Bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Sahel

11:45 10/06/2020
Việc tiêu diệt thủ lĩnh Abdelmalek Droukdal mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến tại vùng Sahel, có thể làm nhóm thánh chiến AQMI sụp đổ.


Ngày 5-6, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết Abdelmalek Droukdal, người Algeria, thành viên Ban lãnh đạo Al Qaida, là thủ lĩnh của nhiều nhóm thánh chiến Bắc Phi và vùng Sahel, đã bị tiêu diệt tại Talhandak, Tây Bắc thành phố Tessalit của Mali, cùng với nhiều tay chân thân cận. 

Đặc nhiệm Pháp còn bắt được Mohamed el Mrabat, một nhân vật quan trọng của nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo vùng Đại Sahara (EIGS), kẻ bị xếp vào nhóm đặc biệt nguy hiểm.

 Đại tá Chris Karns, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Phi cho biết, Mỹ đã cung cấp các thông tin tình báo cần thiết để truy lùng Droukdal và hỗ trợ ngăn chặn nhóm này. Việc tiêu diệt Abdelmalek Droukdal mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến tại vùng Sahel, có thể làm nhóm thánh chiến AQMI sụp đổ.

Hoạt động chống lực lượng “thánh chiến” của Pháp ở Sahel là cuộc chiến với một kẻ thù khó nắm bắt trong những vùng sa mạc rộng lớn.

Kẻ cuồng tín Droukdal

Droukdal sinh năm 1971 tại vùng ngoại ô nghèo của Algeria. Droukdal từng học ngành điện tử và có bằng kỹ sư. Tuy nhiên, Droukdel lại chọn cho mình một con đường khác. Với bí danh là Abu Musab Abdul Wadud, Droukdal tham gia chiến đấu trong cuộc nội chiến ở Algeria trong những năm 1990. 

Sau khi các cuộc bẩu cử sắp đem lại chiến thắng cho các phần tử Hồi giáo cực đoan (FIS) bị huỷ bỏ năm 1992 và mặc dù bị Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) săn lùng, Droukdal đã phát động cuộc chiến đấu vũ trang chống lại chính quyền Algeria. Năm 1998, Droukdal thành lập Nhóm Salafist thuyết giáo và chiến đấu (GSPC).

Tháng 4-1999, sau khi đắc cử Tổng thống Algeria, ông Abdelaziz Bouteflika đã thuyết phục phần lớn các nhóm vũ trang từ bỏ vũ khí. Tuy nhiên, có một nhóm duy nhất từ chối đó là GSPC. Dưới sự chỉ huy của Abdelmalek Droukdel, GSPC quyết định xích lại gần với Al-Qaeda. 

Năm 2004, Droukdal nổi lên như một "tiểu vương" hàng đầu của phong trào nổi dậy Algeria. Việc GSPC gia nhập chủ nghĩa khủng bố toàn cầu trên chính thức được xác nhận vào tháng 9-2006 bởi một trong những phụ tá chính của Oussama ben Laden là Ayman al-Zawahari.

Tháng 1-2007, GSPC đổi tên thành chi nhánh Al-Qaeda tại các nước Hồi giáo Bắc Phi (AQMI), truyền bá phong trào này khắp khu vực Sahel dưới cái ô của nhóm khủng bố toàn cầu al-Qaeda. 

Tại Algeria, căn cứ của AQMI hạn chế trong một vài tỉnh, chủ yếu tại vùng Kabylie. Tuy nhiên, chi nhánh Sahara, ở biên giới với các nước Mauritani, Nigie, Mali, Liby, và Nam Tuynidi, có một mạng lưới thành viên quan trọng xuyên biên giới.

Ban đầu, hoạt động của AQMI chỉ có tính chất địa phương, chúng gây quỹ bằng việc bắt cóc con tin, đặc biệt là công dân đến từ châu Âu để đòi tiền chuộc. Theo thống kê, AQMI đã thu về được cả trăm triệu USD nhờ hoạt động bắt cóc tống tiền. Năm 2007, hắn bị một toà án Algeri kết án vắng mặt tù trung thân.

Việc tiêu diệt Droukdel sẽ giúp cho cục diện cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực Sahel thay đổi.

Abdelmalek Droukdel mong muốn AQMI gia nhập Al-Qaeda để chuyển hướng cuộc chiến đấu mà chúng tiến hành thành cuộc thánh chiến toàn cầu. Y đã cam kết với lãnh đạo của Al-Qaeda là sẽ tập hợp dưới chướng mình nhiều phong trào Hồi giáo thánh chiến tại các nước Bắc Phi. 

Mục đích này đã nhanh chóng thất bại sau một số âm mưu bất thành tại Maroc và Tuynidi. Từ đó, việc phát triển AQMI những năm qua hướng tới một phong trào Hồi giáo thánh chiến du cư và tại dải Sahel.

Sở dĩ Sahel được Droukdel chọn làm địa bàn hoạt động của AQMI bởi khu vực này rất nghèo và khó kiểm soát. Vùng lãnh thổ rộng lớn này, tiếp giáp 8 nước, được cai trị bởi cấu trúc bộ tộc, đã trở thành ngã tư thông thương buôn lậu. Những người dân du mục đã bị chính phủ của họ xa lánh bởi chỉ ưu tiên cho những dân tộc làm nông nghiệp ở phía Nam. 

Họ không hề chống lại những phần tử Hồi giáo AQMI bởi những người này khuyến khích hợp tác với chúng để đổi lấy tiền bạc. Ngoài Algeria, quân đội các nước trên còn yếu kém và được trang bị vũ khí nghèo nàn. Sau các vụ buôn lậu thuốc lá, buôn lậu ma tuý đang phát triển, được vận chuyển bởi các băng đảng buôn lậu châu Mỹ La Tinh trước khi đến châu Âu, đang góp phần làm suy yếu các hệ thống an ninh.

Vì vậy, các vụ bắt cóc con tin của AQMI đã thu hút chú ý của cộng đồng quốc tế, tạo dựng "uy tín" trong thế giới Hồi giáo và gây dựng những kho vũ khí nhờ vào các khoản tiền chuộc con tin.

Năm 2007, AQMI liên tiếp nhận trách nhiệm những vụ khủng bố nhắm vào Algeria. ngày 11-4-2007, 3 vụ tấn công kết hợp nhắm vào dinh chính phủ, đồn cảnh sát và trại hiến binh; ngày 11-7, một chiếc xe tải chở thuốc nổ tấn công vào một trại hiến binh ở Lakhdaria; tháng 9, Hội đồng hiến pháp và các văn phòng của Liên hiệp quốc tại Thủ đô Alge bị tấn công. 

Ngày 24-12-2007, 4 khách du lịch Pháp đã bị sát hại tại phía Đông Mauritani. Bị đe doạ khủng bố, giải đua xe đường trường Paris-Dakar 2008 đã phải huỷ bỏ. Tháng 12-2008, 2 nhà ngoại giao Canada bị bắt cóc tại Niger, sau đó vào tháng 1-2009, 4 khách du lịch châu Âu bị bắt cóc tại biên giới giữa Mali và Nigie. 

Sau đó, 3 trong số họ được giải thoát, 1 người Anh tên Edwin Dyer được thông báo đã chết vào tháng 6-2009. Tháng 11-2009, AQMI nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc 3 người Tây Ban Nha tại Mauritani… Báo cáo Liên hợp quốc mô tả Droukdel là một chuyên gia về chất nổ, đã chế tạo nhiều thiết bị giết hại hàng trăm dân thường trong các vụ tấn công địa điểm công cộng.

Ngày 29-6-2010, Droukdel và 7 cộng sự khác bị Tòa án hình sự tỉnh Tizi Ouzou của Algeria đã kết án tử hình vắng mặt vì các tội danh cầm đầu nhóm khủng bố gây bất ổn xã hội, phát tán truyền đơn và tài liệu kêu gọi khủng bố, giết người, phá hoại tài sản của Nhà nước và công dân. Các tội danh của Droukdel liên quan tới 3 vụ đánh bom ở Thủ đô Algiers của Algeria vào tháng 4-2007, làm 22 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.

Quy mô phát triển của AQMI thực sự thay đổi từ năm 2012, nhờ sự bất ổn chính trị tại một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Lỗ hổng về an ninh ngày càng lớn tạo điều kiện cho nhóm khủng bố này khuếch trương thanh thế. Một lượng lớn vũ khí không được kiểm soát trong các cuộc nội chiến ở Tunisia, Libya, Ai Cập... đã lọt vào tay AQMI.

Trong nhiều năm qua, Droukdel được cho ẩn náu ở vùng Kabyle thuộc phía Bắc Algeria. Droukdel từng lên tiếng yêu cầu các chính phủ của khu vực Sahel cố gắng chấm dứt sự hiện diện quân sự của Pháp và gọi binh sĩ Pháp là đội quân xâm lược.

Binh lính Pháp được triển khai cho chiến dịch Barkhane ở Mali.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

Từ năm 2014, khoảng 4.500 lính Pháp thuộc lực lượng Barkhane đã được triển khai tại khu vực Sahel để hỗ trợ các nước G5 (gồm Burkina Faso, CH Chad, Mali, Mauritania và Niger) duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ, đồng thời ngăn chặn khu vực này trở thành khu vực hoạt động của các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Ngoài Pháp, Anh cũng cung cấp máy bay trực thăng hạng nặng cho Chiến dịch Barkhane; Mỹ đang đóng góp hỗ trợ tình báo và tài trợ cho lực lượng G5 Sahel và Liên minh châu Âu đã thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện quân sự ở Mali từ năm 2013.

Từ tháng 12-2019, các lực lượng của Pháp đã tăng cường hoạt động quân sự ở miền Trung Mali, đặc biệt lực lượng chống thánh chiến Barkhane với trên 5.000 quân nhân đã tung ra những chiến dịch nhằm chấm dứt bạo lực đã làm 4.000 người chết ở Mali, Niger và Burkina Faso năm 2019. 

Tháng 2-2020, Pháp quyết định gửi thêm 600 binh sĩ đến khu vực Sahel, đưa tổng số quân Pháp ở khu vực này lên tới 5.100 người. Động thái này của Pháp được đánh giá là một bước tiến lớn trong thực hiện cam kết của nước này tại khu vực Sahel, đánh dấu một bước ngoặt tiến tới huy động các đối tác châu Âu tham gia vào công cuộc đấu tranh chống thánh chiến, cũng như tăng cường cho lực lượng G5-Sahel. 

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Parly cho biết cuộc chiến chống khủng bố hiện là ưu tiên hàng đầu của Pháp tại đây. Quyết định tăng quân của Pháp cũng được đưa ra nhằm bù đắp khoảng trống an ninh bị gây ra bởi sự cắt giảm binh sĩ Mỹ ở châu Phi.

Một trong những mục tiêu chính của Pháp hiện nay là cải thiện sự phối hợp giữa các quân đội địa phương và không quân Pháp để có thể thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các tay súng thánh chiến.

Tháng 3-2020, 11 nước châu Âu (gồm Đức, Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Na Uy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Anh và Thụy Điển)  ra mắt lực lượng chung chống thánh chiến ở khu vực Sahelmang tên Takuba. 

Đây là một nhóm các lực lượng đặc biệt châu Âu kết hợp cùng với binh sỹ Mali để chống lại các nhóm thánh chiến. Với số lượng lên đến hàng trăm binh sỹ, Takuba, dưới sự chỉ huy của Pháp, sẽ tập trung tấm công các nhóm thánh chiến ở vùng Liptako, ở khu vực biên giới giữa Niger và Mali.

Vì vậy, việc tiêu diệt Droukdel, kẻ được nhìn nhận là mối đe dọa lớn ở khu vực với năng lực lãnh đạo, sự tàn nhẫn trong cạnh tranh quyền lực nội bộ và khả năng đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động khủng bố, được cho là sẽ tạo bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Sahel. Một số nguồn tin quốc phòng Pháp nhận định cái chết của Droukdel có thể đẩy AQMI vào hỗn loạn và mang ý nghĩa to lớn cho quân đội Pháp.

Minh Trang (tổng hợp)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文