Chân dung “kẻ tội đồ” tại lễ tang Tổng thống Nelson Mandela

12:28 24/12/2013

Chính quyền Nam Phi đã chính thức mở một cuộc điều tra những sai sót liên quan đến vụ bê bối phiên dịch tại tang lễ Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Thamsanqa Jantjie, người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu đang trở thành "kẻ tội đồ", tâm điểm của những lời chỉ trích. Nhiều câu chuyện xoay quanh người đàn ông này dần được hé lộ.

Có liên quan đến việc đánh chết người

Một người anh em họ và ba người bạn của Thamsanqa Jantjie nói với phóng viên Hãng tin Associated Press (AP) rằng, Thamsanqa Jantjie là một trong số những người đã đánh hai người đàn ông khác vì tội ăn cắp tivi vào năm 2003. Hai người đàn ông này đã bị giết chết một cách rất dã man bằng cách đốt cháy chiếc lốp xe đặt quanh cổ (thường gọi là "Necklacing"). "Necklacing"  được coi là phương pháp giết người rùng rợn, được thực hiện khá phổ biến trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trước đây. Những người da đen sử dụng phương pháp này với chính những người da đen khác bị nghi ngờ đã giúp đỡ chính phủ da trắng hoặc phe đối lập. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, việc sử dụng "necklacing" để trừng phạt những tên trộm là rất hiếm.

Thamsanqa Jantjie không phải hầu tòa vì có vấn đề về tâm thần trong khi những nghi phạm khác đã bị đưa ra xét xử ngay sau đó. Khi thông tin trên xuất hiện, Jantjie đã trả lời phỏng vấn Báo Sunday Times của Johannesburg và khẳng định đó là hành động vì công lý. "Đó là một hành động vì cộng đồng, đám đông thực hiện công lý và tôi cũng có mặt ở đó", Jantjie nói. Jantjie hiện không có mặt ở nhà của mình, Jantjie đã đi cùng người đàn ông lạ mặt trên chiếc xe hơi vào chủ nhật tuần trước và chưa trở về. Điện thoại di động của ông vẫn đổ chuông nhưng không có người bắt máy.

Mắc chứng tâm thần phân liệt và ảo tưởng?

Theo lời kể của một trong bốn người đàn ông đề nghị giấu tên thì Jantjie có vấn đề về thần kinh. Anh từng có thời gian điều trị bệnh kéo dài hơn một năm trước khi trở về sống trong khu phố nhỏ của một thị trấn nghèo ở ngoại ô Soweto. Một thời gian ngắn sau đó, Jantjie bắt đầu làm việc như một phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại các sự kiện của Đảng quốc gia châu Phi (ANC). Jantjie từng nói với AP rằng, ông mắc chứng tâm thần phân liệt, ảo tưởng và tin rằng đã nhìn thấy thiên thần chỉ cách vài mét từ Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới tại lễ tang Tổng thống Nelson Mandela. Chính điều này đã khiến cánh tay của ông chuyển động không thể kiểm soát và dẫn đến dịch sai một cách đáng tiếc.

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ năm tuần trước, Jantjie cho biết, những sai sót của mình là do chứng tâm thần phân liệt gây nên.

Jantjie cho hay đã nhìn thấy các thiên thần cách Tổng thống Mỹ vài mét.

Chưa xác định được ngôi trường mà phiên dịch viên theo học

Một cuộc điều tra được mở ra để xác định người đã thuê Jantjie làm phiên dịch ký hiệu tại lễ tang Mandela. Quan chức chính phủ không cho biết cuộc điều tra sẽ kéo dài bao lâu. Bốn cơ quan chính phủ có liên quan trong việc tổ chức tang lễ hoàn toàn chối bỏ trách nhiệm, họ nói rằng, họ không liên hệ với Jantjie và từ chối bình luận, mọi yêu cầu đề nghị gửi đến Văn phòng Chính phủ.

Jantjie nói với Hãng tin AP rằng, ông được thuê bởi một công ty mà ông đã cộng tác trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều đáng nói là, công ty mà Jantjie cung cấp không phải chuyên về phiên dịch ký hiệu cho cộng đồng người khiếm thính. Theo tờ Sunday Times thì chủ sở hữu công ty mà Jantjie nói đến là Bantubahle Xozwa, người đứng đầu cơ quan công tác tôn giáo và truyền thống của ANC. Xozwa nói rằng, Jantjie là một quản trị viên trong công ty, nhưng không phải là một thông dịch viên vì "đã bị loại vài năm trước do không đảm bảo sức khỏe". Jantjie có mặt với tư cách là phiên dịch tại buổi lễ bằng những mối quan hệ cá nhân của mình", Xozwa nói. ANC cho biết, họ không có trách nhiệm trong việc thuê Jantjie làm phiên dịch nhưng thừa nhận đã sử dụng Jantjie tại nhiều sự kiện trong quá khứ.

Liên đoàn người khiếm thính của Nam Phi cho biết, họ đã đệ đơn kiện lên ANC về hành vi "không thể chấp nhận" của Jantjie. Phóng viên của Hãng tin AP không thể xác minh được sự tồn tại của ngôi trường mà Jantjie đã học để trở thành phiên dịch viên ký hiệu. Theo lời của Jantjie thì ông từng theo học ở Trường Komani nằm ở tỉnh Eastern Cape nhưng các công cụ tìm kiếm trực tuyến không có kết quả. Nhiều người nói rằng, họ chưa bao giờ nghe nói về trường và hiện không có các trung tâm về ngôn ngữ ký hiệu trên địa bàn tỉnh Eastern Cape

Mạnh Tường (Tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文