Cảnh giác với mánh khóe công nghệ cao của tội phạm nước ngoài

11:00 20/08/2015
Cuối tháng 7/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hội An nhận được phản ánh từ một số ngân hàng trên địa bàn về việc: Nhiều khách hàng là người nước ngoài bỗng dưng bị mất một số tiền lớn trong tài khoản ATM, mặc dù họ không hề thực hiện giao dịch hay rút tiền trong khoản thời gian lưu trú gần nhất tại Việt Nam…

Cuối tháng 7/2015, sắm vai là khách du lịch, nhưng đến phố cổ Hội An 3 vị khách người Bulgary lại chỉ thích "ăn trộm tiền tỉ". Được một gã tội phạm công nghệ cao đồng hương móc nối, cả ba đã đến các cột ATM để gắn chip điện tử nhằm ăn cắp thông tin của khách hàng. Sau đó chia nhau làm giả phôi thẻ, liên tục rút trộm trên 90.000 USD tại các cột ATM của ngân hàng cho đến khi bị lực lượng Công an bắt giữ.

Đây cũng là lần thứ hai trong năm 2015, Cơ quan điều tra phát hiện "mánh khóe" công nghệ cao của các đối tượng tội phạm nước ngoài đến TP. Hội An trục lợi.

Mánh "ăn cắp" tiền tại cột ATM của 3 vị khách Tây 

Cuối tháng 7/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hội An nhận được phản ánh từ một số ngân hàng trên địa bàn về việc: Nhiều khách hàng là người nước ngoài bỗng dưng bị mất một số tiền lớn trong tài khoản ATM, mặc dù họ không hề thực hiện giao dịch hay rút tiền trong khoản thời gian lưu trú gần nhất tại Việt Nam…

Bằng thủ đoạn gắn chip điện tử lên cột ATM, nhóm đối tượng người nước ngoài đã làm giả thẻ ATM để rút tiền trong tài khoản của các cá nhân mà chúng ăn cắp thông tin. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Qua kiểm tra, các kỹ thuật viên của ngân hàng còn phát hiện hầu hết trường hợp tài khoản bị "thất thoát" đều đã được rút tại một số cột ATM đặt trong phố cổ Hội An. Sau một thời gian phối hợp cùng với các ngân hàng đóng trên địa bàn điều tra, mật phục, lúc 14h35' ngày 27/7, Công an TP. Hội An đã bắt quả tang 3 đối tượng tình nghi đang có hành vi gắn thiết bị điện tử giám sát trên máy ATM của ngân hàng ACB tại số 106 Bà Triệu, Hội An.

Tiếp tục điều tra, mở rộng và từ lời khai của 3 đối tượng này, Cơ quan CSĐT đã phát hiện được một nhóm tội phạm công nghệ cao là người nước ngoài chuyên sử dụng chip điện tử gắn tại các cột ATM để ăn cắp thông tin, làm giả phôi thẻ và rút trộm tiền của khách hàng lên đến hàng tỉ đồng.  

3 đối tượng nước ngoài bị bắt quả tang gồm: Georgi Atanason Hadzhigeorgiev (SN 1988), Stanislav Nedelchev Nedialkov (SN 1976) và Dimitar Kolev Mavrov (SN 1996), cả ba cùng mang quốc tịch Bulgary, tạm trú số 27 đường Xuân Diệu, TP Hội An, Quảng Nam. Ngay tại hiện trường, Công an Hội An đã thu giữ 2 bộ thiết bị điện tử (chíp điện tử, camera, thẻ nhớ, pin), 3 bộ điện thoại di động, 3 passport, tiền và vật dụng cá nhân.

Tiếp tục khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng nói trên, lực lượng điều tra còn phát hiện nhiều thiết bị điện tử, phôi thẻ ATM, máy tính, một số máy quét thẻ, tiền và các vật dụng cá nhân. Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận: Vào khoảng tháng 4/2015, nhóm này từ Bulgary tới Hội An (Quảng Nam) với mục đích đi du lịch và lưu trú một thời gian.

Đến tháng 5/2015, trong một lần vào quán bar Why Not - Hội An để ăn chơi, chúng gặp một người tên là Ivan (quốc tịch Bulgary, chưa xác định rõ tên và địa chỉ) và được đặt vấn đề giúp ông ta gắn thiết bị điện tử lên máy ATM trên địa bàn Hội An. Sau đó lấy cắp thông tin cá nhân của các chủ thẻ chủ yếu là du khách nước ngoài, đem về cho Ivan giả phôi thẻ rồi cùng nhau rút tiền trong tài khoản của các khách hàng.

Sau khi thỏa thuận "ăn chia phần trăm", 3 vị khách Bulgary được Ivan chỉ định chia nhau đến các cột ATM trong phố cổ để gắn các thiết bị điện tử vào trụ ATM. Trong vòng 24h sau thì gỡ xuống, mang về giao cho Ivan sử dụng một máy quét thẻ chuyển thông tin lấy cắp được vào các phôi thẻ ATM để tạo ra các thẻ ATM giả. Có trong tay các thẻ giả này, 3 đối tượng lại tiếp tục quay ra các trụ ATM thực hiện công đoạn cuối cùng là rút trộm tiền và ngoại tệ. Mỗi lần 3 đối tượng này rút được khoảng 6.000 USD, mỗi lần mang về Ivan chia cho 3 đối tượng 40 triệu đồng.

Dishev Todor Preslavov bị Công an thành phố Hội An phát hiện lấy cắp thông tin thẻ tín dụng.

Tính đến ngày 27/7, khi bị Công an TP Hội An phát hiện và bắt quả tang đang thực hiện hành vi này thì nhóm đối tượng người nước ngoài đã thực hiện trót lọt 15 vụ với số tiền rút trộm được là 90.000 USD (khoảng trên 1,8 tỉ đồng)…

Cảnh giác bằng cách nào?

Theo cơ quan CSĐT Công an TP. Hội An cung cấp thì Hội An hiện là đích ngắm mới của nhiều đối tượng tội phạm nước ngoài công nghệ cao. Do bởi Hội An ngày càng thu hút số lượng lớn khách quốc tế đến tham quan, du lịch. Trong năm 2015, không chỉ riêng vụ 3 du khách quốc tịch Bulgary gắn chip điện tử, trộm cắp thông tin thẻ ATM bị bắt quả tang mà vào tháng 3/2015, Công an TP. Hội An còn phát hiện một khách nước ngoài khác cũng đã thực hiện hành vi tương tự.

Vụ việc xảy ra ngày 6/3/2015, ông Dishev Todor Preslavov (SN 1972, quốc tịch Bulgaria) đã bị bắt quả tang khi gắn thiết bị điện tử trên máy ATM của Ngân hàng Vietcombank tại ngã tư Phan Châu Trinh - Nguyễn Huệ (Hội An). Qua đấu tranh, Dishev Todor Preslavov khai nhận được một người đàn ông quốc tịch Nga (không rõ tên và địa chỉ) thuê gắn các thiết bị điện tử giám sát vào máy ATM, sau đó sử dụng công nghệ để xâm nhập tài khoản của các khách hàng để trộm cắp tiền.

Đáng nói, mặc dù "hành sự" tại Hội An, nhưng Dishev Todor Preslavov lại ra tận Đà Nẵng thuê nhà tạm trú tại phường  An Hải Bắc (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) hòng qua mặt lực lượng Công an Việt Nam. Tại nhà đối tượng, cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 10 bộ thiết bị điện tử dùng để lấy cắp thông tin thẻ tín dụng. Đối tượng này còn "chia sẻ công nghệ ăn cắp" của mình một cách chi tiết: "Để lấy cắp thông tin của chủ thẻ, đối tượng đã cài các thiết bị điện tử vào máy ATM. Khi khách hàng giao dịch tại trụ ATM, thiết bị này sẽ tự động ghi nhớ mật khẩu và mã số cá nhân của chủ thẻ, từ đó sẽ sử dụng để trộm tiền của người sử dụng thẻ ATM".

Cũng theo cơ quan điều tra, hiện tượng tội phạm gắn thẻ chip để theo dõi, đánh cắp dữ liệu của khách hàng sử dụng thẻ ATM có dấu hiệu gia tăng. Với các dữ liệu ăn cắp được, tội phạm có thể làm giả thẻ và nếu chiếm được mật khẩu giao dịch, chúng có thể xâm nhập vào tài khoản để trộm tiền. Để ngăn chặn hành vi của loại tội phạm công nghệ cao mới này, một số ngân hàng trên địa bàn chọn giải pháp tạm thời là yêu cầu khách hàng khóa và đổi thẻ mới sau khi phát hiện một ATM bị kẻ gian gắn thiết bị ăn cắp thông tin chủ thẻ.

Những chuyên gia kỹ thuật của ngân hàng cũng xác nhận, đây không phải là lần đầu tiên máy ATM tại Hội An bị cài chip ăn cắp dữ liệu. Có nhiều cách để tội phạm đánh cắp dữ liệu nhưng thông thường, chúng gắn một loại chip cạnh đầu đọc thẻ (khe nhét thẻ) của máy ATM. Từ vị trí đó, khi khách hàng giao dịch rút tiền, bộ đọc trong chip sẽ lướt thông tin in trên thẻ, lấy toàn bộ dữ liệu có trên thẻ. Ngoài ra, đi kèm với chip điện tử sẽ có thêm một camera được gắn xung quanh máy rút tiền. Camera này có nhiệm vụ quét mã pin (mật khẩu truy cập) của chủ thẻ ATM. Sau khi hoàn tất các công đoạn, tội phạm sẽ sao chép toàn bộ dữ liệu vào một thẻ giả và tiến hành rút/gửi tiền. Và hiện tại các cột máy ATM vẫn chưa được trang bị thiết bị báo động khi bị gắn vật thể lạ. Nguyên nhân là dòng máy ATM của hầu hết các ngân hàng đều là dòng cũ, được thiết kế từ rất lâu. Tuy nhiên, loại chip sử dụng để đánh cắp dữ liệu có kích thước không nhỏ, có thể nhận biết bằng mắt thường.

Do vậy, theo các chuyên gia, biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phòng chống loại tội phạm này là: Ngân hàng cần phải có kế hoạch chuyển đổi thẻ từ sang công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV. Về phần khách hàng, cần phải thường xuyên quan sát các thiết bị lạ gắn trên máy ATM.

Hiện nay, tại các đầu đọc thẻ của máy ATM có phần mềm phòng chống. Đây là chương trình phần mềm quản lý quá trình nạp thẻ và trả thẻ cho khách hàng của các đầu đọc thẻ tại máy ATM. Khi thẻ được nạp vào hoặc trả ra, chương trình phần mềm sẽ điều khiển đầu đọc thẻ để tạo ra các rung động nhằm làm ngắt quãng việc đọc thông tin trên giải từ của các thiết bị đọc trộm tinh vi do kẻ gian lắp đặt mà khách hàng sử dụng thẻ không phát hiện. Hiện tượng rung động có tác dụng ngắt quãng việc đọc thông tin trên giải từ sẽ làm cho thiết bị sao chép thông tin nhận được các thông tin sai lệch hoặc không nhận được thông tin dẫn đến việc tội phạm thẻ không làm được thẻ giả hoặc nếu có làm được thì thẻ giả cũng chứa các thông tin không sử dụng được...

Hoài Thu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文