Bi kịch của lao động nước ngoài giúp việc nhà ở Jordan

09:46 19/06/2019
Lao động giúp việc nhà ở Jordan phần lớn đến từ Philippines, Bangladesh, Sri Lanka và Uganda.


Một số đến Jordan thông qua các cơ quan cung cấp người lao động ở nước sở tại với hợp đồng hai năm, những người khác tìm việc thông qua các mối quan hệ cá nhân để liên lạc trực tiếp với gia đình có nhu cầu. Hầu hết, đều bị mắc kẹt trong các tình huống lạm dụng và khai thác sức lao động.

10 năm trước, ở tuổi 20, Joanna (không phải tên thật của nhân vật), cô gái Philippines đến Jordan để giúp việc một gia đình ở thủ đô Amman. "Gia đình đầu tiên tôi làm việc đối xử không tốt với tôi. Tôi phải làm việc từ 5 giờ sáng đến nửa đêm để nấu ăn, dọn dẹp và chăm sóc ba đứa trẻ. Tôi không được nghỉ ngơi trong ngày", Joanna nói.

Khi Joanna rời bỏ quê hương đến Jordan, con gái cô mới 1 tuổi. Khi các bác sĩ phát hiện ra con gái bị khuyết tật tim bẩm sinh và cần khoản tiền lớn để điều trị, Joanna ngay lập tức tìm kiếm công việc ở nước ngoài. "Tôi chỉ được phép ăn thức ăn thừa và luôn trong tình trạng bị đói. Tôi phải nấu thức ăn khi không có ai trong nhà và giấu trong phòng", Joanna nói tiếp.

Hầu hết lao động giúp việc nhà tìm việc thông qua các cơ quan tuyển dụng ở quê hương và quy trình tuyển dụng liên quan đến nhiều bộ phận. Tuy nhiên, Joanna tìm việc thông qua một người quen và liên lạc trực tiếp với gia đình. Vì bị đối xử không tốt, Joanna đã bỏ trốn khỏi gia đình đầu tiên và làm việc cho gia đình khác.

Shirley cũng đến từ Philippines cho biết, cô đã bị chủ nhà ở Amman đánh đập trong vài tháng. Shirley từng làm quản trị viên ở Philippines và kiếm được 180 USD/tháng nhưng sức hấp dẫn từ mức lương 400 USD ở Jordan đã khiến cô quyết định rời bỏ gia đình đến đây vào năm 2012. 

Chủ gia đình không cho phép cô rời khỏi nhà, buộc phải làm việc tới 20 giờ mỗi ngày và không có ngày nghỉ. "Vì quá chán nản, nhiều khi tôi muốn quay trở lại Philippines nhưng hộ chiếu đã bị tịch thu", Shir Shirley nói.

Việc tịch thu hộ chiếu khiến người lao động khó từ bỏ công việc ngay cả trong điều kiện làm việc bị lạm dụng. "Hệ thống tài trợ của Kalafa liên kết cư trú hợp pháp của người lao động với chủ nhân của họ. Người lao động không thể từ bỏ công việc nếu người sử dụng lao động không cho phép. Điều này gây khó khăn rất lớn đối với chúng tôi. Tôi bị ràng buộc bởi hợp đồng làm việc cho gia đình nhưng ai muốn làm việc ở nơi mà mình thường xuyên bị lạm dụng? Tôi đã bỏ trốn nhưng hộ chiếu vẫn đang bị chủ nhà cũ giữ lại", Shir Shirley nói tiếp.

Một trang web quảng cáo, giới thiệu thông tin những người có nhu cầu tìm việc tại Jordan.

Năm 2011, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Jordan ghi nhận, các gia đình chủ đã đánh người giúp việc, nhốt họ trong nhà, không cho ăn và từ chối chăm sóc y tế. Theo nhận định của tổ chức này, hành vi lạm dụng lao động giúp việc nhà là có hệ thống.

Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố năm ngoái cũng cho rằng, một số chủ gia đình ở Jordan không trả lương, tịch thu hộ chiếu của người giúp việc bất hợp pháp. Điều kiện sống của người lao động không được đảm bảo an toàn, thời gian nghỉ ngơi không đảm bảo.

Các quan chức Jordan nói rằng, những người lao động trong nước chạy trốn khỏi các chủ gia đình để tìm việc làm tốt hơn nhưng một số tổ chức nhân quyền cho hay, hầu hết người giúp việc chạy trốn là do điều kiện làm việc không đảm bảo, bị lạm dụng hoặc bóc lột sức lao động. 

Không thể thay đổi công việc mà thiếu sự đồng ý của chủ gia đình, nếu người giúp việc bỏ trốn sẽ rơi vào tình trạng không có nơi cư trú, có thể bị giam giữ, cầm tù và trục xuất. Tôi bị cảnh sát bắt nhiều lần nhưng luôn trốn thoát hoặc tìm cách đưa hối lộ", Joanna cho hay.

Pháp luật Jordan nghiêm cấm phân biệt đối xử với người lao động nhưng việc thực thi các quy định pháp luật còn nhiều vấn đề phải bàn luận. Theo luật pháp quốc tế, việc đưa ra mức lương không bằng nhau cho cùng một công việc là bất hợp pháp. 

Tuy nhiên, lao động giúp việc  đến Jordan từ các quốc gia khác nhau được trả lương khác nhau theo các thỏa thuận ký kết giữa chính phủ Jordan và các quốc gia như Philippines, Ghana, Uganda, Ethiopia, Nepal và Bangladesh. Phụ nữ giúp việc người Philippines được trả lương cao hơn, tối thiểu là 400 USD/tháng.

"Tôi bị đối xử tồi tệ bởi vì tôi đến từ Bangladesh", Taslima, đến Jordan từ thành phố Dhaka nói. Sau nhiều năm làm việc như một người giúp việc, một công ty đã tuyển dụng cô làm phiên dịch. 

"Nhiều phụ nữ Bangladesh bị ngược đãi, tôi cảm thấy rất buồn cho họ. Họ bị đối xử rất tồi tệ nhưng tôi không thể làm bất cứ điều gì. Công việc của tôi là phiên dịch. Các công ty chỉ quan tâm đến việc kinh doanh, họ không quan tâm đến các cô gái", Taslima nói.

Taslima nói thêm, nhiều phụ nữ phàn nàn về việc bị giữ lại tiền lương, quấy rối tình dục và lạm dụng bằng lời nói và thể xác. Một số phụ nữ có dấu hiệu bệnh tật đã tìm đến công ty tìm kiếm sự trợ giúp nhưng hầu hết bị buộc quay trở lại nhà chủ. Giúp việc nhà không được đối xử như con người mà bị đối xử như động vật.

Ahmad Awad, Giám đốc tổ chức Jordan Labor Watch nói rằng, vấn đề chính ở Jordan là thực thi pháp luật. Luật pháp ở Jordan tương đối tốt nhưng nó không được thực thi nghiêm túc. Awad cho rằng, khi nào người giúp việc tiếp tục sống trong nhà chủ lao động và phải chịu hệ thống Kafala, họ sẽ tiếp tục bị lạm dụng và sống trong điều kiện như nô lệ.

Tường Phạm (tổng hợp)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文