Cảnh sát Anh lo đối phó với nạn phân biệt chủng tộc hậu Brexit

17:00 07/07/2016
Các vụ bạo lực, đụng độ do phân biệt chủng tộc đã tăng gấp 5 lần chỉ trong một tuần sau khi cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ rời bỏ Liên minh châu Âu (EU). Tình trạng này buộc lực lượng cảnh sát Anh phải tăng cường an ninh và tuần tra trên đường phố. 


Báo cáo của Hội đồng cảnh sát quốc gia Anh hôm 2-7 cho hay, các vụ bạo lực liên quan đến Brexit (việc Anh rời bỏ EU) ngày càng gia tăng. Cảnh sát không chỉ nhận được hàng trăm đơn khiếu nại gửi tới các đồn cảnh sát, mà còn phát hiện ra nhiều sự thực đáng sợ nhất thông qua các lời phàn nàn trên trang web mang tên True Vision.

Những lời phàn nàn này cho biết, đi đâu họ cũng thấy có nạn phân biệt chủng tộc và những vụ ẩu đả, đánh nhau xuất phát từ nguyên nhân này, có ít nhất 331 vụ đã xảy ra trong một tuần qua theo lời khiếu nại của người dân. Con số này tăng gấp hơn 5 lần so với con số 63 vụ/tuần theo các báo cáo ở thời gian trước. Cảnh sát cũng cho biết, số vụ phân biệt chủng tộc phần lớn diễn ra nhằm vào đối tượng là người Hồi giáo hoặc người châu Phi.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit đã làm gia tăng các hoạt động phân biệt chủng tộc ở Anh. ảnh: LNP.

Tại một số nơi như Birmingham, West Yorkshire, tình trạng này đã trở nên đáng báo động. Hôm 30-6, cảnh sát ở Manchester đã buộc phải mở một chiến dịch chống bạo lực và phân biệt chủng tộc. Còn ở West Midlands, theo ghi nhận của phóng viên hãng BBC, các vụ bạo lực đường phố bắt đầu xuất hiện. Trong một số khu vực khác, việc hình thành các cộng đồng dân cư đối lập đã xảy ra những mâu thuẫn cơ bản. Số người bản địa kỳ thị đối với người nhập cư cũng gia tăng.

Điển hình nhất là vụ cảnh sát phải tiến hành điều tra vụ phá hoại tại trụ sở Hiệp hội văn hóa và xã hội Ba Lan vì động cơ phân biệt chủng tộc. Tòa nhà này đã bị một nhóm hung thủ không rõ tung tích sơn, vẽ dòng chữ phản cảm lên tường. Tại vùng Cambridgeshire, nhiều tờ rơi với nội dung “trục xuất bọn Ba Lan” được viết bằng tiếng Anh và tiếng Ba Lan đã được phân phát ở nhiều nơi”.

Theo dõi kỹ trên trang mạng xã hội, cảnh sát còn phát hiện một nhóm mang tên hashtag PostRefRacism, trong đó đăng tải những câu chuyện kinh khủng về nạn phân biệt chủng tộc, nhất là đối với những người nhập cư. Biên tập viên chính trị của đài Sky News Adam Boulton kể rằng, chỉ trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, ông và gia đình đã tận mắt chứng kiến 3 lần câu hỏi kiểu “Bao giờ chúng mày mới cút về nước” hoặc “Đây là nước Anh, bọn ngoại quốc có 48h để cút khỏi đây”…

Sự kỳ thị này còn len lỏi vào tận trường học và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều học sinh là con em những người nhập cư tại Anh. Tại các khu vực công cộng như nhà ga, bến xe buýt, sân bay, trung tâm thương mại, những người nhập cư thường xuyên nhận được những cái nhìn nảy lửa hoặc ghen tức từ người vốn có thái độ phân biệt chủng tộc từ trước…

Một chiến dịch kêu gọi đoàn kết trong nội bộ nước Anh đang được tiến hành nhằm ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc. Trong ảnh là một tờ rơi được viết tay nhằm kêu gọi người dân tự bảo vệ trước những nguy cơ này. ảnh: Twitter.

Tình trạng này đã ở mức đáng báo động khiến Thủ tướng Anh David Cameron phải tuyên bố rằng, sẽ không “dung thứ” cho việc phân biệt chủng tộc. Đồng thời, hôm 27-6, ông David Cameron đã đề nghị và nhận được sự ủng hộ của các thành viên nội các trong việc thành lập một cơ quan dân sự để thực thi nhiệm vụ phức tạp là đàm phán về việc Anh rời khỏi EU và đưa ra chiến lược giúp nước Anh đoàn kết, vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đặc biệt, chuyên gia chuyên giải quyết các vấn đề phức tạp của Thủ tướng là ông Oliver Letwin đã được giao phó việc tư vấn cho các quan chức chính phủ và thực hiện một chiến dịch chống phân biệt chủng tộc với các tổ chức xã hội. Nhiều nghị sĩ Anh đã ủng hộ quyết định này. 

Trong khi đó, Đại sứ quán nhiều nước ở Anh trong đó có Đại sứ quán Ba Lan tại Anh đã bày tỏ những mối lo ngại sâu sắc trước các vụ phân biệt đối xử và lăng mạ trực tiếp đối với cộng đồng người Ba Lan. Nhiều quốc gia cũng gửi công văn đề nghị Anh sớm giải quyết tình trạng này, ngăn chặn nguy cơ lan rộng của nạn phân biệt chủng tộc.

Chi Anh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文