"Bông hồng thép" trong lực lượng rà phá bom mìn ở Colombia

14:25 20/07/2017
Dưới cái nắng gay gắt, Alejandra Segura, một bóng hồng xinh đẹp trong lực lượng rà phá bom mìn ở Bogota, Colombia vẫn kiên trì giám sát chặt chẽ hoạt động của đồng đội. Họ đang thực hiện công việc hết sức quan trọng là "làm sạch từng tấc đất" sau cuộc xung đột dân sự kéo dài 50 năm ở đất nước này.


Công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ

Trong nhiều thập kỷ, quân đội Colombia chỉ tuyển nữ quân nhân vào các vị trí hậu cần. Điều này đã thay đổi vào năm 2009, khi Chính phủ ban hành chính sách mới cho phép phụ nữ phục vụ hoạt động trên nhiều "mặt trận" hơn. Kể từ thời điểm đó, những người phụ nữ như Segura có nhiều cơ hội thăng tiến.

Segura, 23 tuổi, là thế hệ những quân nhân được tuyển dụng đầu tiên ở Colombia kể từ khi chính sách mới được ban hành. Tám năm sau, cô đã trở thành chuyên gia đào tạo các quân nhân khác trong việc rà phá bom mìn. 

Segura lớn lên ở Villavicencio, một thị trấn biên giới ở Colombia. Khi còn nhỏ, cô thường xuyên nhìn thấy những người bị thương do bom mìn, có người mất chân, tay hoặc cả hai. Sau cuộc xung đột dân sự kéo dài 50 năm, bom mìn vẫn còn nằm rải rác trong lòng đất Colombia. 

Năm ngoái, Chính phủ đã đồng ý với thỏa thuận hòa bình với nhóm du kích cánh tả FARC. Hơn 7.000 chiến binh đã xuất ngũ kể từ khi thỏa thuận được ký nhưng việc "dọn dẹp" vết tích của chiến tranh sẽ mất nhiều thời gian. Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã tuyên bố rằng, bom mìn sẽ được rà phá hết vào năm 2021.

Segura chia sẻ, việc rà phá bom mìn đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Các quân nhân phải tìm kiếm dây cáp hoặc dây dẫn, chất kích hoạt có thể đã bị bỏ lại trên mặt đất. Sử dụng máy dò kim loại hoặc chó nghiệp vụ kiểm tra nếu nghi ngờ có chất nổ IED ở đâu đó. 

"Có thể trong một tuần, chúng tôi không tìm thấy bất cứ thứ gì nhưng cũng có thể phát hiện bốn hoặc năm chất nổ tự chế trong một ngày. Đó là công việc đòi hỏi sự siêng năng, nhẫn nại. Chúng tôi hoạt động từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối trong nhiệt độ thiêu đốt. Có thể mất cả ngày để dọn dẹp một ô đất nhỏ và họ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hầu hết các vùng đất ở Colombia đều có thiết bị IED và vật liệu nổ thủ công", Segura nói.

Segura cho biết thêm, hiện có 8 phụ nữ trong đội quân rà phá bom mìn ở Colombia. Tất cả đều trải qua quá trình tuyển chọn và đào tạo khắt khe. 

"Chúng tôi đã trải qua nhiều tháng huấn luyện để trở thành chuyên gia rà phá bom mìn. Ngoài kiến thức khoa học, chúng tôi còn được rèn luyện về tâm lý để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Những người lính phải động viên, cư xử tốt với nhau để làm việc tám giờ mỗi ngày, sáu ngày một tuần. Điều quan trọng nhất là sự ổn định về mặt tình cảm. "Kẻ thù vô hình" có thể tấn công bất cứ lúc nào. Ngay cả những người được đào tạo tốt nhất cũng có thể sợ hãi. Luôn có nguy cơ rình rập nhưng không thể để nó ảnh hưởng đến quyết định của bạn", Segura nói.

Alejandra Segura là một trong tám phụ nữ trong lực lượng rà phá bom mìn ở Colombia.

11.486 nạn nhân của bom mìn

 Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, đã có 11.486 người Colombia là nạn nhân của bom mìn kể từ năm 1990. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đã có 15 người thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn, trong đó có 5 người là trẻ em. 

Segura cho biết, các cộng đồng địa phương đã chứng kiến cuộc xung đột giữa Chính phủ và phiến quân FARC kéo dài nhiều thập niên nên có nhiều thông tin liên quan đến khu vực có bom mìn.

"Không phải lúc nào chúng tôi cũng nhận được thông tin về vùng đất có bom mìn do nhân dân cung cấp. Một số người không tin tưởng vào quân đội nên không cung cấp tin chính xác cho chúng tôi", Segura nói. Segura cho biết thêm, quê hương cô, vùng Villavicencio là khu vực bị ô nhiễm bom mìn nhiều nhất trong cả nước. 

"Để tránh bom mìn, người dân trong khu vực cho gia súc đi qua nhiều nơi tạo lối mòn. Nếu gặp bom mìn, đàn gia súc có thể chết nhưng ít nhất người dân được sống sót. Thực tế, bom mìn bao phủ diện tích rộng lớn ở Colombia. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiều nơi, người dân không thể khai thác, sử dụng đất đai làm nông nghiệp, xây dựng trường học, khai thác tài nguyên nước…", Segura nói.

Mạnh Tường (Tổng hợp)

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文