Các băng đảng tại Tây Ban Nha và Pháp đưa người nhập cư trái phép để trồng cần sa

11:14 18/09/2020
Các băng đảng mafia đã bóc lột những người di cư trái phép, dưới hình thức bắt họ trồng cần sa và đối xử với họ trong những điều kiện bị coi như là những kẻ nô lệ, trong rất nhiều trang trại ở Tây Ban Nha.


Nhật báo La Vanguardia, tờ báo lớn thứ hai của Tây Ban Nha có trụ sở tại thành phố Barcelona đăng tải thông tin vào ngày 9-9-2020, đã trích đăng báo cáo của cảnh sát xứ Catalogne liên quan các băng đảng mafia đã bóc lột những người di cư trái phép, dưới hình thức bắt họ trồng cần sa và đối xử với họ trong những điều kiện bị coi như là những kẻ nô lệ, trong rất nhiều trang trại ở Tây Ban Nha.

Những ngôi nhà chỉ để trồng cần sa

Theo bài báo: “Cần sa là loại ma túy bị thu giữ nhiều nhất ở Catalogne trong từ 8 năm nay. Bất kỳ chiến dịch nào của cảnh sát nhằm truy quét một tổ chức tội phạm thì trước sau đều liên quan đến cần sa. Đây là điều không thể tránh khỏi. Loại thực vật độc hại này đã ăn sâu bám rễ vào các băng đảng mafia truyền thống đến mức ngày càng có nhiều tội phạm dám lao vào kinh doanh mặt hàng này”.

Báo cáo về thị trường cần sa ở vùng Catalonge, do đội cảnh sát Mossos d'Esquadra đưa ra và tờ nhật báo La Vanguardia này đã cung cấp rất nhiều thông tin. Bản báo cáo đã tập hợp 150 mạng lưới tội phạm buôn bán cần sa bị triệt phá ở Catalonia trong vòng 6 năm qua.

Cũng theo báo La Vanguardia, bản báo cáo đã dành một phần lớn để nói về mafia Trung Quốc, nêu bật sự cảnh báo chống lại khả năng mà bọn người này đã trải qua để thích nghi với thời đại mới. Chúng đã từ bỏ việc bóc lột các đồng bào mình và người châu Á tại các xưởng dệt để chuyển sang sản xuất cần sa. 

Nhất loạt được phân cấp và khép kín, không có bất kỳ kẽ hở hoặc rò rỉ thông tin, nên các cảnh sát rất khó để điều tra chúng. Tuy nhiên điều đó đã không ngăn được đội cảnh sát Mossos d'Esquadra triệt phá một phần tổ chức tội phạm Trung Quốc mang tên Bang de Fujian vào năm 2017. Cho đến thời điểm hiện tại, băng đảng này là trang trại sản xuất cần sa lớn nhất bị triệt phá ở xứ Catalogne với 16.300 cây. 

Sự hiện diện của các băng đảng này, thậm chí cả băng đảng gốc Serbia, Ý, Albania hoặc Dominica không khiến các cảnh sát Catalogne bỏ qua sự tồn tại của các băng nhóm bản địa, những người này đã từ bỏ việc buôn bán cocaine hoặc haschich (cũng là một loại ma túy) rồi dành toàn bộ để đầu tư cho việc trồng và buôn bán cần sa.

Cảnh sát Pháp đã phát hiện và bắt gọn một nhóm người Việt Nam nhập cư trồng thuốc phiện trái phép tại Pháp.

Khu La Mina là một ví dụ điển hình. Ở Tarragona, cảnh sát Mossos đã xác định được một hãng bất động sản đã đề xuất cho các băng đảng tội phạm này thuê những ngôi nhà biệt lập với những căn phòng trống trơn, rất thuận lợi để trồng cần sa. 

Mặc dù các băng đảng vẫn tiếp tục bán lẻ heroin và cocaine, nhưng việc chiếm dụng các căn hộ và biến chúng thành nơi trồng cần sa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức việc bị mất điện diễn ra phổ biến trên toàn khu, cảnh sát đã phát hiện có nhiều mối câu điện trộm từ các khu vực chiếu sáng công cộng để phục vụ cho trồng cây cần sa. 

Trong các căn hộ, trong những ngôi nhà bỏ hoang, trong nhà kho công nghiệp hoặc ở giữa một trang trại, bất kỳ không gian nào cũng thích hợp để trồng cần sa, chỉ cần có một kỹ thuật viên và làm vườn giỏi.

Một trong những yếu tố cơ bản giải thích sự thịnh vượng của cần sa ở Catalogne là nhờ vị trí chiến lược của nó. Nơi đây được coi như một tuyến đường trung chuyển, có phương tiện nhanh chóng và an toàn để đến các nước châu Âu. Vì vậy, các đầu mối cần sa đã được thiết lập ở biên giới Pháp – Tây Ban Nha “chịu trách nhiệm kết nối” các thị trường, các vùng lãnh thổ và các mạng lưới tội phạm.

Những nhân vật đầu mối này, tay không nhúng chàm ma túy và chỉ biết đến tiền. Họ là những người trung gian mua cần sa ở Andalusia hoặc Valencia (các tỉnh thành của Tây Ban Nha) với giá 1.800 euro/kg, sau đó chuyển “hàng” đến xứ Catalogne (Barcelona), và để hàng đợi ở đó. Từ đây, họ bán lại với giá 2.500 Euro/kg cho dân mua đến từ bắc Âu. 

Đó là một kiểu “business bag” với “tiêu chí đầu cơ, tùy thuộc vào mức độ tin tưởng của người mua với nhà sản xuất”. Chính vì thế, trong những năm gần đây, không ít lần cảnh sát Pháp đã tóm gọn nhiều xe tải chở cần sa ở biên giới Tây Nam, giữa Pháp và xứ Catalogne của Tây Ban Nha.

Cuộc truy lùng các băng đảng trồng cần sa tại Pháp

Từ những năm 2012, cảnh sát Pháp đã phát hiện và bắt gọn nhiều ổ nhóm trồng và sản xuất cần sa tại Pháp Tờ báo Infos Immigrant tại Pháp ra ngày 11-3-2020 đã đưa tin về cảnh sát vùng ngoại ô Paris thuộc Văn phòng Trung tâm trấn áp nhập cư trái phép và làm việc của người nước ngoài không có giấy tờ hợp pháp (Office central pour la répression de limmigration irrégulière et de lemploi détrangers sans titre) (OCRIEST) đã triệt phá mạng lưới sản xuất, buôn bán cần sa và bóc lột người di cư. 

Tại Paris, cảnh sát đã truy tố băng nhóm gồm tám người có xuất xứ ở vùng ngoại ô Paris. Nhóm người này đã bóc lột ba người di cư, bắt họ làm việc trong hai trang trại trồng cần sa ở Montargis thuộc vùng Loiret, cách Paris chừng 100 km về phía Nam. Cảnh sát ước tính có chừng 1.500 đến 2.000 cây cần sa đã có thể đã được trồng ở nơi này. 

Theo bài báo, việc dùng người di cư bất hợp pháp làm việc tại các trang trại trồng cần sa ở châu Âu không phải là mới mẻ, nhưng thường xuyên chỉ diễn ra dưới các tỉnh thành ở vùng nông thôn xa xôi, và rất hiếm khi các trang trại tội phạm này lại do một kẻ buôn lậu đầu sỏ đến từ khu ngoại ô Paris cầm đầu và lại thực hiện ngay gần thành phố thủ đô. 

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy xuất hiện mối liên kết làm việc này”, AFP là nơi đã tiến hành cuộc điều tra về vụ này đã trích dẫn lời chia sẻ của một quan chức thuộc OCRIEST. Hầu hết các nạn nhân Việt Nam bị buộc phải làm việc trong các trang trại trồng cần sa là những người di cư theo con đường bất hợp pháp, phải làm để lấy tiền trang trải cho chuyến hành trình trái phép đến Anh quốc. Mỗi chuyến đi của họ ước tính mất khoảng từ 20.000 đến 40.000 euro.

Cảnh sát thuộc đội Mossos d'Esquadra Tây Ban Nha đột nhập trang trại trồng cần sa ở Tây Ban Nha.

Theo một nguồn tin của cảnh sát, ngay sau khi nhận được một thông tin liên quan, cảnh sát đã theo dõi một đường dây giúp nhập cảnh và lưu trú của những di cư. Trước tiên là đến Pháp, và từ đây sẽ đến Anh. Và để tóm gọn băng đảng ở vùng ngoại ô này, cảnh sát đã bắt đầu tiến hành điều tra từ cuối năm 2018. 

Trên thực tế, khi cảnh sát đến nơi, tất cả cây cần sa đã bị nhổ sạch theo lệnh của kẻ cầm đầu, một gã buôn lậu có tiếng ở vùng Paris, do được những “người làm vườn” thông báo. Đám “công nhân làm vườn” này nghĩ rằng họ đã phát hiện ra thiết bị giám sát vào tháng 2-2019. 

Sau nhiều tháng điều tra và với sự giúp đỡ của đội Raid (cảnh sát đặc nhiệm Pháp), đội OCRIEST đã tóm được kẻ đầu sỏ và một người thân của hắn, được cho là người đã cho mượn tên để buôn bán. 

Cả vợ hắn, với lối sống xa xỉ, tiêu tiền như nước, mặc dù thu nhập chính thức chỉ ở mức tối thiểu của xã hội theo mức thu nhập chung của Pháp đề ra, bà ta cũng bị bắt ngay sau đó và phải chịu quản thúc. Cùng trong vụ bắt giữ này, cảnh sát còn tóm thêm vợ chồng chủ sở hữu của trang trại ở Loiret. Bà chủ sinh năm 1953 và người chồng được miêu tả như một "ông già trong vùng trồng nho".

Nạn di cư trái phép của người Việt Nam sang châu Âu ngày càng nhiều và các lực lượng bảo vệ an ninh châu Âu cũng càng ngày càng kiểm soát chặt hơn, nhận được thông tin nhiều chiều và đã tóm gọn nhiều ổ, nhiều băng nhóm các đường dây dẫn dắt người di cư trái phép. Mong rằng nhờ các thông tin đại chúng, người ta hiểu rằng di cư trái phép là một tội phạm, không dễ gì qua mắt được các nhà chức trách châu Âu và phương Tây.

Hiệu Constant (tổng hợp)

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文