CIA Thế lực “buôn vua”

11:03 19/05/2017
Ngày 19-8-2013, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã công bố các tài liệu xác minh một nghi vấn lịch sử: Mỹ chính là kẻ viết “kịch bản” kiêm “đạo diễn” cuộc đảo chính tại Iran vào tháng 8-1953, dẫn đến sự cầm quyền của Quốc vương Mohammad-Reza Shah Pahlavi.


Kỳ 1: Lời đồn đại lịch sử

Suốt 60 năm qua, nhiều thế hệ người Iran lưu truyền lời đồn đại rằng CIA Mỹ và các đối tác người Anh là những kẻ đã lên kịch bản và tiến hành cuộc đảo chính truất phế Thủ tướng Iran Mohammad Mossadegh.

Tài liệu “thú tội”

Lời đồn đại này được chứng minh vào ngày 19-8-2013, khi cuối cùng CIA cũng thừa nhận vai trò của họ trong một tài liệu mật vừa được công bố bởi Viện Nghiên cứu National Security Archive thuộc Đại học George Washington University ở Washington, DC. 

Lời “thú tội” được đưa ra dưới dạng một bản tóm tắt của “The Battle for Iran”, một báo cáo nội bộ của CIA do những người trong cơ quan này viết, ra đời vào giữa những năm 1970. 

Trong đó có những dòng quan trọng: “Cuộc đảo chính quân sự truất phế Mossadegh và chính phủ thuộc Mặt trận Quốc gia của ông đã được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Mỹ như một hành động thể hiện chính sách đối ngoại của Mỹ, được thai nghén và phê chuẩn ở những cấp cao nhất của chính phủ”.

Các tài liệu được đăng tải tại website của National Security Archive. CIA đã đăng tải để công chúng truy cập 21 tài liệu xác nhận sự tham gia của CIA trong việc chuẩn bị và thực hiện chiến dịch TPAJAX nhằm lật đổ Thủ tướng Iran Mohammed Mossadegh và đưa Quốc vương Mohammed Reza Pahlevi trở lại nắm quyền. Các nhà nghiên cứu lịch sử CIA đã mô tả các biện pháp nhằm giảm nhẹ các hậu quả tiêu cực đối với Mỹ sau khi tham gia chiến dịch. 

Theo các tài liệu, một trong những nguyên nhân để CIA can thiệp vào nội chính Iran là khả năng nước này chuyển sang bên kia “bức màn sắt”. “Điều đó sẽ có nghĩa là thắng lợi của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh và thất bại của phương Tây ở Cận Đông”, Donald N. Wilber, một trong các tác giả của chiến dịch, viết trong báo cáo của mình.

Trong cuộc đảo chính năm 1953, vẫn có nhiều người ủng hộ Thủ tướng Mossadegh.

Các tài liệu đã được cung cấp theo yêu cầu của Phó Giám đốc National Security Archive, ông Malcolm Byrne, nhân dịp 60 năm cuộc đảo chính vốn diễn ra ngày 19-8-1953. “Không còn lý do để giữ bí mật một thời kỳ tối quan trọng trong quá khứ của chúng ta nữa”, ông Byrne nói và cho biết nhiều thông tin về các sự kiện ở Iran đến nay vẫn bị che giấu. 

Các tài liệu khẳng định CIA có tham gia cuộc đảo chính ở Iran từng được đăng công khai trước đó. Năm 2000, tờ The New York Times đã đăng tải bài báo về sự ủng hộ của Mỹ và Anh trong việc lật đổ Chính phủ Iran. Trong tài liệu đó đã vô tình tiết lộ tên tuổi của các điệp viên CIA tham gia chiến dịch.

Tất cả vì dầu mỏ?

Ngược dòng lịch sử, ông Mohammad Mossadegh được bầu làm Thủ tướng Iran vào tháng 4-1951. Lúc bấy giờ, ông tiến hành các động thái nhằm tiến đến quốc hữu hóa các hoạt động của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Iran. Điều này tác động sâu sắc đến công việc kinh doanh Công ty Anglo-Iranian Oil của Anh đang triển khai tại vùng Vịnh khi đó. Không những thế, việc quốc hữu hóa như vậy còn bị Washington xem như một dấu hiệu chuyển hướng ý thức hệ của Tehran. 

Đối với Mỹ, dấu hiệu đó chẳng khác gì là một chiến thắng dành cho Liên Xô giữa lúc Chiến tranh lạnh đang ngày càng căng thẳng. Điều này tác động mạnh mẽ đến cục diện giữa Liên Xô và Mỹ, khi vùng Vịnh lúc bấy giờ đang khẳng định vai trò quan trọng cả về địa chính trị lẫn nguồn lợi kinh tế. Trong khi đó, Vua Pahlavi vốn có quan hệ thân thiết với phương Tây và đang ngày càng lép vế về ảnh hưởng chính trị so với Thủ tướng Mossadegh.

Thủ tướng Mossadegh.

Tài liệu cho biết kế hoạch đảo chính Iran đã được Thủ tướng Anh W.Churchill và Tổng thống Mỹ D.Eisenhower bàn bạc và thông qua. Dẫn đến việc CIA cùng Cơ quan Tình báo Anh SIS quyết định thực hiện kế hoạch mang tên TPAJAX để lật đổ Mossadegh; đồng thời gia tăng hậu thuẫn cho Vua Pahlavi. 

Tài liệu do CIA giải mật nêu rõ: Tại Iran, CIA và SIS, thông qua vận động tuyên truyền báo chí và các giáo sĩ, đã lên kế hoạch hạ bệ Mossadegh bằng bất cứ cách nào. Theo PressTV, Đài BBC đã tích cực tham gia kế hoạch trên bằng cách khai thác sức mạnh tuyên truyền của Ban Tiếng Ba Tư.

Mặt khác, Washington và London ra sức củng cố ảnh hưởng đối với các lực lượng quân sự Iran có xu hướng ủng hộ Vua Pahlavi. CIA còn chuẩn bị sẵn 5 triệu USD để tiếp viện cho Fazlollah Zahedi, người thay thế Mossadegh trong vai trò lãnh đạo chính phủ hậu đảo chính. Tất cả sẵn sàng cho giờ G (ngày 19-8-1953) để quân đội hậu thuẫn các lực lượng ủng hộ Vua Pahlavi lật đổ Chính phủ Mossadegh. 

Tài liệu của CIA viết: “Quân đội từ sớm đã tham gia các hành động ủng hộ hoàng gia và đến buổi trưa (ngày 19-8-1953) thì đảm bảo rằng thủ đô Tehran cũng như các khu vực lân cận đều được kiểm soát bởi các đơn vị quân đội và lực lượng thân hoàng gia”.

Một nỗ lực bắt giữ ông Mossadegh vào tối ngày 15-8 đã bị thất bại, nhưng ngày 19-8, một đám đông được CIA thuê đã tiến hành biểu tình bạo lực ở Tehran, sau đó tiến thẳng vào dinh Thủ tướng. Theo Donald N Wilber, một trong những nhà vạch kế hoạch cho cuộc đảo chính: “Quân đội nhanh chóng tham gia phong trào ủng hộ vua và vào trưa hôm đó, rõ ràng Tehran cùng các tỉnh quan trọng đã được kiểm soát bởi những nhóm thân vua và các đơn vị quân đội. Đến cuối ngày 19-8, thành viên Chính phủ Mossadegh hoặc chạy trốn hoặc bị tống giam, Thủ tướng Mossadegh đã bị lật đổ và sau đó bị tuyên án tử hình.

Còn tiếp

Hòn Rồng

Việt Nam vốn đa dạng về văn hóa và ẩm thực cũng là một nét đặc trưng để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn khá nhức nhối trong xã hội. Việc quảng cáo thổi phồng các thực phẩm, đồ ăn, thức uống… đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, đòi hỏi sự vào cuộc của quyết liệt của cả cộng đồng và cơ quan chức năng.

Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến công du 3 nước đồng minh quan trọng nhất trong khối Arab, gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đến nơi nào, ông Trump cũng mang đến một sự kiện gây chú ý.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng đến Viện VKSND tỉnh Thái Bình, đề nghị truy tố 42 bị can là cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trong đó có Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Đồng Xuân Thụ, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Hệ thống quản lý giao thông thông minh, trạm thu phí, kiểm soát tải trọng xe (hệ thống giám sát điều hành giao thông) thuộc các Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông phải hoàn thành đồng bộ với các dự án cao tốc đang triển khai thi công mới có thể triển khai công tác thu phí đường bộ. Đó là những nội dung quan trọng trong báo cáo mới đây được Bộ Xây dựng gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.