Chất độc thần kinh: Nỗi ám ảnh của nhân loại

17:20 23/04/2018
Vụ tấn công vào thị trấn Douma, Syria ngày 8-4 vừa qua khiến 70 người thiệt mạng và khoảng 500 người bị thương. Song điều khiến người ta lo ngại hơn cả là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có nhiều dấu hiệu liên quan chất độc đã được sử dụng tại đây.


Nhiều loại chất độc hóa học đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong quân sự, y tế, nông nghiệp... Trong đó, chất độc thần kinh được coi là một trong những chất độc gây chết người nhanh và tàn bạo nhất. Hãy cùng tìm hiểu 2 chất độc thần kinh: sarin và chlorine.

Đúng với tên gọi của nó, chất độc thần kinh gây tác động đến hệ thần kinh. Các chất này có thể ở dạng khí, lỏng hoặc keo, xâm nhập vào cơ thể qua da và hô hấp. Một đặc điểm chung của các chất độc thần kinh, đó là chúng rất độc và gây ngộ độc rất nhanh. 

Thông thường, sự xâm nhập chất độc qua đường hô hấp sẽ gây tác dụng rất nhanh do phổi chứa nhiều mạch máu, chất độc có thể nhanh chóng phân tán theo đường máu và đi đến các cơ quan, đặc biệt là cơ quan hô hấp, giết chết con người hoặc để lại những di chứng sức khỏe tồi tệ chỉ với một lượng rất nhỏ.

Hơn 1.400 người Syria trong đó có nhiều trẻ em thiệt mạng trong cuộc tấn công nghi sử dụng chất độc thần kinh năm 2013.

Chất độc thần kinh sarin là loại chất hóa học trong suốt, không màu, không mùi, không vị, thường được lưu trữ ở dạng lỏng. Tuy nhiên, trong phần lớn các cuộc tấn công, chất độc này được bốc hơi thành dạng khí để dễ dàng phát tán ra môi trường. Bởi đặc tính không màu, không mùi, không vị, các nạn nhân rất khó nhận ra thời điểm họ bắt đầu nhiễm chất độc Sarin.

Những triệu chứng nhiễm độc đầu tiên bao gồm sổ mũi, đau mắt, chảy nước dãi, đổ mồ hôi nhiều, thở nhanh, tiểu tiện liên tục và buồn nôn. Khi phơi nhiễm lượng lớn sarin, nạn nhân có thể bị mất ý thức, toàn thân tê liệt, co giật và suy hô hấp. Tất cả các triệu chứng này sau đó sẽ dẫn tới tử vong. 

Nếu nạn nhân hít phải khí sarin với liều lượng chỉ 200 mg sẽ không đủ thời gian xuất hiện các triệu chứng mà tử vong chỉ trong vài phút. Hiện sarin bị Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) liệt kê vào danh sách vũ khí hóa học thần kinh và bị cấm sử dụng hoàn toàn trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong khi đó, chlorine là một hóa chất không những không bị cấm mà ngược lại, khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng ở dạng khí nó có màu vàng lục nhạt và nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi và là chất độc cực mạnh. 

Ngộ độc chlorine có thể xảy ra khi con người nuốt hay hít phải chất chlorine. Khi đó chlorine sẽ phản ứng với nước, bao gồm cả nước trong hệ tiêu hóa để tạo ra acid hydrochloric và acid hydrochlorus. Cả hai hợp chất này đều cực kỳ độc hại đối với con người.

Chlorine kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Trong trạng thái khí, nó kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó làm cháy da. Trong môi trường có nồng độ clo cao có thể tạo ra sự phồng rộp phổi, hay sự tích tụ của huyết thanh trong phổi. Mức độ phơi nhiễm thấp kinh niên làm suy yếu phổi và làm tăng tính nhạy cảm của các rối loạn hô hấp. Trong Thế chiến I, chlorine từng được sử dụng như một vũ khí hóa học.

Dù đã bị liệt vào danh sách vũ khí giết người hàng loạt, song ngày càng có nhiều người dân vô tội phải chết vì việc sử dụng trái phép các chất độc này với mục đích khủng bố, lợi ích nhóm, chiến tranh... Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và lưu hành các chất độc gây chết người này càng sớm càng tốt.

Phương Huyền

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.