Các băng buôn người vẫn hoạt động bất chấp COVID-19

08:57 28/07/2020
Dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc từ đầu năm 2020 đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly xã hội, nhằm ngăn chặn lây lan trong cộng đồng.

 Tuy nhiên, nạn buôn người dù có lúc thuyên giảm đáng kể nhưng nhìn chung thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Không còn là chuyện riêng của Karimova

Khi 22 tuổi, Luiza Karimova rời khỏi nhà của cô ở Uzbekistan và đi du lịch đến Osh, Kyrgyzstan hy vọng tìm được việc làm. Tuy nhiên, do không có bằng đại học nên phải vật lộn để tìm việc làm. Dịp may đến khi một người phụ nữ mời cô một công việc phục vụ bàn ở Bishkek, thành phố thủ đô ở phía Bắc,  Kyrgyzstan.

Sau khi đến Bishkek, Karimova cùng các cô gái khác bị nhốt trong một căn hộ và lấy đi hộ chiếu. Các cô gái được giải thích là chụp ảnh để làm hồ sơ xin việc mới cho phù hợp với nghề tiếp viên. 

Sau đó, Karimova và những người phụ nữ khác được đưa lên máy bay tới Dubai bằng hộ chiếu mới. Họ được đưa đến một căn hộ và trở thành nô lệ tình dục tại một hộp đêm với lời hứa sẽ tổ chức cho kiếm được ít nhất 10.000 USD/ tháng. 

Sau 18 tháng hành nghề với những tủi nhục và mệt mỏi về thể xác, vào một buổi tối sau khi rời khỏi hộp đêm, thấy một chiếc xe cảnh sát đang đến gần, thay vì bỏ chạy, Karimova đã cố tình ở lại để cho cảnh sát bắt giữ. Karimova bị trục xuất trở về Osh và bị án 1 năm tù. Karimova đã tường trình và khai với cảnh sát về quá trình bị lừa. Một thời gian sau 3 trong số những kẻ buôn người đã bị bắt giữ.

232 nạn nhân của nạn buôn người đã được giải cứu.

Ra tù, Karimova không còn con đường nào khác và tiếp tục quay trở lại làm việc trong ngành công nghiệp tình dục cho đến khi được Podruga, một tổ chức hỗ trợ ngăn chặn phụ nữ buôn bán ma túy, mại dâm tiếp cận. 

Bây giờ, Karimova là một nhân viên của Podruga. Hằng ngày, công việc của cô là đến các phòng tắm hơi và những nơi khác có thể là gái mại dâm để tư vấn, thuyết phục các cô gái từ bỏ những hộp đêm, từ bỏ công việc là nô lệ tình dục.

Trường hợp của Mary, một công dân ở của thành phố Bénin, Nigeria cũng là một điển hình. Năm 17 tuổi, Mary đã liên lạc với một người đàn ông tên là Ben và anh ta hưa sẽ trả tiền cho cô đến Ý để tìm cho cô một công việc nhà hàng. Vào tháng 3-2016, cô cùng với một nhóm các chàng trai và cô gái đã đến Libya để tìm đường đến châu Âu.

Khi ở Libya, Ben đưa Mary và một cô gái khác vào một hộp đêm. Ben đưa cô gái kia cho một người đàn ông khác và nói phải ngủ với Ben thì mới đưa Mary đến châu Âu. Thế là Mary bị Ben hãm hiếp. 

Một tháng sau Mary được đưa lên thuyền để đến Italia. Tại đây cô phải sống trong một trại và làm việc như một gái điếm với những điều kiện bất công mà cô chưa bao giờ đồng ý và không thể trốn thoát. 

Bên cạnh đó, những kẻ trả tiền cho Mary đến Italia lại đe dọa mẹ cô ở Nigeria nếu như cô không gửi tiền về trả cho chúng. Tủi nhục và bế tắc, cuối cùng Mary đã quyết định tìm ra biện pháp để giải phóng mình khỏi kiếp nô lệ hiện đại.

46 trẻ vị thành niên đã được giải cứu trong chiến dịch Sarraounia.

Nhiều con đường đến "đất hứa"

Đầu năm 2020, Cảnh sát ở Nigeria đã giải cứu 232 nạn nhân của nạn buôn người, trong đó có 46 người dưới 18 tuổi, trong một hoạt động được hỗ trợ nhằm vào các nhóm tội phạm có tổ chức ở Tây Phi. Đây là kết quả của Chiến dịch Sarraounia (nữ hoàng hoặc nữ thủ lĩnh) do Cảnh sát Quốc gia Nigeria tiến hành. 

Chiến dịch Sarraounia được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Nhân phẩm, Quỹ INTERPOL vì một Thế giới an toàn hơn và Bộ Ngoại giao Na Uy. Cảnh sát Quốc gia Nigeria đã huy động hơn 100 sĩ quan từ đến nhiều điểm nóng khác nhau ở Niamey.

Sau khi tiến hành điều tra, lực lượng thuộc Phòng Điều tra đặc biệt của Tổng cục Giám sát lãnh thổ đã đột kích vào một ngôi nhà ở trung tâm Niamey. Ở đó, họ tìm thấy 115 người đàn ông có visa du lịch đã bị những kẻ buôn người tịch thu. 

Các cuộc phỏng vấn nạn nhân tiết lộ rằng, sau chuyến đi xe buýt từ Ghana, bọn buôn người đã dẫn họ đến khu tập thể và từ chối cho họ ra ngoài. Hai ngày sau, thêm 65 người đàn ông đến. 

Tất cả những người đàn ông đã được tuyển dụng trực tuyến từ Ghana và hứa sẽ có "công việc tốt'. Tuy nhiên, phí đi lại của họ và tất cả các chi phí liên quan đến tuyển dụng của họ, bao gồm cả hoa hồng, sẽ được khấu trừ vào tiền lương trong tương lai.

Kết quả, lực lượng chức năng đã bắt giữ 18 người về tội buôn người và tội ác chống lại trẻ em. Đáng chú ý, trong số 46 thanh niên được giải cứu, 37 cô gái trong độ tuổi từ 10 đến 17 đã bị buộc phải khai thác tình dục ra khỏi nhà trọ hoặc các trại tạm thời ở ngoại ô Niamey. 

Những đứa trẻ khác đã được đưa ra khỏi gia đình của chúng và buộc phải đi ăn xin ở chợ và trạm xe buýt. Các nạn nhân trẻ tuổi đã được bảo vệ an toàn và được chăm sóc y tế ngay lập tức, tiết lộ một số tình trạng thể chất nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng papillomavirus ở người phát triển.

Theo INTERPOL, việc các nước đóng cửa biên giới trên bộ khiến tình trạng buôn người bằng đường hàng không, đáng chú ý là buôn lậu liên lục địa có thời điểm đã dừng hoàn toàn. Số lượng phát hiện người di cư vượt biên trái phép được hỗ trợ của bọn dắt mối vào châu Âu đã giảm 85% từ tháng 3 đến tháng 4-2020.

Luiza Karimova trên đường vận động gái mại dâm hoàn lương.

Các chuyên gia Liên hợp quốc phân tích, những hạn chế trong lĩnh vực hàng hải có tác động ngắn hạn đối với các tuyến đường biển, chẳng hạn như những tuyến đường xuyên Địa Trung Hải từ Bắc Phi đến châu Âu. 

Thực tế là, bất chấp những suy giảm từ COVID-19, tình trạng buôn người bằng đường biển vẫn tiếp tục tăng, cho dù nhiều nguy hiểm luôn rình rập ở phía trước. Các tuyến di cư trên đất liền như các tuyến nối Trung Mỹ, Bắc Mỹ và châu Phi đến Nam Phi, vẫn hoạt động.

Ở Trung Mỹ, một số quốc gia đã chứng kiến sự sụt giảm kinh tế nghiêm trọng nhưng lại phát hiện tình trạng buôn người cao bất thường. Trung bình mỗi ngày có khoảng 150 người bị mắc tại Guatemala, nơi các nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến buôn lậu vẫn đáp ứng nhu cầu của người di cư để di chuyển lên phía bắc.

Hiện nay, hầu hết các nước châu Phi đã thực hiện một số hạn chế đi lại ở biên giới của họ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, tuy nhiên, những điều này không đủ để can ngăn những kẻ buôn người ở một số khu vực nhất định. 

Tuyến đường bộ từ Sừng châu Phi đến Nam Phi tiếp tục có dấu hiệu hoạt động mạnh, trong đó chủ yếu là việc trốn tránh kiểm soát biên giới. Những người di cư sang châu Âu vẫn đến các trung tâm buôn lậu ở khu vực Sahel cho dù tình hình Libya ngày càng xấu do xung đột đang diễn ra.

Với việc tìm các điểm đến ở châu Âu ngày càng khó khăn, các mạng lưới buôn người sẽ tìm kiếm các phương tiện nhập cảnh mới và tính giá cao cho các loại hình dịch vụ vận chuyển. Chúng có thể tìm các tuyến hàng hải mới thay thế các tuyến cũ cho dù có khả năng xảy ra nguy hiểm.

Trong khu vực Đông Nam Á, các vụ buôn người di cư liên quan đến người tị nạn Rohingya từ Bangladesh đến Malaysia bằng đường biển đã tăng gấp ba lần từ tháng 3 đến tháng 4-2020. 

Sự gia tăng đột ngột có thể là do lo ngại về sự lây nhiễm của COVID-19 trong các trại tị nạn được thúc đẩy bởi những kẻ buôn lậu người. Từ ngày 24-2 đến ngày 20-3, giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu thì INTERPOL mở 

Chiến dịch Maharlika III, phối hợp với cảnh sát các nước Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines tiến hành triệt phá hoạt động buôn người và khủng bố. 

Họ đã bắt giữ hơn 180 cá nhân, trong đó có một thành viên bị nghi ngờ là Tập đoàn khủng bố Abu Sayyaf. Trong 82 nạn nhân của vụ buôn người này chủ yếu là phụ nữ trẻ từ 20 đến 30 tuổi, được chính quyền Philippines giải cứu. Ngoài ra, chính quyền Indonesia đã xác định và giải cứu thêm 35 người lớn và 17 trẻ em (12 nam và 5 nữ), trong độ tuổi từ 10 đến 15, đến từ Malaysia.

Các chuyên gia của Liên hợp quốc về buôn bán người dự đoán rằng sẽ có một làn sóng di cư bất thường mới từ châu Á và Trung Đông có thể sẽ tấn công châu Âu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Tại châu Âu, giữa lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng của các nước EU lại phát hiện ra những kẻ buôn người sử dụng những chiếc thuyền nhỏ hơn để vượt biên giới và những người di cư bất hợp pháp được hậu thuẫn bị che giấu một cách nguy hiểm trong các khoang của xe tải, xe chở hàng và tàu chở hàng để vượt biên. 

Điều này khiến cho tình trạng buôn bán người ở các nước trên thế giới vẫn không giảm trong 6 tháng đầu năm 2020, bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng do dịch COVID-19 có thể gây ra bất cứ lúc nào.

Mạnh Thắng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文