Cảnh sát Indonesia và Malaysia quyết chống khủng bố

09:09 07/04/2017
“Chiến dịch truy quét nhóm Mujahidin Đông Indonesia có liên hệ với IS tại Poso của tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia dự kiến kết thúc vào ngày 3-4 sẽ được kéo dài thêm 3 tháng”, Cảnh sát trưởng tỉnh Trung Sulawesi, Chuẩn tướng Rudy Sufahriadi đã tuyên bố trước báo giới khi được hỏi về cuộc chiến chống khủng bố.


Theo Tướng Rudy Sufahriadi, số lượng phiến quân của nhóm Mujahidin Đông Indonesia đã giảm từ 36 phần tử xuống còn 9 tên và hiện đang ẩn náu trong rừng sâu, nhưng chúng đang tìm cách liên hệ với IS. Do đó, khoảng 2.000 cảnh sát và binh sĩ quân đội được triển khai trong chiến dịch kể trên.

Bởi nhóm Mujahidin Đông Indonesia từng tham gia các hoạt động đưa phiến quân Indonesia sang Syria và Iraq để tham chiến cùng IS. Và chúng đã tiến hành một số vụ đánh bom liều chết tại Indonesia, trong đó có khủng bố ở thủ đô Jakarta hôm 24-1-2016 khiến 8 người chết và khoảng 30 người bị thương.

Trước đó, lực lượng chống khủng bố Indonesia đã bắt 4 đối tượng nghi là phiến quân Hồi giáo cực đoan đang cố thiết lập một trại huấn luyện cho các tay súng thánh chiến ở miền Đông Indonesia. Và chúng đều là thành viên của Jemaah Anshorut Daulah, mạng lưới các nhóm cực đoan Indonesia được thành lập năm 2015 và cam kết trung thành với IS.

Theo lời khai của các đối tượng bị bắt với cảnh sát, chúng đang lên kế hoạch dựng một trại huấn luyện sau khi cảnh sát và quân đội tiến hành chiến dịch kéo dài nhiều tháng, triệt phá nhóm Mujahidin Đông Indonesia có liên hệ với IS tại khu vực Poso.

Tổng thanh tra Boy Rafly Amar vừa cho biết, đội đặc nhiệm chống khủng bố Densus 88 của cảnh sát mới bắt 2 đối tượng Abu Abdullah và Soleh alias Zalzalat, bị tình nghi chế tạo bom và tài trợ cho một cuộc tấn công khủng bố. Trước đó, đối tượng Yayat Chadiyah cũng bị đội đặc nhiệm chống khủng bố Densus 88 tiêu diệt sau khi tên này kích hoạt quả bom ở gần văn phòng chính phủ tại thành phố Bandung.

Ngoài việc chống khủng bố, cảnh sát Indonesia còn phải tăng cường an ninh tại các mục tiêu quan trọng. Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Ignasius Jonan vừa cho biết, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản và Cơ quan chống khủng bố (BNPT) sẽ cùng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các mỏ dầu khí, nhà máy lọc dầu, trạm điện lực và các cơ sở khác, bởi lo ngại các tay súng chống đối có thể tấn công vào các mục tiêu này.

Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Indonesia.

Chủ tịch BNPT Suhardi Alius cho biết, các cơ sở năng lượng và tài sản trong ngành dầu khí thường là mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố. Do đó, BNPT sẽ hợp tác với lực lượng cảnh sát để tăng cường an ninh, trong đó có việc hộ tống các chuyến vận chuyển dầu mỏ và khí đốt.

Về phần mình, Tổng Thanh tra Cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar cũng vừa thông báo, cảnh sát vừa bắt 9 đối tượng, trong đó có 1 giáo viên tiểu học bị cho có liên hệ với IS. Tất cả 9 đối tượng kể trên đều là công dân Malaysia, ở trong độ tuổi từ 26-46, bị bắt giữ tại các bang Selangor, Perak, Kedah, Kelantan và Johor.

Theo ông Khalid Abu Bakar, những đối tượng bị bắt vì tuyển mộ chiến binh cho IS và tham gia chuyển tiền cho Muhammad Wanndy Mohamed Jedi - chiến binh cầm đầu nhóm người Malaysia đang chiến đấu cho IS tại Syria. Được biết, cảnh sát Malaysia đã bắt hơn 230 đối tượng liên quan đến IS.

Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt 7 nghi phạm (5 người Philippines và 2 người Malaysia) ở bang Sabah và sân bay quốc tế Kuala Lumpur, vì bị cáo buộc gây quỹ và chuyển tiền cho Mahmud Ahmad và Mohamad Joraimee Awang Raimee, 2 kẻ khủng bố người Malaysia tham gia IS ở miền Nam Philippines.

Cảnh sát Malaysia tình nghi một nhân viên xuất nhập cảnh đã trợ giúp nhiều thành viên IS từ Indonesia và các bang của Malaysia vào bang Sabah để tới Philippines.

Hãng thông tấn Bernama vừa dẫn tuyên bố của Trưởng bộ phận truyền thông Văn phòng Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia Datin Asmawati Ahmad, trong đó bác bỏ tin nhắn lan truyền trên các mạng xã hội về việc các trung tâm mua sắm và các địa điểm công cộng trở thành mục tiêu của các nhóm khủng bố. Đồng thời kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác trước những tin đồn giả.

Dư luận cho rằng, tin nhắn kể trên xuất hiện sau khi cảnh sát Malaysia phá tan âm mưu đánh bom quy mô lớn của IS tại thung lũng Klang và bắt 2 tên Hồi giáo cực đoan. Cảnh sát cũng đã bắt 6 người nước ngoài và 1 người Malaysia bị nghi có liên hệ với các nhóm khủng bố, trong đó có IS.

Tờ The Philippine Star cũng mới dẫn cảnh báo của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop về khả năng IS có thể tuyên bố thành lập cái gọi là "vương quốc Hồi giáo" ở Mindanao, hòn đảo lớn thứ 2 ở cực Nam Philippines. Bởi hiện có khoảng 600 tay súng có nguồn gốc từ Đông Nam Á bị theo dõi đang trên đường trở về quê hương sau khi tham gia cuộc chiến cùng IS ở Trung Đông và chúng có thể tụ hội ở miền Nam Philippines.

Trịnh Huyền My

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文