Báo động về vấn nạn bạo lực học đường

08:51 01/02/2016
Cuộc điều tra của cảnh sát Italia đang khiến dư luận quan tâm khi cho rằng, nữ sinh 12 tuổi ở Pordenone, miền Đông Bắc nước này, đã nhảy qua ban công tự tử do không chịu nổi áp lực bạo hành về tinh thần trong trường học. Cảnh sát đang điều tra theo hướng nữ sinh bị bạn bè quấy rối và sỉ nhục trên mạng xã hội trong thời gian dài.

Bộ trưởng Giáo dục Stefania Giannini coi sự kiện này là "sự cố đau lòng", đồng thời kêu gọi cha mẹ và nhà trường sâu sát và quan tâm tới con cái nhiều hơn nhằm ngăn chặn tình trạng này tiếp tục gia tăng. Theo giới truyền thông Italia, trước khi gieo mình xuống đường hôm 18-1, nữ sinh kể trên có để lại một dòng tuyệt mệnh "Các người đã hài lòng chưa?". Rất may, nữ sinh này được đưa tới bệnh viện và hiện đã qua cơn nguy kịch. Vụ việc của nữ sinh ở Pordenone, tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường ở Italia.

Báo động về tình trạng bạo lực học đường ở Italia.

Theo thống kê của Cơ quan thống kê nhà nước Italia (ISTAT), trung bình 2 học sinh có độ tuổi từ 11-17 ở nước này, thì một người từng phải chịu ít nhất 1 lần bị bạo hành ảnh hưởng đến thân thể hoặc tinh thần trong năm học, và cứ 10 học sinh trong độ tuổi kể trên, thì 1 em bị bạn bè trêu ghẹo hoặc đánh đập trong trường.

Vẫn theo con số của ISTAT, nữ sinh là đối tượng phải gánh chịu vấn nạn bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh - có khoảng 55% trong độ tuổi từ 11-17 bị bạo hành ít nhất 1 lần trong năm, và 9,9% nữ sinh ở độ tuổi này hầu như ngày nào cũng trở thành nạn nhân của bạo lực học đường (đánh đập, trêu chọc, sỉ nhục, cô lập) như tin nhắn qua điện thoại, email hoặc các trang mạng xã hội. Và tỷ lệ bạo hành tinh thần với nữ sinh ở khu vực miền Bắc cao hơn ở miền Nam.

Gần 10 tháng trước (16-4-2015), cảnh sát Italia cũng từng công bố thống kê cho thấy, cứ 3 trẻ em thì 1 bé thừa nhận từng ít nhất 1 lần là nạn nhân của nạn bạo hành trong trường học và độ tuổi hay bị bạo hành nhất là từ 14-17. Kết quả điều tra này được tiến hành trong khuôn khổ dự án "cuộc sống số", trên trang mạng học đường skuola.net.

Được biết, skuola.net đã thăm dò hơn 15.000 học sinh ở Italia và khoảng 72% trường hợp bạo hành về thân thể, tinh thần hoặc quấy rối trên mạng đã xảy ra đối với trẻ cùng giới tính, và 87% nạn nhân khẳng định, họ bị bạn bè trêu cả trên mạng lẫn hành hạ ở ngoài đời. Theo giới truyền thông, quấy rối trên mạng xảy ra với nữ sinh nhiều hơn nam sinh.

Và điều đáng quan ngại nhất là xu hướng "nữ giới hóa" trong bạo lực tăng mạnh - cứ 3 đối tượng tham gia bạo hành hoặc quấy rối bạn bè thì 1 là nữ sinh. Điều tra từ skuola.net cũng cho thấy, nhiều vụ bạo hành không được phát hiện bởi cứ 3 nạn nhân chỉ có 1 em tiết lộ chuyện này với người khác. Số còn lại im lặng vì xấu hổ hoặc âm thầm trả thù.

Theo ông Antonio Appuzzese, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát mạng Italia, con số thống kê kể trên cho thấy, tình trạng bạo hành thân thể và tinh thần trong học đường tại quốc gia hình chiếc ủng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó đáng quan ngại nhất là tình trạng bạo hành với nữ sinh hoặc do họ gây ra đang gia tăng.

Ông Antonio Appuzzese cũng cho rằng, biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thực sự hiệu quả là liên tục tiến hành các chiến dịch kêu gọi ý thức tố cáo hành vi bạo lực. Và đó là một trong những cách quan trọng để cha mẹ, giáo viên và bạn bè giúp nạn nhân của bạo lực và ngăn chặn các vụ việc tái diễn.

Không chỉ ở Italia, nhiều quốc gia trên thế giới cũng từng báo động trước vấn nạn bạo lực học đường bởi nạn hành hung trong trường học có liên quan đến nhiều vụ tự sát của giới trẻ. Vụ tự tử bằng súng của cậu bé Brandon, học sinh bang Oklahoma, Mỹ, sau khi bị bạn lớn hơn chế giễu, bắt nạt từng gây chấn động nước này, và đạo luật Phòng chống bắt nạt học đường đã ra đời sau đó.

Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ, gần 90% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 tại Mỹ từng ít nhất một lần bị bạn học bắt nạt, ức hiếp. Trong khi đó, Bộ Giáo dục Mỹ cho biết, cứ 3 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại nước này, có 1 em báo cáo đã bị bắt nạt trong trường. Còn theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ, có 160.000 học sinh không dám đi học mỗi ngày, vì sợ bị bắt nạt ở trường.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản, chỉ riêng năm 2007 đã có 124.898 vụ bắt nạt học đường ở nước này và 171 vụ học sinh tự tử cùng năm 2007. Còn theo kết quả khảo sát của Quỹ Phòng chống bạo lực thanh, thiếu niên Hàn Quốc (cuối năm 2009), trong số 4.073 học sinh tại 64 trường tiểu học và trung học, có 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường.

Thiện Lân

Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện đảm bảo ANNT, cưỡng chế thu hồi đất, nhóm các đối tượng thành viên trong gia đình bà Nhan – ông Điền đã dùng bom xăng, xe cuốc, hung khí tấn công lực lượng chức năng, khiến 5 CBCS bị thương, nhiều phương tiện, máy móc của đơn vị thi công công trình bị hư hại.

Khoảng 16h ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng thuộc địa bàn xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 5 học sinh đều sinh năm 2011, học sinh trường THCS xã Hiền Quang mất tích, hiện mới tìm thấy 1 thi thể.

Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện tử. Thực tế, trong mỗi kiện hàng là thuốc lá nhập lậu để gửi đến các tỉnh, thành phố để tiêu thụ. 

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文