Các cuộc tấn công bài ngoại gia tăng ở Nam Phi

15:54 03/10/2019
Nỗi sợ hãi đang gia tăng về sự việc "bạo lực xã hội đen" đang bén rễ ở các vùng của Nam Phi.


Trên vùng đồng bằng rộng lớn, đang đô thị hóa nhanh chóng ở phía đông Thủ đô thương mại Johannesburg của Nam Phi, bạo lực lẻ tẻ và phi lý của những tuần gần đây đã lắng xuống, để lại một cảm giác bối rối và tội lỗi. 

Thế nhưng, người ta tin rằng đây sẽ không phải là lần cuối cùng những cảnh như vậy - những cửa hàng rực lửa, những chiếc xe bị đốt cháy, những người nước ngoài kinh hoàng, những siêu thị bị cướp bóc và đám đông vũ trang - diễn ra trên đường phố của những thị trấn nghèo nàn, tồi tàn như Katlehong.

Những cuộc tấn công bài ngoại gia tăng ở Nam Phi.

"Đó là một quả bom hẹn giờ" - Papi Papi, người tổ chức cộng đồng địa phương nói và đưa tay chỉ con đường đến một khu định cư không chính thức mới với khoảng chừng 100 lán kim loại chen chúc trên một mảnh đất nhỏ. 

Papi Papi nói về cái chết của một người đàn ông Zimbabwe trong tình trạng bất ổn hiện nay ở Nam Phi: "Họ bắt anh ta trong xe của anh ta và thiêu sống anh ta. Những nơi này có rất nhiều người di cư, nhiều hơn cả người dân địa phương. Chính phủ không có kế hoạch khi nói đến cơ sở hạ tầng cơ bản. Vì vậy, đó là vấn đề". 

Một nhóm đàn ông địa phương ban đầu cho rằng những tên tội phạm cơ hội gây ra bạo lực, nhưng họ sớm bắt đầu phàn nàn về sự hiện diện của người nước ngoài. Một người đàn ông tự xưng tên là Alfred cho biết: "Tôi không là người bài ngoại. Nhưng những người nước ngoài này sẵn sàng làm việc với tiền công ít ỏi hơn dân địa phương". Anh bạn Frederick đồng ý: "Họ chấp nhận làm việc với số tiền nhỏ. Và vì vậy thật khó để chúng tôi cạnh tranh. Đó chính là sự thất vọng cho người dân địa phương". 

Chính phủ Nam Phi đã nhanh chóng xin lỗi vì sự căng thẳng mới nhất của bạo lực bài ngoại. Mặc dù một số chính khách trong liên minh cầm quyền luôn tìm cách đổ lỗi bọn tội phạm và chính quyền nước ngoài gây bạo động, tổng thống Cyril Ramaphosa đã dẫn đầu các nỗ lực cải thiện hình ảnh của đất nước để bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài. 

Nhưng bất chấp sự chỉ trích dữ dội từ một số chính phủ và quốc gia châu Phi, sự thật lớn hơn là Nam Phi - với nền kinh tế khổng lồ và phát triển cao - vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Phi, thu hút mạnh mẽ người di cư, và trong khi một số công dân nước ngoài quyết định trở về nước thì đa số dường như cân nhắc những rủi ro và lợi ích cá nhân để chọn ở lại. 

Một công nhân người Ethiopia, 23 tuổi, giải thích từ phía sau một hàng rào an ninh phức tạp bao phủ mặt tiền cửa hàng tạp hóa nhỏ của mình ở Katlehong: "Nếu tôi rời bỏ công việc này vì sợ hãi thì sẽ không có công việc nào khác, không có lựa chọn nào khác cho tôi. Không có nơi nào để tôi đi cả".

Theo ước tính từ cơ quan thống kê quốc gia của Nam Phi, có khoảng 3,6 triệu người di cư ở Nam Phi, trong tổng dân số hơn 50 triệu người. Khoảng 70% người nước ngoài đến từ nước láng giềng như Zimbabwe, Mozambique và Lesoto. 

Khi làn sóng đô thị hóa nhanh chóng làm thay đổi châu Phi, người ta lo ngại về sự gia tăng áp lực và căng thẳng tại các thành phố đang phát triển ở Nam Phi và các nơi khác. Loren Landau, chuyên gia về di cư Đại học Wits ở Johannesburg, bình luận: "Nếu tôi là thị trưởng một thành phố ở châu Phi ngày hôm nay, tôi sẽ sợ hãi. Tôi sợ hãi vì chúng ta không có tài nguyên hoặc khả năng để thu hút dân số đang đến". 

Naledi Pandor, Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế của Nam Phi, nói về sự cần thiết phải cung cấp cho mọi người giáo dục và kỹ năng để cho phép họ tìm việc làm mà không "thấy mình cạnh tranh với các nhóm khác đến nước ta". Nhưng nền kinh tế không phát triển đủ nhanh để giải quyết nạn thất nghiệp đang gia tăng - chiếm gần 30% - và nhiều người tin rằng bài ngoại về cơ bản là một vấn đề chính trị.

Katlehong là một trong những điểm nóng bạo động.

Ở Katlehong, người ta cho rằng các chính khách đang lợi dụng tình hình căng thẳng để nổi tiếng và tìm kiếm nhiều sự ủng hộ. Papi Papi bày tỏ mối lo ngại về một cuộc bầu cử địa phương sắp tới sẽ dẫn đến sự bùng phát bạo lực nhiều hơn: "Mọi người đều muốn có một mẩu bánh trong khi đó chỉ là một chiếc bánh nhỏ. Các chính khách, người di cư - tất cả mọi người. Họ nói chính bọn tội phạm gây bất ổn nhưng chúng ta có thể thấy đó là chính trị". 

Nhưng điều đáng chú ý là Nam Phi, giống như nhiều quốc gia khác trên lục địa, đã thu hút một lượng lớn người nhập cư. Và những bất ổn gần đây đã khiến nhiều nhà thờ và các nhóm xã hội dân sự khuyến khích đối thoại đồng thời củng cố một thông điệp về lòng khoan dung.

Diên San

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文