Báo động về vấn nạn bạo lực học đường

08:51 01/02/2016
Cuộc điều tra của cảnh sát Italia đang khiến dư luận quan tâm khi cho rằng, nữ sinh 12 tuổi ở Pordenone, miền Đông Bắc nước này, đã nhảy qua ban công tự tử do không chịu nổi áp lực bạo hành về tinh thần trong trường học. Cảnh sát đang điều tra theo hướng nữ sinh bị bạn bè quấy rối và sỉ nhục trên mạng xã hội trong thời gian dài.

Bộ trưởng Giáo dục Stefania Giannini coi sự kiện này là "sự cố đau lòng", đồng thời kêu gọi cha mẹ và nhà trường sâu sát và quan tâm tới con cái nhiều hơn nhằm ngăn chặn tình trạng này tiếp tục gia tăng. Theo giới truyền thông Italia, trước khi gieo mình xuống đường hôm 18-1, nữ sinh kể trên có để lại một dòng tuyệt mệnh "Các người đã hài lòng chưa?". Rất may, nữ sinh này được đưa tới bệnh viện và hiện đã qua cơn nguy kịch. Vụ việc của nữ sinh ở Pordenone, tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường ở Italia.

Báo động về tình trạng bạo lực học đường ở Italia.

Theo thống kê của Cơ quan thống kê nhà nước Italia (ISTAT), trung bình 2 học sinh có độ tuổi từ 11-17 ở nước này, thì một người từng phải chịu ít nhất 1 lần bị bạo hành ảnh hưởng đến thân thể hoặc tinh thần trong năm học, và cứ 10 học sinh trong độ tuổi kể trên, thì 1 em bị bạn bè trêu ghẹo hoặc đánh đập trong trường.

Vẫn theo con số của ISTAT, nữ sinh là đối tượng phải gánh chịu vấn nạn bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh - có khoảng 55% trong độ tuổi từ 11-17 bị bạo hành ít nhất 1 lần trong năm, và 9,9% nữ sinh ở độ tuổi này hầu như ngày nào cũng trở thành nạn nhân của bạo lực học đường (đánh đập, trêu chọc, sỉ nhục, cô lập) như tin nhắn qua điện thoại, email hoặc các trang mạng xã hội. Và tỷ lệ bạo hành tinh thần với nữ sinh ở khu vực miền Bắc cao hơn ở miền Nam.

Gần 10 tháng trước (16-4-2015), cảnh sát Italia cũng từng công bố thống kê cho thấy, cứ 3 trẻ em thì 1 bé thừa nhận từng ít nhất 1 lần là nạn nhân của nạn bạo hành trong trường học và độ tuổi hay bị bạo hành nhất là từ 14-17. Kết quả điều tra này được tiến hành trong khuôn khổ dự án "cuộc sống số", trên trang mạng học đường skuola.net.

Được biết, skuola.net đã thăm dò hơn 15.000 học sinh ở Italia và khoảng 72% trường hợp bạo hành về thân thể, tinh thần hoặc quấy rối trên mạng đã xảy ra đối với trẻ cùng giới tính, và 87% nạn nhân khẳng định, họ bị bạn bè trêu cả trên mạng lẫn hành hạ ở ngoài đời. Theo giới truyền thông, quấy rối trên mạng xảy ra với nữ sinh nhiều hơn nam sinh.

Và điều đáng quan ngại nhất là xu hướng "nữ giới hóa" trong bạo lực tăng mạnh - cứ 3 đối tượng tham gia bạo hành hoặc quấy rối bạn bè thì 1 là nữ sinh. Điều tra từ skuola.net cũng cho thấy, nhiều vụ bạo hành không được phát hiện bởi cứ 3 nạn nhân chỉ có 1 em tiết lộ chuyện này với người khác. Số còn lại im lặng vì xấu hổ hoặc âm thầm trả thù.

Theo ông Antonio Appuzzese, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát mạng Italia, con số thống kê kể trên cho thấy, tình trạng bạo hành thân thể và tinh thần trong học đường tại quốc gia hình chiếc ủng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó đáng quan ngại nhất là tình trạng bạo hành với nữ sinh hoặc do họ gây ra đang gia tăng.

Ông Antonio Appuzzese cũng cho rằng, biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thực sự hiệu quả là liên tục tiến hành các chiến dịch kêu gọi ý thức tố cáo hành vi bạo lực. Và đó là một trong những cách quan trọng để cha mẹ, giáo viên và bạn bè giúp nạn nhân của bạo lực và ngăn chặn các vụ việc tái diễn.

Không chỉ ở Italia, nhiều quốc gia trên thế giới cũng từng báo động trước vấn nạn bạo lực học đường bởi nạn hành hung trong trường học có liên quan đến nhiều vụ tự sát của giới trẻ. Vụ tự tử bằng súng của cậu bé Brandon, học sinh bang Oklahoma, Mỹ, sau khi bị bạn lớn hơn chế giễu, bắt nạt từng gây chấn động nước này, và đạo luật Phòng chống bắt nạt học đường đã ra đời sau đó.

Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ, gần 90% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 tại Mỹ từng ít nhất một lần bị bạn học bắt nạt, ức hiếp. Trong khi đó, Bộ Giáo dục Mỹ cho biết, cứ 3 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại nước này, có 1 em báo cáo đã bị bắt nạt trong trường. Còn theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ, có 160.000 học sinh không dám đi học mỗi ngày, vì sợ bị bắt nạt ở trường.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản, chỉ riêng năm 2007 đã có 124.898 vụ bắt nạt học đường ở nước này và 171 vụ học sinh tự tử cùng năm 2007. Còn theo kết quả khảo sát của Quỹ Phòng chống bạo lực thanh, thiếu niên Hàn Quốc (cuối năm 2009), trong số 4.073 học sinh tại 64 trường tiểu học và trung học, có 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường.

Thiện Lân

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文