Cảnh báo về việc cấy chip vào cơ thể

07:39 07/03/2019
Trước việc thực hiện cấy chip vào cơ thể đang diễn ra trên quy mô lớn ở Thụy Điển, nhiều nhà chuyên môn đã đưa ra những cảnh báo về lĩnh vực này. Bởi công nghệ có hiện đại thế nào cũng có 2 mặt và việc cấy chip vào cơ thể không phải là mới.


Được biết, hàng chục nghìn người Thụy Điển đã quyết định cấy chip điện tử thông minh dưới da tay để thay thế thẻ căn cước, chìa khóa xe, nhà và vé giao thông. 

Người cấy chip chỉ cần đưa tay qua các thiết bị kiểm soát, giống như việc gắn các thiết bị điện tử vào cơ thể để tích hợp nhận diện cá nhân, tránh tình trạng quên giấy tờ tùy thân và vật dụng bảo mật khác. Về mặt công nghệ, cấy chip trên da là cuộc cách mạng. 

Tỷ phú công nghệ nổi tiếng Elon Musk cho rằng, cấy chip hay xa hơn là tích hợp các loại công nghệ hỗ trợ, biến con người thành một sản phẩm sinh học vượt trội, chính là tầm nhìn tương lai. 

"Việc đưa một thứ gì vào trong cơ thể con người là một bước đi táo bạo. Nhiều người sẽ tự nghĩ là tại sao tôi lại làm thế này?", ông Patrick Mesterton, Giám đốc Điều hành công ty Epicenter Stockholm, Thụy Điển tuyên bố.

Một người đàn ông Thụy Điển được cấy chip vào cơ thể.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cấy chip biến con người thành một sản phẩm sinh học vượt trội, nhưng sự tiện lợi luôn đi kèm với rủi ro. Nhiều người lo lắng về sự xâm lấn cơ thể - cơ thể cảm thấy không thoải mái khi có một thiết bị cài trong người. 

Ngoài ra, nó không phải là thẻ tín dụng hay chiếc điện thoại để có thể thay đổi dễ dàng. Và điều quan trọng nhất là quyền riêng tư - chip có thể lưu trữ thông tin cá nhân, nhưng lại mang tính bị động - chứa dữ liệu mà các thiết bị khác có thể truy cập. 

"Thông tin gì sẽ được chuyển vào chip và thông tin đó sẽ đi đâu là những điều quan trọng nhất cần cân nhắc cùng với sự phát triển của công nghệ này", ông Ben Libberton, chuyên gia vi sinh học đến từ Viện nghiên cứu Karolinska khuyến cáo. 

Theo tờ Business Insider, khoảng 3.000 người Thụy Điển đã cấy chip có kích cỡ tương đương hạt gạo dưới da để giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn. Trong khi đó Công ty Biohax cho biết, họ đã cấy chip cho hơn 4.000 người kể từ khi việc này ra mắt 5 năm trước để giúp người sử dụng thay thế các loại khóa, thẻ căn cước và vé tàu.

“Làm gì có ai muốn mang những thứ rườm rà như điện thoại thông minh hay đồng hồ thông minh khi mà họ chỉ cần gắn nó vào móng tay?”, người sáng lập nhóm Bionyfiken Hannes Sjoblad tuyên bố. 

Theo nhiều nhà nghiên cứu, công nghệ bẻ khóa sinh học (còn gọi là trào lưu Biohacking) sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới. Được biết, nhóm Bionyfiken đã thực hiện việc cấy ghép các thiết bị công nghệ vào cơ thể người ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Pháp, Đức và Mexico. 

"Tôi cho rằng trong khoảng 20 năm tới, không có gì ngạc nhiên, đặc biệt là dựa trên một số sáng kiến của các công ty như Medtronic và một số công ty khác trong lĩnh vực này, khi mọi người lúc ấy sẵn sàng cấy chip vào cơ thể mình", Chủ tịch Steven LeBoeuf của công ty Valencell chia sẻ với hãng CNBC.

Chip sau khi vào cơ thể sẽ hoạt động như chứng minh thư, chìa khóa nhà, vé tàu...

Theo Popular Mechanics, các nhà khoa học Mỹ đang phát triển con chip được gắn vào cổ tay binh sỹ để phát thông tin liên tục về tình hình sức khỏe và hướng dẫn cách cầm máu trong trường hợp bị thương. Bởi có khoảng 25% số lính tử vong trên chiến trường là do mất máu, vì họ không thể tự cầm máu kịp thời. 

Trung tướng Nadia West tiết lộ, con chip này sẽ thu thập dữ liệu về nồng độ đường trong máu, nồng độ oxy và cả thông tin về chất lượng giấc ngủ của người lính. Thông tin về sức khỏe của binh sỹ có thể được sử dụng để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự. 

Được biết, khoảng 50 người của công ty bán hàng tự động Three Square Market ở Wisconsin, Mỹ đã tình nguyện cấy chip vào bàn tay để mua đồ ăn, đăng nhập vào máy tính và sử dụng máy photocopy. Three Square Market tự hào là công ty đầu tiên khuyến khích nhân viên gắn chip vào cơ thể ở Mỹ. 

Con chip được cấy dưới da ở vị trí giữa ngón cái và ngón trỏ, sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) giống với công nghệ của thẻ tín dụng hoặc hộ chiếu và không cần phải sạc pin. Có thể đọc chip này bằng bất cứ thiết bị nào hỗ trợ công nghệ giao tiếp trường gần (NFC).

Điều này có nghĩa hầu hết điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android đều nhận biết được loại chip này. Và việc sử dụng chip RFID giúp giảm lượng chất thải nhựa vì có hơn 6 tỉ thẻ nhựa được sản xuất mỗi năm - theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất thẻ quốc tế.
Khắc Tuấn

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.