Căm phẫn vì một người Syria bắt con gái "chết danh dự" theo "chỉ đạo" từ IS

09:00 21/11/2014
Những tên khủng bố IS đang đánh chiếm Syria và Iraq đã công bố một video gây phẫn nộ quay cảnh một người phụ nữ bị ném đá đến chết. Điều gây sốc hơn, chính cha của cô đã tham gia xử tử con gái.

Đoạn phim được quay ở thành phố Hama (Syria) cho thấy một "giáo sĩ" để râu dài đang gào lên từng câu Kinh Koran bằng tiếng Arab để "phán xét" người phụ nữ đó và truy cô tội ngoại tình trong khi cô van xin tha chết.

Người phụ nữ quay sang phía cha đẻ và quỳ dưới đất chắp tay vừa khóc vừa lạy ông: "Cha ơi, hãy cứu con", nhưng ông ta từ chối, sau đó ông ta bị những tên khủng bố thúc ép phải rủa xả đứa con gái mắc "tội ô nhục".

"Đừng có gọi tao là bố mày", ông ta gân cổ quát vào mặt con gái, rồi lạnh lùng quay lưng buông lời hắt hủi: "đó không phải việc mà tao phải làm", trong khi đó những tên IS yêu cầu ông "cầu nguyện", đồng thời cho biết đằng nào thì "kẻ phạm tội" cũng phải chết.

Chối bỏ giọt máu của mình xong, ông ta quay mặt sang phía "hội đồng xử án" nói "tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho nó", gã "giáo sĩ" - dùng tay phải (xem ảnh) vỗ lên vai ông ta, còn tay trái vẫy gió nói như mỉa mai: "ông làm tốt lắm”, hắn tự cho mình là thiên sứ của Chúa - “tôi sẽ tha thứ cho ông”. Sau đó, những tên khủng bố IS hùa vào cùng ông ta dùng dây thừng trói cổ và lôi xềnh xệch "bị cáo" đến một hố đất, đẩy cô quỳ rạp xuống và tiếp tục trói chặt tay chân, trước khi chôn phần chân của cô dưới đất.

Người bố cuồng muội trói con gái để "quan tòa" IS xử ném đá chết vì "tội ngoại tình”.

Một phần tử IS sau đó bắt đầu ra mặt "đạo đức" giải thích cho cô biết lý do vì sao cô bị xử ném đá, hắn nói rằng cô sẽ làm gương cho những người phụ nữ khác soi vào sẽ không dám phạm tội ngoại tình. "Sự trừng phạt này là hậu quả của hành động mà mi đã chọn. Không ai ép buộc mi, do đó mi phải chấp nhận luật của Thiên Chúa và nộp mình cho Thiên Chúa. Đạo Hồi phải thuận theo ý Thiên Chúa. Mi có chấp nhận sự phán xét của Thiên Chúa?", tên IS gằn giọng hỏi người phụ nữ. Cô ngậm ngùi gật đầu đáp lại rằng "có" trong tình thế không còn đường sống.

Vài phút sau, khi nhóm khủng bố được giao "nhiệm vụ" hành quyết "kẻ có tội", chúng ném đá xối xả như mưa lên người phụ nữ lực bất tòng tâm  đang chờ cái chết đau đớn, người cha máu lạnh mông muội bước lên phía trước cầm một hòn đá to chọi thẳng vào đầu con gái và video mờ dần…

Dù cố sức xin tha mạng, nhưng người phụ nữ Hồi giáo xấu số này vẫn bị ném đá đến chết.

Người ta tin rằng ông ta bị ép phải dành cho con gái "cái chết danh dự" vì cô đã phản bội tôn giáo và "bất hiếu" với cha của mình. IS thường ném đá để xử tử những người phụ nữ mà chúng cáo buộc phạm tội ngoại tình.

Đoạn phim được công bố chính là bằng chứng mới nhất tố cáo IS vi phạm nhân quyền, phạm tội ác cuồng sát thường dân song hành cùng với tội ác khác như: hiếp dâm trong đó có câu chuyện về một người phụ nữ sắc tộc Yazydi bị những tên khủng bố IS hãm hiếp đến 30 lần, đến nỗi, thật tàn ác, nạn nhân không có thời gian đi… vệ sinh,  quá tủi nhục cô chỉ muốn chết và mong không quân Mỹ tìm được nơi IS đang giữ con tin để giội bom cho chết cả những tên cuồng dâm cùng những người phụ nữ xấu số như cô. Chưa hết, IS còn buôn nô lệ, thậm chí xử tử đóng đinh câu rút man rợ như thời Trung cổ đối với những ai bị luận tội chống "Nhà nước Hồi giáo" hoặc làm trái Thánh luật Sharia trong những khu vực mà chúng đang kiểm soát ở Syria và Iraq.

Thân phận người phụ nữ Hồi giáo theo Thánh luật Sharia

Trong tháng 6, Cảnh sát Toàn cầu đã đưa tin: đầu tháng 5/2014 có 2 người phụ nữ Hồi giáo đều còn rất trẻ, một ở Pakistan và một ở Sudan đã bị xử tội chết theo cái gọi là "cái chết danh dự" vì "phạm tội ngoại tình" theo Luật Hồi giáo Sharia.

Vụ thứ nhất xảy ra tại nước Cộng hòa Hồi giáo Sudan ở châu Phi. Chị Ibrahim, 27 tuổi, một người Ethopia nhập cư Sudan, nghề nghiệp: bác sĩ, có cha là người theo đạo Hồi, nhưng mẹ là người Thiên Chúa giáo và đã làm lễ rửa tội cho Ibrahim ở nhà thờ.

Vào ngày 11-5, một tòa án ở Khartom kết tội Ibrahim, người phụ nữ đang mang thai tháng thứ 8, phạm tội ngoại tình và xử chị án tử hình treo cổ. Trước khi Ibrahim (tên thật là Abrar al Hady) nhận án tử, gia đình đã tìm nhiều năm vì nghĩ chị mất tích, họ đã vô cùng sốc khi thấy Ibrahim kết hôn với một người đàn ông theo đạo Thiên Chúa và bị xử tử hình treo cổ.

Tên "giáo sĩ"khủng bố vỗ vai, khoát tay nói với kẻ làm cha không tha lỗi cho con gái rằng: "ông làm tốt lắm, Chúa sẽ tha thứ cho ông".

Vụ thứ hai, chị Farzana Parveen, 25 tuổi, đã bị gần 20 thành viên trong gia đình của chị giết ngay giữa thanh thiên bạch nhật trước một đám đông tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao ở thành phố Lahore, miền Tây Pakistan. Khi Parveen đi tới cổng chính của tòa án cùng với chồng là anh Mohammad Iqbal, thì những người thân của chị Parveen đang đứng đợi cặp đôi từ trước, họ bắn súng chỉ thiên và cố lôi tuột chị khỏi tay anh Iqbal.

Khi chị chống cự, những kẻ tấn công, trong đó có cả cha đẻ, 2 người anh em ruột cùng người chồng hứa hôn trước đây bắt đầu đánh chị và chồng của chị, trước khi họ vơ gạch, đá tấn công tàn bạo đôi vợ chồng trẻ từ một công trường xây dựng gần đó và chị Parveen bị đa chấn thương dẫn đến tử vong.

Vì có tổng số hơn 1 tỉ tín đồ Hồi giáo trải rộng trên khắp các lục địa nên số phận của phụ nữ không đồng nhất và theo từng quốc gia.

Iran: Đại đa số dân Iran theo giáo phái Shiites nổi tiếng bảo thủ và cực đoan. Họ theo đúng tinh thần của Kinh Koran là chỉ tôn trọng quyền lợi của đàn ông mà thôi. Luật hôn nhân của Iran công nhận chế độ đa thê. Đàn ông có quyền đơn phương li dị vợ và có quyền giữ con trai trên 6 tuổi và con gái trên 12 tuổi. Người vợ chỉ được nhận tiền của chồng trợ cấp trong 3 tháng.

Tuy nhiên, Iran có một số điều luật tiến bộ so với các nước Hồi giáo khác: Phụ nữ được phép lái xe, được quyền hành nghề buôn bán nhà cửa, làm chủ cửa tiệm buôn và đặc biệt là được giữ các chức vụ cao trong chính quyền.

Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, BangladeshIndonesia: Tại các nước này, phụ nữ có quyền tự do gần như bình đẳng với nam giới. Ngoại trừ những nước Hồi giáo nêu trên, còn lại hầu hết các phụ nữ đều thất học

Tại Arab Saudi, nhà nước ban hành luật về y phục của phụ nữ theo đúng như trong Kinh Koran: "phải bảo vệ đức khiêm tốn của phụ nữ và không cho phép họ phô bày nhục dục".

Nước này còn có Cảnh sát đạo đức  (Morality Police) được giao nhiệm vụ thi hành các luật lệ về y phục của phụ nữ. Bất cứ một phụ nữ nào mặc y phục không đúng quy định sẽ bị Cảnh sát đạo đức phạt đòn bằng cách đánh roi tại chỗ.

Ở  Arab Saudi, phụ nữ đều không có thẻ căn cước. Lý lịch của họ chỉ được ghi thêm vào căn cước của cha nếu còn độc thân. Khi cha chết thì lý lịch được ghi vào thẻ của anh em trai. Nếu đã kết hôn thì lý lịch của phụ nữ được ghi vào thẻ căn cước của chồng. Xét về mặt tích cực, Kinh Koran răn dạy tín đồ nam: "Người đàn ông phải có trách nhiệm bảo vệ và che chở cho phụ nữ bởi những ân phúc mà Allah đã ban cho họ vượt trội lẫn nhau và phải có trách nhiệm chu cấp cho họ (phụ nữ) từ nguồn tài sản của họ (đàn ông)” (Chương 2 - Annisa', câu 34), nhưng đối với những nước Hồi giáo thủ cựu, phụ nữ vẫn chưa được đối xử bình đẳng và còn chịu nhiều thiệt thòi.

Xử ném đá tội ngoại tình theo Thánh luật Sharia

Theo Thánh luật Sharia, tội ngoại tình là một trong những trọng tội mà người phạm phải sẽ bị xử tử (các tội khác gồm: xúc phạm, không thừa nhận Allah và tiên tri Muhammed, người Hồi giáo bỏ đạo, người phi Hồi giáo dụ người Hồi giáo bỏ đạo).

Sharia xử tội ngoại tình gồm lấy người ngoại đạo, tự ý hủy bỏ hôn ước Hồi giáo trốn theo nhân tình như sau:

Điều 102: một tên gian phu sẽ bị chôn trong hố đất đến thắt lưng còn một ả dâm phụ sẽ bị chôn trong hố đất đến ngực và sau đó ném đá cho chết.

Điều 103: Trong trường hợp kẻ bị xử ném đá thoát khỏi hố đất mà chúng bị chôn, thì chúng sẽ bị tái xử mặc dù đã bị xử trước đó.

Điều 104: Kích thước hòn đá sử dụng không quá to đồng thời không quá nhỏ để xử tử kẻ phạm tội

Phạm Trúc - Ngọc Bích

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文