Châu Âu lúng túng trong cuộc đối đầu Nga - Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

15:07 07/03/2020
Sau khi mở chiến dịch phản công ở Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã quyết định mở cửa biên giới cho những người tỵ nạn Syria có thể tự do đi tới châu Âu. Với nước cờ này của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến châu Âu lo lắng, bất ổn. Sự bất ổn này bắt nguồn từ những xung đột và những mối quan hệ chồng chéo trong lịch sử giữa ba thế lực này.

Nước Nga tiến về phương Nam

Phần lớn lãnh thổ nước Nga nằm trong vùng khí hậu lạnh giá và người Nga luôn tìm cách mở một lối thoát về những vùng biển nóng, những vùng biển không bị đóng băng vào mùa đông, đó là biển Đen và Địa Trung Hải. Nhưng biển Đen là một vùng biển khép kín, còn muốn đến được Địa Trung Hải thì phải kiểm soát được eo biển Bosporus.

Những người tỵ nạn Syria đang tìm cách vượt qua biên giới Thổ - Hy Lạp để vào đất Hy Lạp   

Nhưng Bosporus lại là trái tim của Đế quốc Ottoman xưa kia và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Trong quá khứ Đế quốc Nga của các Sa Hoàng và đế quốc Ottoman luôn luôn ở vào thế đối địch nhau, không chỉ vì những lý do địa chính trị mà còn có các nguyên nhân lịch sử và tôn giáo.

Từ nhiều thế kỷ nước, Nga đã thành công trong việc loại dần ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi vùng biển Đen và ở các nước Hồi giáo Trung Âu. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, người Nga gần như bị đẩy lùi trở lại khỏi những dải đất ven biển Đen, chỉ đến thời của Tổng thống Putin, nước Nga mới hội tụ đủ sức mạnh để quay trở lại. Họ đã tách được Abkhazia ra khỏi Georgia vào năm 2008; tách được Crimea ra khỏi Ukraina và giữ miền Donbass của Ukraina luôn trong vòng ảnh hưởng của mình.

Cư dân trên đảo Lesbos của Hy Lạp đang cố gắng ngăn cản một con thuyền của những người tỵ nạn đang muốn cập vào bến cảng.

Không thể nghĩ tới giải pháp tấn công trực tiếp Thổ Nhĩ Kỳ, nước Nga tìm kiếm một chiến lược kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc thiết lập một cơ sở quân sự quy mô trong vùng Địa Trung Hải, đó là Syria. Nhà lãnh đạo Syria được người Nga không tiếc công sức và cả xương máu để bảo vệ đó là Tổng thống Bashar Al-Assad. Một khi đã đứng vững ở Syria, người Nga đã có thể dễ kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ từ phía Nam.

Khởi đầu, những cuộc nổi dậy ở Syria chống Tổng thống Bashar Al-Assad được phương Tây nhìn nhận như là một phong trào dân chủ nổi dậy để chống lại một chế độ độc tài. Phương Tây đã ồ ạt cung cấp vũ khí và tiền bạc cho lực lượng đối lập. Tổng thống Assad đã kịch liệt tố cáo những sự hỗ trợ đó, bởi chúng đã làm bùng phát các phong trào hồi giáo cực đoan.

Thực tế một lượng lớn tiền bạc từ bán đảo Arập đã được tuồn cho các phong trào Hồi giáo khác nhau, những phong trào này đã thành công trong việc lôi kéo những người Syria nổi dậy gia nhập vào hàng ngũ của họ. Thổ Nhĩ Kỳ, ngay từ đầu cũng đã ra sức hỗ trợ quân nổi dậy Syria.

Được dựng lên tại Iraq, Nhà nước  Hồi giáo (IS) đã tràn sang chiếm phần đất phía Đông của Syria, kiểm soát một phần các cơ sở sản xuất dầu và đã tạo lập một dạng nhà nước với hệ thống thuế má và sở hữu một đội quân đánh thuê đa sắc tộc. Trong suốt thời gian IS tồn tại, việc giao thương buôn bán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và IS, chủ yếu là dầu mỏ, chưa bao giờ bị gián đoạn.  

Người Kurds sinh sống dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tận dụng cơ hội để tuyên bố thành lập một khu vực tự trị của họ (được gọi là Rojava). Người Kurds của Syria cùng chung một dòng máu với người Kurds của Thổ Nhĩ Kỳ và Đảng PKK của người Kurds từ lâu đã bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật, chính vì thế người Kurds ở Syria luôn nằm trong tầm ngắm của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đất nước Syria bị "chia năm sẻ bảy", vì thế Tổng thống Bashar Al-Assad phải cầu cứu Iran và Nga. Các đội quân của Iran đã tiến vào Syria để tham chiến. Còn nước Nga thì gửi các cố vấn quân sự, máy bay tầu chiến và những khí tài hiện đại khác tới Syria.

Với Tổng thống Putin đây là một cơ hội bằng vàng để thực hiện giấc mơ mà nước Nga đã theo đuổi từ lâu: lập một căn cứ quân sự hùng mạnh ở vùng Địa Trung Hải. Kể từ đó đến nay, những chiếc tàu chiến Nga vận chuyển khi tài quân sự liên tục đi ngang qua eo biển Bosporus trong cái nhìn đầy khó chịu của người Thổ.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ quyết định can thiệp trực tiếp vào Syria?

Điều gì đã thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp tham chiến ở Syria? Theo nhiều nhà phân tích, việc này liên quan chặt chẽ đến cuộc bầu cử sắp tới.

Đã từ lâu, Tổng thống Erdogan mong muốn Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ trao cho ông những quyền lực lớn hơn. Muốn vậy ông cần phải có được đa số hơn 2/3 số phiếu của Quốc hội. Nhưng Đảng AK của ông hiện mới chỉ chiến 45 đến 50% số phiếu bầu. Làm thế nào để có thể hội đủ được số phiếu cần thiết? cách duy nhất là dựa vào những người theo "chủ nghĩa quốc gia", những người luôn phản đối sự có mặt của nhóm dân cư không phải "gốc Thổ".

Trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây chỉ còn lại nhóm sắc tộc "ngoại lai" là người Kurds. Vào thời điểm thành lập Thổ Nhĩ Kỳ sau Đại chiến Thế giới lần I, người Kurds gần như không được chú ý đến vì họ sống ở những vùng núi cao, cách xa các trung tâm chính trị và văn hóa, họ lại cũng cùng tín ngưỡng Hồi giáo Sunni. Nhưng ngày nay người Kurds đã hiện diện nhiều hơn ở các thành phố lớn, đặc biệt là các vùng ngoại ô.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cùng các quan chức Nghị viện châu Âu và Hy Lạp thị sát vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Hy Lạp ngày 3-3.

Thời gian đầu, Tổng thống Erdogan cũng có dành cho người Kurds một số quyền nhất định, nhưng giờ đây khi cần tranh thủ phiếu của những người "dân tộc chủ nghĩa", ông Erdogan quyết định ra tay mạnh mẽ hơn. Trước đây, người Kurds ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần gây bạo động để chống lại sự đàn áp và kỳ thị nhắm vào họ vì thế đảng PKK của người Kurds bị xếp vào thành phần khủng bố.

Tấn công vào khu vực tự trị của người Kurds ở Syria, Tổng thống Erdogan tuyên bố mục đích là để phá vỡ một hậu phương của tổ chức khủng bố của người Kurds trên đất Thổ. Với hành động này ông tin chắc rằng mình sẽ có được một đa số tuyệt đối trong Quốc hội để thay đổi Hiến pháp tăng quyền lực cho mình.

Châu Âu đang bị dồn vào chân tường

Hiện có khoảng 25 triệu người Syria trên toàn thế giới. Trong số đó có 8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa chạy tỵ nạn ở trong nước và 6,5 triệu người đã ra tỵ nạn ở nước ngoài: Thổ Nhĩ Kỳ 3,5 triệu, châu Âu 1 triệu (chủ yếu ở Đức), Jordan 1 triệu và Lebanon 1 triệu.

Trong số 8 triệu người chạy lánh nạn trong nước thì hiện đang có chừng 2 triệu người đang mắc kẹt tại "chảo lửa" Idlib, nơi đang diễn ra những cuộc giao tranh ác liệt trong những tuần gần đây. Hơn 1 triệu người trong số đó là phụ nữ và trẻ em, những người đã phải chạy trốn từ nơi này qua nơi khác.

Ngày 1-3, Fahrettin Altun, người phát ngôn của Tổng thống Erdogan, tuyên bố: "Chúng tôi đã đón nhận hơn 3 triệu người tỵ nạn, hơn 80% trong đó là phụ nữ và trẻ em. Châu Âu đã từ chối việc thiết lập một vùng an toàn phía Bắc Syria để đón nhận trở lại một số người trong số hơn 3 triệu người tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu cũng không hề tìm cách nới rộng các điều kiện nhập cư để tiếp nhận thêm những người tỵ nạn". Trước đó, ngày 29-2, đích thân Tổng thống Erdogan cũng đã gửi tới châu Âu những lời lẽ đầy hăm dọa: "Hãy hành động theo đúng những nguyên tắc nhân văn mà các vị thường tuyên bố, hãy ngăn chặn các vụ tấn công nhắm vào thường dân của không quân Nga và quân đội của Assad. Nếu các vị thất bại, tôi sẽ gửi 2 triệu người tỵ nạn đến chỗ các vị". Ngay sau tuyên bố trên của ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa biên giới cho phép những người tỵ nạn Syria, qua ngả Hy Lạp và Bungari có thể tự do di chuyển đến châu Âu. Với bước đi này, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đã dồn châu Âu đến chân tường.

Bất lực trong việc đưa ra một giải pháp ngăn chặn những bước leo thang trong cuộc xung đột hiện nay ở Idlib, Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối diện với một kịch bản tồi tệ nhất: một làn sóng người tỵ nạn mới chuẩn bị tràn vào châu Âu từ phía Nam. Làn sóng đó sẽ không chỉ gồm 2 triệu dân thường vùng chiến sự Idlib mà còn kéo theo những người tỵ nạn khác đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc khủng hoảng người nhập cư lần này nếu xảy ra chắc chắn sẽ làm rạn nứt nghiêm trọng khối 27 nước trong EU và tạo đà cho các trào lưu cánh hữu và bài ngoại trỗi dậy đánh bại các chính đảng đang cầm quyền hiện nay.

Một tình trạng lo lắng bất an đang bao trùm tất cả các nước châu Âu, nhất là những nước có liên quan. Một cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Ngoại giao của EU sẽ được tổ chức vào ngày 6-3 tại Zagreb, thủ đô Croatia, hai ngày sau khi có cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ tại Brussels.

Các bộ trưởng sẽ phải xây dựng một kế hoạch khẩn cấp để hỗ trợ cho Hy Lạp đồng thời cùng soạn thảo ra một thông điệp chung của EU để gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Gerald Knaus, một chuyên gia về mối quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ thì "để bảo vệ được lợi ích chung, châu Âu nhất thiết phải đạt được một thỏa thuận mới với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề nhập cư. Châu Âu phải tập trung mọi nỗ lực để đối thoại thành công với Thổ Nhĩ Kỳ, cố gắng đáp ứng được những đòi hỏi của họ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tài chính".

Dương Thắng (tổng hợp)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文