Chất độc thần kinh: Nỗi ám ảnh của nhân loại

17:20 23/04/2018
Vụ tấn công vào thị trấn Douma, Syria ngày 8-4 vừa qua khiến 70 người thiệt mạng và khoảng 500 người bị thương. Song điều khiến người ta lo ngại hơn cả là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có nhiều dấu hiệu liên quan chất độc đã được sử dụng tại đây.


Nhiều loại chất độc hóa học đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong quân sự, y tế, nông nghiệp... Trong đó, chất độc thần kinh được coi là một trong những chất độc gây chết người nhanh và tàn bạo nhất. Hãy cùng tìm hiểu 2 chất độc thần kinh: sarin và chlorine.

Đúng với tên gọi của nó, chất độc thần kinh gây tác động đến hệ thần kinh. Các chất này có thể ở dạng khí, lỏng hoặc keo, xâm nhập vào cơ thể qua da và hô hấp. Một đặc điểm chung của các chất độc thần kinh, đó là chúng rất độc và gây ngộ độc rất nhanh. 

Thông thường, sự xâm nhập chất độc qua đường hô hấp sẽ gây tác dụng rất nhanh do phổi chứa nhiều mạch máu, chất độc có thể nhanh chóng phân tán theo đường máu và đi đến các cơ quan, đặc biệt là cơ quan hô hấp, giết chết con người hoặc để lại những di chứng sức khỏe tồi tệ chỉ với một lượng rất nhỏ.

Hơn 1.400 người Syria trong đó có nhiều trẻ em thiệt mạng trong cuộc tấn công nghi sử dụng chất độc thần kinh năm 2013.

Chất độc thần kinh sarin là loại chất hóa học trong suốt, không màu, không mùi, không vị, thường được lưu trữ ở dạng lỏng. Tuy nhiên, trong phần lớn các cuộc tấn công, chất độc này được bốc hơi thành dạng khí để dễ dàng phát tán ra môi trường. Bởi đặc tính không màu, không mùi, không vị, các nạn nhân rất khó nhận ra thời điểm họ bắt đầu nhiễm chất độc Sarin.

Những triệu chứng nhiễm độc đầu tiên bao gồm sổ mũi, đau mắt, chảy nước dãi, đổ mồ hôi nhiều, thở nhanh, tiểu tiện liên tục và buồn nôn. Khi phơi nhiễm lượng lớn sarin, nạn nhân có thể bị mất ý thức, toàn thân tê liệt, co giật và suy hô hấp. Tất cả các triệu chứng này sau đó sẽ dẫn tới tử vong. 

Nếu nạn nhân hít phải khí sarin với liều lượng chỉ 200 mg sẽ không đủ thời gian xuất hiện các triệu chứng mà tử vong chỉ trong vài phút. Hiện sarin bị Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) liệt kê vào danh sách vũ khí hóa học thần kinh và bị cấm sử dụng hoàn toàn trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong khi đó, chlorine là một hóa chất không những không bị cấm mà ngược lại, khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng ở dạng khí nó có màu vàng lục nhạt và nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi và là chất độc cực mạnh. 

Ngộ độc chlorine có thể xảy ra khi con người nuốt hay hít phải chất chlorine. Khi đó chlorine sẽ phản ứng với nước, bao gồm cả nước trong hệ tiêu hóa để tạo ra acid hydrochloric và acid hydrochlorus. Cả hai hợp chất này đều cực kỳ độc hại đối với con người.

Chlorine kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Trong trạng thái khí, nó kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó làm cháy da. Trong môi trường có nồng độ clo cao có thể tạo ra sự phồng rộp phổi, hay sự tích tụ của huyết thanh trong phổi. Mức độ phơi nhiễm thấp kinh niên làm suy yếu phổi và làm tăng tính nhạy cảm của các rối loạn hô hấp. Trong Thế chiến I, chlorine từng được sử dụng như một vũ khí hóa học.

Dù đã bị liệt vào danh sách vũ khí giết người hàng loạt, song ngày càng có nhiều người dân vô tội phải chết vì việc sử dụng trái phép các chất độc này với mục đích khủng bố, lợi ích nhóm, chiến tranh... Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và lưu hành các chất độc gây chết người này càng sớm càng tốt.

Phương Huyền

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文