Brazil:

Giải tán cảnh sát chống tham nhũng?

14:29 16/07/2017
Dư luận đang có những phản ứng khác nhau sau khi Cảnh sát liên bang Brazil tuyên bố giải tán đơn vị đặc nhiệm chống tham nhũng của lực lượng này. Nhiều câu hỏi được đặt ra bởi tuy mới thành lập được 3 năm (2014-2017), nhưng đơn vị đặc nhiệm chống tham nhũng được dư luận biết tới với tên gọi "Nhóm Lava Jato" đã và đang đưa ra ánh sáng nhiều vụ bê bối tham nhũng gây chấn động dư luận Brazil.


Không những vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới công tố, quyết định kể trên của Cảnh sát liên bang còn bị công đoàn ngành cảnh sát lên án. Ngoài ra, động thái kể trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Michel Temer đang bị cơ quan công tố buộc tội tham nhũng theo những kết quả điều tra từ "Nhóm Lava Jato", nên càng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo giới truyền thông, trụ sở của "Nhóm Lava Jato" đặt tại thành phố Curitiba và được hưởng quyền hoạt động khá độc lập. Ban đầu "Nhóm Lava Jato" chỉ có nhiệm vụ điều tra đường dây rửa tiền qua hệ thống các cửa hàng rửa xe ôtô nằm trong các trạm xăng.

Nhưng sau đó đơn vị này đã khám phá ra nhiều vụ buôn bán trái phép và hối lộ, tham nhũng lớn. Trong đó đáng kể nhất là vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras và Tập đoàn Xây dựng Oderbrecht. Và trong số những chính trị gia bị "sờ gáy" đáng chú ý nhất là Tổng thống Michel Temer.

Tổng thống Brazil Michel Temer.

Việc này diễn ra đúng thời điểm nghị sỹ Sergio Zveiter, người được chỉ định thụ lý xem xét cáo buộc tham nhũng đối với Tổng thống Michel Temer khẳng định, có nhiều bằng chứng quan trọng để khai đình xét xử người đứng đầu nhà nước. Kết luận này được ông Sergio Zveiter, người của đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) cầm quyền, đưa ra trong báo cáo gửi Ủy ban Hiến pháp và Pháp lý của Hạ viện.

Và ủy ban này đang xem xét lệnh khởi tố ông Michel Temer về hành vi tham nhũng theo kiến nghị của Viện kiểm sát. Ngày 4-7, Ủy ban Hiến pháp và Pháp lý của Hạ viện đã chỉ định nghị sỹ Sergio Zveiter, thụ lý vụ án của Tổng thống Michel Temer.

Mặc dù đưa ra tuyên bố kể trên nhưng ông Sergio Zveiter cũng khẳng định, điều này không đồng nghĩa với việc Tổng thống Michel Temer có tội bởi tòa mới là cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng.

Theo giới truyền thông, Ủy ban Hiến pháp và Pháp lý của Hạ viện đang xem xét kỹ các cáo buộc tham nhũng đối với Tổng thống Michel Temer. Và nếu không chứng minh được mình vô tội, ông Michel Temer sẽ trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên ở Brazil bị xét xử hình sự.

Chủ tịch Ủy ban Hiến pháp và Pháp lý của Hạ viện Rodrigo Pacheco khẳng định, không có sự can thiệp hay sức ép từ phía Chính phủ để xem xét việc tiến hành phiên tòa chính trị xét xử Tổng thống Michel Temer.

Nếu 2/3 trong tổng số 513 nghị sỹ bỏ phiếu thông qua, Tòa án Tối cao sẽ tiến thành phiên hình sự xét xử và Tổng thống Michel Temer sẽ bị đình chỉ chức vụ trong vòng 180 ngày.

Hơn 10 ngày trước (28-6), Thẩm phán Tòa án Tối cao Edson Fachin đã chuyển cáo buộc Tổng thống Temer tham nhũng tới Chủ tịch Hạ viện Rodrigo Maia, đồng thời bác bỏ yêu cầu dừng điều tra vụ việc của các luật sư bảo vệ người đứng đầu nhà nước.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Brazil, một Tổng thống đương nhiệm bị khởi tố vì tội tham nhũng. Ngày 9-7, thủ lĩnh Công đảng đối lập tại Thượng viện Lindbergh Farias đã hối thúc các phong trào xã hội và quần chúng gia tăng yêu cầu tổ chức bầu cử sớm.

Bởi trong trường hợp Tổng thống Michel Temer bị phế truất, Chủ tịch Hạ viện Rodrigo Maia sẽ là người đứng đầu đất nước và điều đó đồng nghĩa với việc không có gì thay đổi vì họ là người của đảng cầm quyền, do đó cuộc khủng hoảng vẫn chưa có lối thoát. Theo điều tra của tờ O Globo, hiện có 44 hạ nghị sỹ thông báo sẽ bỏ phiếu ủng hộ ông Michel Temer, 197 từ chối trả lời phỏng vấn và 74 người đang do dự.

Tổng thống Michel Temer bị buộc tội nhận 11,55 triệu USD hối lộ từ Tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới JBS.

Tổng thống Michel Temer đã bác bỏ kết luận điều tra và tuyên bố đây là sự vu khống không có cơ sở với âm mưu làm tê liệt đất nước. Đồng thời khẳng định, sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ danh dự. Gần 10 ngày trước (5-7), nhóm luật sư bào chữa cho Tổng thống Michel Temer do ông Antonio Claudio Mariz de Oliveira đứng đầu, đã trình bày các quan điểm bào chữa cho thân chủ.

Theo đó, đoạn ghi âm nói Tổng thống Michel Temer dường như đã nhận 150.000 USD từ tập đoàn JBS chỉ là "sự hư cấu dựa trên các giả thuyết". Trước đó (26-6), ông Michel Temer bị Trưởng Công tố Rodrigo Janot cáo buộc nhận hối lộ. Đây là cáo buộc đầu tiên của Trưởng Công tố Rodrigo Janot đối với Tổng thống Michel Temer. Ông Rodrigo Janot bắt đầu điều tra ông Michel Temer từ tháng 5 vì nghi vấn tham những, cản trở công lý và tham gia tổ chức tội phạm.

Anh Phương

Vụ án Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế và nhiều cán bộ có liên quan về hành vi nhận hối lộ trong đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả vừa qua đã gây rúng động dư luận. Điều khiến công chúng lo lắng là sự suy giảm nghiêm trọng lòng tin vào cơ quan lẽ ra phải là tuyến phòng thủ đầu tiên, vững chắc nhất cho sức khỏe cộng đồng.

Liên tiếp trong thời gian qua, lực lượng chức năng tại khu vực biên giới, cửa khẩu phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng lậu. Triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở trên khu vực biên giới, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng. Thấy rõ giá trị, sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị không ngừng tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng của Người.

Liên quan đến vụ đấu giá quyền khai thác khoáng sản điểm mỏ cát ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn từ giá khởi điểm hơn 1,2 tỷ đồng lên mức trúng đấu giá bất thường là hơn 370 tỷ đồng, chiều 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về đấu giá".

Tiểu khu 416 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai được biết đến từ lâu là điểm “nóng” về khai thác vàng trái phép. Có những thời điểm nơi đây có đến hàng trăm người dân đổ xô vào khai thác vàng. Cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, đốt máy móc, lán trại… nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.