Campuchia: Cho phép diệt lâm tặc bằng tên lửa

14:37 02/03/2016
Hôm 27/2, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, ông đã yêu cầu cảnh sát quân sự bắn tên lửa từ máy bay trực thăng nếu phát hiện thấy kẻ phá rừng.


Chưa từng có tiền lệ trên thế giới

Ông Hun Sen vừa giao cho Tư lệnh Cảnh sát quân sự Campuchia, tướng Sao Sokha chịu trách nhiệm việc truy quét nạn khai thác và buôn gỗ lậu, hành động đã cướp đi hàng triệu USD thông qua buôn bán bất hợp pháp. "Tôi đã giao hai trực thăng cho ông Sao Sokha và cho phép dùng trực thăng bắn rocket khi phát hiện lâm tặc", ông Hun Sen cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình và nói thêm "Tôi đã yêu cầu tên lửa được bắn từ trên cao". 

Thủ tướng Campuchia cho hay, những kẻ chặt phá rừng trái phép hoạt động được nhờ sự trợ giúp của những quan chức, cán bộ kiểm lâm, cảnh sát tham nhũng. "Có những cây rất lớn, làm sao việc chặt phá rừng có thể qua mắt được cảnh sát, quân cảnh, kiểm lâm và Bộ Môi trường? Hay những người này cũng làm điều tương tự?", ông Hun Sen phát biểu tại lễ khánh thành một tòa nhà mới của Bộ Môi trường. RT đưa tin, theo số liệu tổng hợp của Công cụ Theo dõi rừng toàn cầu, khoảng 91.636 ha độ che phủ rừng tự nhiên đã bị phá hủy do hoạt động chặt phá rừng vào năm 2014. Bắn tên lửa để ngăn nạn phá rừng là giải pháp chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Nhiều khu rừng ở Campuchia bị chặt phá không thương tiếc.

Phá cả rừng bảo tồn

Nạn phá rừng và phát triển công nghiệp khiến Campuchia mất 2,85 triệu ha rừng trong hai thập kỷ vừa qua. Thống kê của Liên hiệp quốc cho thấy, độ che phủ rừng của Campuchia ở mức 73% vào năm 1990 giảm xuống còn 57% vào năm 2010. Nguyên nhân là vì nạn khai thác gỗ lậu trong mấy thập niên qua. 

Một nhà hoạt động vì môi trường tại xứ Chùa Tháp, ông Ouch Leng, cho rằng Campuchia đã mất hầu hết rừng. Chính quyền Phnom Penh bị chỉ trích cấp phép cho những công ty tư nhân khai phá hàng trăm ngàn ha đất rừng, ngay cả đất rừng thuộc khu bảo tồn, để trồng cao su, mía hay làm thủy điện. Các nhóm bảo vệ thiên nhiên cũng như bảo vệ nhân quyền cáo buộc, hoạt động phá rừng xảy ra tại chính những khu nhượng địa như thế với sự bảo kê của lực lượng chức năng. 

Theo báo cáo của Cơ quan Điều tra môi trường (EIA), một tổ chức độc lập vận động bảo vệ môi trường, năm 2015, nhu cầu có đồ nội thất bằng gỗ hồng mộc của người Trung Quốc đã tàn phá các cánh rừng ở vùng đồng bằng sông Mekong - gồm Campuchia, Lào và Thái Lan...

Các nhóm lâm tặc cưa trụi những cánh rừng này để đáp ứng thị trường béo bở ở Trung Quốc, nơi từ năm 2000 đã nhập khẩu số gỗ quý có trị giá ước tính 2,4 tỷ USD. Gỗ hồng mộc có giá hàng ngàn USD/m3 và người phá rừng có thể "trúng quả" hàng trăm USD, một món tiền cao hơn nhiều lần so với mức thu nhập trung bình ở những khu làng nghèo của họ. Tại Campuchia, gỗ hồng mộc được bảo vệ bằng Luật Lâm nghiệp 2002. Nhưng nạn tham nhũng cùng việc thi hành luật kém, song hành với nguồn cầu lớn ở Trung Quốc đã biến "các cánh rừng thành chiến trường".

Lâm tặc câu kết với cảnh sát, chính quyền địa phương phá rừng và buôn lậu gỗ công khai.

Ở vùng rừng Thái Lan giáp Campuchia về phía Đông, khi màn đêm xuống, dân làng thường vượt biên sang đánh nhau, giành gỗ với lực lượng an ninh bản địa trong các công viên quốc gia của Thái Lan. Họ đem theo cưa, súng và thậm chí cả súng phóng lựu đạn, rocket. Trong báo cáo Hành trình đến sự diệt vong, EIA nêu: từ năm 2009, đã có hàng chục kiểm lâm Thái Lan bị lâm tặc giết. 

Báo cáo viết: "Khi lâm tặc đấu đầu với kiểm lâm, bạo lực thường xảy ra. Bọn buôn gỗ lậu dùng tiền để dụ dỗ dân nghèo và họ sẵn sàng lao mình vào công việc nguy hiểm. Các loại ma túy được dùng để làm chất kích thích giúp lâm tặc vượt qua sự mỏi mệt và cũng là một cách trả công cho người phá rừng ở các làng biên giới vốn nghiện ma túy".

Để tiết lộ việc buôn lậu gỗ quý xuyên biên giới, một nhóm nhân viên EIA giả làm người mua hàng gặp tay buôn Promphan Suttisaragorn người Thái Lan. Tay này khoe là đại diện của một công ty cung cấp gỗ hồng mộc, do các quan chức cấp cao Campuchia làm chủ. Ông ta nói, "hồng mộc ở Thái Lan thường được tuồn lậu vào Campuchia rồi tái xuất vào Thái Lan để giấu nguồn gốc xuất xứ". Giá gỗ hồng mộc tăng vọt trong vài năm qua, các tay buôn thường trữ hàng chờ đến khi nó tăng giá. Suttisaragorn đã ra giá với nhóm điều tra mật của EIA: 10.000 khối gỗ này có giá 50 triệu USD.

Trường Minh (tổng hợp)

Chịu áp lực từ thông tin thuế quan từ chính quyền Hoa Kỳ, tỷ giá đồng USD/VND liên tục tăng mạnh. Không chỉ cơ quan chức năng, mà chính doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đang cùng tìm cách ứng phó với những khó khăn trước mắt.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 10/4 (giờ địa phương) cho biết, Đại sứ nước này tại Ukraine Bridget Brink đang trong quá trình từ chức. Giới quan sát nhận định, động thái này có nguy cơ khiến quan hệ Washington - Kiev thêm bất ổn.

Tối 10/4, trên mạng xã hội lan truyền mạnh đoạn clip dài 12 phút, quay cảnh một người đàn ông bị người dân bắt giữ vì nghi ngờ người này có hành vi “bắt cóc trẻ em” tại thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai.

Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế, ANTT P4G/Bộ Công an (Tiểu ban) đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.

Sau 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, với sự quan tâm của Nhà nước, các cấp Trung ương cùng nỗ lực của chính quyền địa phương nên nhiều di tích lịch sử và hàng nghìn hiện vật liên quan đến cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đã được TP Huế nỗ lực gìn giữ, bảo quản cẩn thận.

Theo Reuters, vụ tai nạn diễn ra vào chiều 10/4 (giờ địa phương) khiến toàn bộ 6 người trên chiếc trực thăng thiệt mạng. Các nhân chứng cho biết, trước khi rơi xuống sông Hudson, trực thăng có dấu hiệu mất kiểm soát và tách rời giữa không trung.

Với tinh thần khẩn trương "vừa chạy, vừa xếp hàng", chỉ trong thời gian ngắn, việc tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ từ các sở, ngành đã được Công an TP Hà Nội triển khai khẩn trương, quyết liệt; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, không làm ảnh hưởng tới việc giải quyết thủ tục hành chính của người dân. Qua đó, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô thật sự tinh gọn, mạnh; hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ngày 10/4, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch triển khai dự án cầu Mã Đà và các tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước; mục tiêu đặt ra là khởi công xây dựng cầu Mã Đà trong tháng 6 bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh; hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong tháng 12 năm nay.

“Họ (LĐBĐ Hàn Quốc) đưa tôi một tờ A4 gọn lỏn. Tôi bảo họ hãy soạn hợp đồng tử tế đi vì HLV nước ngoài được ký hợp đồng đàng hoàng còn mình thì không. Họ đáp lại: Có cần phải phức tạp thế không”, sự thiếu tôn trọng đến từ LĐBĐ Hàn Quốc như một cú tát vào lòng sĩ diện của ông Park Hang Seo - tân Phó Chủ tịch của chính tổ chức này hiện tại. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文