Binh lính Uganda bị cáo buộc lạm dụng tình dục ở Trung Phi

12:19 26/06/2017
Tờ Guardian (Anh) đưa tin, binh sĩ quân đội Uganda đang bị điều tra về cáo buộc tấn công, hãm hiếp phụ nữ khi làm nhiệm vụ truy quét "Đội quân Kháng chiến của Chúa" (The Lord's Resistance Army - LRA) ở Cộng hòa Trung Phi.


Quân đội Uganda cam kết không khoan nhượng với các binh lính sai phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vì nhiều lý do khác nhau, vụ việc sẽ bị "chìm xuồng" và người vi phạm không bị truy tố trước pháp luật.

13 phụ nữ và ba trẻ em gái bị tấn công tình dục

Theo đó, ít nhất hai sĩ quan sẽ phải hầu tòa vì cáo buộc tấn công, hãm hiếp, lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em gái khi làm việc tại Cộng hòa Trung Phi (CAR) trong khoảng thời gian từ giữa năm 2015 - 2017.

Ít nhất một vụ hãm hiếp đã được xác định. Những binh sĩ này được tăng cường đến CAR, tham gia lực lượng Liên minh châu Phi để truy quét LRA, đặc biệt là nhà lãnh đạo của tổ chức - Joseph Kony. Được biết, Uganda đã đưa 2.500 binh sĩ đến CAR kể từ năm 2009.

Binh lính Uganda trong đợt truy quét "Đội kháng chiến của Chúa" ở CAR.

Theo báo cáo của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) công bố tháng trước, tổ chức này đã phỏng vấn 13 phụ nữ và ba trẻ em gái ở thị trấn Obo của CAR. Những phụ nữ và trẻ em gái cho biết, đã bị binh lính Uganda lạm dụng tình dục.

Đây không phải lần đầu tiên, binh sĩ Uganda bị cáo buộc tấn công tình dục khi hoạt động ở nước ngoài. Năm 2016, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình Uganda tại CAR đã gây ra 14 vụ hãm hiếp, trong số nạn nhân có cả trẻ em.

"Cáo buộc của HRW thực sự gây sốc và đáng lo ngại. Quân đội Uganda cần làm tất cả để đưa vụ việc ra trước công lý. Là một người đã từng làm việc với các nạn nhân của bạo lực tình dục, tôi hiểu nỗi đau mà các nạn nhân đang phải trải qua và hy vọng rằng, Bộ Quốc phòng Uganda (UPDF) sẽ tìm được công lý cho các nạn nhân", Lino Ogora, Giám đốc của Tổ chức Sáng kiến tư pháp và phát triển, có trụ sở tại thành phố Gulu ở miền bắc Uganda nói.

Alix Boucher, chuyên viên làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược Châu Phi ở Washington cho biết, UPDF đang điều tra vụ án một cách nghiêm túc. "Tôi tin rằng, cam kết điều tra của Uganda không chỉ là "lời hứa đầu môi" để xoa dịu dư luận quốc tế", Alix Boucher nói.

Lo ngại vụ việc sẽ "chìm xuồng"

UPDF cho biết, sẽ không khoan nhượng đối với các hành vi tấn công, lạm dụng tình dục. "Chúng tôi không chấp nhận sĩ quan sai phạm. Cuộc điều tra đang được tiến hành. Sĩ quan vi phạm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật Uganda", Richard Karemire, phát ngôn viên của UPDF nói.

Tuy nhiên, có ý kiến bày tỏ lo ngại rằng, vụ điều tra sẽ "chìm xuồng". Maria Burnett, Phó giám đốc của HRW nói rằng, "cam kết điều tra của UPDF phải được thực hiện nghiêm túc.

Thực tế cho thấy, có trường hợp, cảnh sát, quân đội Uganda cam kết điều tra nhưng sau đó thực hiện không nghiêm túc. Hành vi vi phạm không bị xử lý có thể dẫn đến vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chỉ huy trong quân đội Uganda cũng như tất cả các lực lượng vũ trang khác phải có trách nhiệm về hành vi của mình, cho dù làm việc ở CAR, Somalia, Uganda hay bất cứ nơi đâu".

Phil Clark, chuyên gia nghiên cứu về châu Phi tại Đại học Soas, London cho biết: "Không ít lần Uganda tuyên bố sẽ giải quyết các trường hợp bị cáo buộc tấn công tình dục phụ nữ thông qua các tòa án quân sự quốc gia nhưng thực tế không thực hiện đúng như vậy. Thông thường, chỉ những nhân viên cấp thấp và trung bình bị xử lý".

Tờ Guardian (Anh) đưa tin, không ít quân nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc phải đối mặt với cáo buộc hãm hiếp và lạm dụng tình dục. Trước đây, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng nói rằng, binh lính bị buộc tội phải được đưa ra xét xử tại Tòa án quốc gia.

Theo đó, các binh sĩ vi phạm sẽ được gửi trả về quê hương để các cơ quan chức năng tiến hành điều tra và truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, chính vì chính sách này mà nhiều vụ việc bị "chìm xuồng" hoặc làm không đến nơi đến chốn.

Tường Phạm (tổng hợp)

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.