Chính phủ bà Angela Merkel trước nguy cơ sụp đổ?
- Tiết lộ kỳ vọng của bà Angela Merkel trong năm mới 2018
- Châu Âu "lo sốt vó" trước những bế tắc của bà Angela Merkel
- Bà Angela Merkel: Hào quang hay thử thách
Theo đó, liên minh chính phủ giữa đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel và đảng CSU ở vùng Bavaria đang đứng trước bờ vực sụp đổ do những tranh cãi về một đề xuất chính sách mới, liên quan tới người nhập cư và tị nạn vào Đức.
CSU, một đảng trung hữu có trụ sở tại bang Bavaria của Đức, đã khơi mào cuộc chiến mới nhất. Lãnh đạo đảng, Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer, đã đưa ra một kế hoạch di dân có thể giúp Đức gửi trả những người tị nạn ở biên giới nếu họ đã xin tị nạn ở các nước EU khác.
Thủ tướng Angela Merkel |
Tranh chấp này có từ năm 2015 và 2016 - đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu - và quyết định mang tính bước ngoặt của Merkel để mở biên giới của Đức cho dòng người tị nạn đến từ Syria bị chiến tranh tàn phá.
Động thái này và việc duy trì chính sách mở cửa ngay cả khi một số nước láng giềng châu Âu chuyển sang đóng cửa đã khiến bà Merkel hứng chịu nhiều chỉ trích.
Nghị sĩ Kai Whittaker tin rằng chiếc ghế thủ tướng của bà Merkel đang lung lay. |
Năm 2015, chính sách “mở cửa” của bà Merkel đã chứng kiến khoảng 1 triệu người tị nạn tràn vào nước Đức. Mặc dù, số người nhập cư đã giảm mạnh trong 2 năm qua, nhưng mỗi tháng, Đức vẫn tiếp nhận chừng 11.000 đơn xin tị nạn mới.
Quyết định này cũng được cho là yếu tố chủ chốt dẫn tới làn sóng ủng hộ tăng cao cho AfD - chính đảng cực hữu và chống Hồi giáo và hiện đang là đảng lớn thứ ba tại Đức sau cuộc bầu cử năm 2017.
Hiện nay, bà Merkel đang “câu giờ” với hy vọng vấn đề này có thể được bàn bạc và chính phủ của bà được duy trì cho đến khi thỏa thuận với các quốc gia thành viên EU khác có thể được thực hiện tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này. Cho đến lúc đó, các thành viên trong nhóm của bà đã tái khẳng định ý định đứng sau Thủ tướng của họ.
Trong khi đó, ông Seehofer đe dọa sẽ thách thức bà Merkel và thúc đẩy chính sách di dân của ông. Một thách thức đối với chính quyền của bà Merkel có thể khiến bà phải chấp nhận lật đổ ông, hoặc sa thải ông - một động thái gần như chắc chắn sẽ khiến chính phủ sụp đổ và kích hoạt các cuộc bầu cử mới.
Các nhà quan sát từng dự đoán rằng bà Merkel có thể chấm dứt sự nghiệp thủ tướng sau cuộc tổng tuyển cử mới nhất ở Đức vào tháng 9-2017, và một lần nữa vào tháng 11-2017 khi các cuộc đàm phán liên minh sụp đổ. Bây giờ, những dự đoán như vậy dường như quá sớm. Tình trạng mâu thuẫn trong Chính phủ Đức diễn ra vào thời điểm đảng CSU đang chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu vùng vào tháng 10 tới.
"Các đảng viên CSU đang cố gắng dùng vấn đề nhập cư để thu hút cử tri, và họ có một động lực mạnh mẽ để làm điều đó", Marcel Dirsus, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Kiel, nói.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 14-6, 62% người trả lời tin rằng người tị nạn không có giấy tờ không nên được phép vào nước Đức.