapart đăng bài "Lời thú nhận được ghi âm", trong đó trích một đoạn băng ghi âm điện thoại hồi cuối năm 2000 của ông Jerome Cahuzac. Mediapart còn cho biết, ông Jerome Cahuzac đã mua một căn hộ rộng 210m2 với giá 6,5 triệu france bằng tiền mặt năm 1994.

Ngày 9-1-2013, hãng AFP cho biết, ông Jerome Cahuzac đang bị điều tra vì không kê khai tài sản tại ngân hàng UBS ở Thụy Sĩ từ năm 2010, sau đó chuyển khoản sang một ngân hàng ở Singapore.

Được biết, tài khoản tại ngân hàng UBS ở Thụy Sĩ được rút hết và đóng lại sau chuyến đi bí mật của ông Jerome Cahuzac đến Geneva vài ngày trước khi là Chủ tịch Ủy ban Tài chính của Quốc hội. Nhưng khi đó ông Jerome Cahuzac đã bác bỏ những cáo buộc của Mediapart.

"Tôi không có bất kỳ tài khoản nào tại Thụy Sĩ hoặc nơi nào khác ở nước ngoài. Không có một nhân chứng nào có thể chứng minh một điều không bao giờ tồn tại", ông Jerome Cahuzac tuyên bố.

Nhưng sau một thời gian chối cãi, ngày 2-4-2013, ông Jerome Cahuzac đã thú nhận có một tài khoản ở nước ngoài và tuyên bố của cựu Bộ trưởng Ngân sách lập tức gây chấn động chính trường Pháp.

Ngày 16-4-2013, ông Jerome Cahuzac còn lên truyền hình để thú tội, sau khi từ chức Bộ trưởng Ngân sách hôm 19-3-2013. Bởi ông sở hữu một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài với số tiền 600.000 euro - khoản thu nhập khi hành nghề bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và tư vấn (theo lời kể của cựu Bộ trưởng Ngân sách).

Ông Jerome Cahuzac đã thú nhận với 2 Thẩm phán thụ lý hồ sơ Renaud van Ruymbeke và Roger Le Loire về số tiền kể trên. Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Ngân sách cũng thừa nhận, đã che giấu những tài sản lớn ở nước ngoài, trong đó có các căn hộ cho con ở Thủ đô London, Anh.

Ngày 6-9, ông Jerome Cahuzac phải hầu toà. Cuốn băng ghi âm kể trên được luật sư Michel Gonelle, cựu đối thủ chính trị của ông Jerome Cahuzac lưu giữ và sau khi được tung ra đã khiến Bộ trưởng Ngân sách thân bại danh liệt.

Điều đáng nói, ông Jerome Cahuzac từng là nhân vật chủ chốt trong nội các của Tổng thống Francois Hollande, từng được mệnh danh là "Ngài trong sạch" và được giao trọng trách đẩy mạnh cuộc chiến chống gian lận thuế.

Ông Jerome Cahuzac thừa nhận có tài khoản bí mật tại Thụy Sĩ.

Vụ bê bối của cựu Bộ trưởng Ngân sách không những chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông Jerome Cahuzac, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của chính quyền Tổng thống Francois Hollande. Chủ tịch đảng UMP Jean-Francois Cope coi vụ bê bối của ông Jerome Cahuzac đã khiến cánh tả không còn tự cho mình là tấm gương đạo đức.

Trong khi đó, lãnh đạo nhóm nghị sĩ đảng đối lập tại Hạ viện Christian Jacob tỏ ra nghi ngờ về việc Tổng thống Francois Hollande và Thủ tướng Jean-Marc Ayraut khi đó không biết sự thật của vụ trốn thuế của ông Jerome Cahuzac. Sau bê bối của ông Jerome Cahuzac, Tổng thống Francois Hollande đã yêu cầu tất cả thành viên nội các phải công bố tài chính cá nhân trên website chính phủ.

Theo đó, 37 bộ trưởng đều công bố chi tiết về tình hình tài chính (bao gồm tài khoản ngân hàng, bất động sản, các sản phẩm, đồ vật đắt tiền như xe hơi, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ…) của họ.

Trọng Hậu

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文