Bangladesh tìm cách thu hồi số tiền bị tin tặc đánh cắp

19:26 11/08/2016
Ngày 5-8, Ngân hàng Trung ương Philippines đã áp đặt mức phạt lên tới 21 triệu USD đối với Tập đoàn Ngân hàng thương mại Rizal của Philippines (RCBC), sau khi RCBC bị tin tặc sử dụng để chuyển hàng chục triệu USD lấy trộm từ Bangladesh vào các sòng bạc ở Philippines. Và coi việc phạt tiền là một phần trong hoạt động tăng cường giám sát đối với RCBC. 


RCBC cho biết, đã dự phòng số tiền phạt và sẽ nộp thành 2 đợt trong thời hạn một năm. Và số tiền phạt tương đương hơn 38% của 2,6 tỷ peso (54,6 triệu USD) lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm 2016 của RCBC. Ngân hàng Trung ương Philippines cho biết, quyết định kể trên được đưa ra sau khi có kết quả kiểm tra đặc biệt đối với RCBC về vai trò của tập đoàn này trong vụ trộm thế kỷ tại Ngân hàng Trung ương Bangladesh.

Đại sứ Bangladesh tại Manila John Gomes đã hoan nghênh quyết định kể trên của Ngân hàng Trung ương Philippines và cho biết, Dahka sẽ cử một phái đoàn cấp cao tới Manila vào cuối tháng 9 để hối thúc việc trả lại số tiền bị mất trộm trước đó. Còn theo tiết lộ của hãng Reuters, thượng tuần tháng 8, một số quan chức của Ngân hàng Trung ương Bangladesh đã tới Philippines để thương đàm nhằm lấy lại số tiền trị giá 63 triệu USD bị bọn tin tặc đánh cắp và chuyển đến 4 tài khoản tại RCBC.

Bởi giới truyền thông cho biết, trong số 81 triệu USD đã bị đánh cắp, giới chức Bangladesh mới lấy lại được 18 triệu USD, 63 triệu USD còn lại đang phải nhờ tới sự trợ giúp của cơ quan chức năng Philippines.

Đại diện Đại sứ quán Bangladesh tại Manila và cơ quan chống rửa tiền Philippines mở valy tiền mà nhà môi giới sòng bạc trả lại.

Bangladesh quyết định cử một số quan chức của Ngân hàng Trung ương tới Manila thương đàm với Ngân hàng Trung ương Philippines bởi trước đó một nhà môi giới sòng bạc người Trung Quốc đã trả lại 4,63 triệu USD trong số 81 triệu USD bị tin tặc đánh cắp của Bangladesh. Số tiền kể trên được người này chuyển cho cơ quan chống rửa tiền Philippines và đại sứ Bangladesh tại Manila John Gomes.

Theo kết quả điều tra của chính quyền Manila, 81 triệu USD bị mất đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng của RCBC bằng một cái tên giả. Sau đó số tiền kể trên nhanh chóng được chuyển tới Công ty Dịch vụ ngoại tệ Philrem và từ Phirem, hơn 30 triệu USD đã đến tay một doanh nhân gốc Trung Quốc...

Điều đáng nói là mặc dù đã xác định được tiền nằm ở đâu, nhưng cho đến nay, cơ quan chức năng Bangladesh vẫn chưa xác định được danh tính của nhóm tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống và định đánh cắp gần 1 tỉ USD từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh. Tuy nhiên, theo đại diện của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, họ tin rằng hacker có xuất xứ tại Trung Quốc đã sử dụng một tài khoản tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để thực hiện hành vi đánh cắp. Hơn 2 tháng trước (3-6), Quốc hội Mỹ đã quyết định mở cuộc điều tra đối với công tác đảm bảo an ninh mạng của Fed sau khi người ta công bố một báo cáo kết luận: Fed phải đối mặt với hơn 50 vụ xâm nhập mạng trong giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng muốn làm rõ vụ trộm tiền của Ngân hàng Trung ương Bangladesh tại New York.

Về phần mình, Bộ trưởng Nội vụ Bangladesh Asaduzzaman Khan từng cho biết, Bangladesh đã chính thức nhờ FBI truy tìm bọn tin tặc đã lấy trộm 81 triệu USD. Và nhân viên FBI đã tới thủ đô Dhaka để gặp người của Cục Điều tra tội phạm Bangladesh. Nhưng cho đến nay chi tiết của cuộc điều tra không được giới chức Bangladesh tiết lộ.

Tuy nhiên trước đó Bộ trưởng Tài chính Bangladesh Abul Mall Abdul Muhith từng cáo buộc các quan chức của Ngân hàng Trung ương Bangladesh có liên quan tới vụ mất trộm 81 triệu USD. Bởi theo ông Abul Mall Abdul Muhith, cơ sở Fed ở New York phải có vân tay và các thông tin sinh trắc học từ các quan chức Ngân hàng Trung ương Bangladesh để kích hoạt giao dịch, do đó tin tặc không thể tiến hành vụ tấn công mà không có sự giúp đỡ từ bên trong.

Cảnh sát Bangladesh cũng chính thức mở cuộc điều tra hình sự đối với vụ trộm 81 triệu USD từ tài khoản của Ngân hàng Trung ương Bangladesh tại Fed. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bangladesh Atiur Rahman đã từ chức sau khi vụ việc xảy ra.

Theo báo cáo của ông Atiur Rahman, bọn trộm âm mưu đánh cắp gần 1 tỷ USD, nhưng đã bị hệ thống an ninh của Ngân hàng Trung ương Bangladesh chặn lại. Tin tặc đã thực hiện 35 yêu cầu rút tiền từ tài khoản của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, với tổng giá trị lên tới 951 triệu USD. Nhưng do sai sót kỹ thuật nên chúng chỉ lấy được 81 triệu USD.

Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Banglades, một máy tính và máy in của họ sử dụng hệ thống tin nhắn liên ngân hàng SWIFT đã bị tin tặc kiểm soát khiến nhà chức trách không thấy được dữ liệu về yêu cầu chuyển khoản, cũng như biên lai nhận tiền. Ngân hàng Trung ương cho biết, họ đã mất 4 ngày đề nghị các ngân hàng trên thế giới ngừng thanh toán tiền cho tin tặc, nhưng chúng vẫn lấy được 81 triệu USD…

Thiện Lân

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文