Choe Ryong-hae tái xuất

15:03 08/12/2017
Từng là Bí thư đảng Lao động cầm quyền kiêm Phó Nguyên soái quân đội Triều Tiên, nhưng tháng 11-2015, ông Choe Ryong-hae bất ngờ bị truất phế và đưa vào trại lao động cải tạo.


Những tưởng con đường hoạn lộ của ông đến đó là tan thành mây khói. Thế nhưng, thời gian gần đây người ta thấy ông Choe xuất hiện trở lại, và có phần còn lợi hại hơn xưa.

Đi lên từ Đoàn Thanh niên

Từ sau cái chết của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, người ta thấy thường xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo mới lên Kim Jong-un là một nhân vật ít được công chúng biết đến trước đó, Choe Ryong-hae.

Về sau, ông Choe được biết đến như cánh tay đắc lực của lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Choe là thành viên của thế hệ cách mạng thứ hai và đã quen biết lãnh đạo tối cao Kim Jong-il trong hơn 50 năm. Ông có nhiều mối quan hệ chính trị và xã hội với nhiều gia đình ưu tú tại CHDCND Triều Tiên.

Sự nghiệp chính thức của Choe Ryong-hae bắt đầu vào đầu những năm 1970 khi ông làm giáo chính trị đảng Lao động tại Trường đại học Kim Il-sung. Choe đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới chính trị của Kim Jong- il để hỗ trợ sự thành công của Kim Jong-il trong số các sinh viên và học sinh. Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Chương trình trao đổi văn hoá tại Liên đoàn Thanh niên Kim Il-sung (KISYL) vào năm 1980 và là Phó Chủ tịch KISYL năm 1981, giữ 2 vị trí đồng thời.

Ông Choe đã lãnh đạo đoàn thanh niên và sinh viên thăm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Libya và Hy Lạp. Năm 1986, Choe được bầu làm Chủ tịch KISYL và tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được bầu làm Phó Hội đồng nhân dân Tối cao thứ 9, nơi ông phục vụ trong Đoàn Chủ tịch.

Năm 1990, Choe được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Triều Tiên, và sau đó là Chủ tịch Hiệp hội Taekwando. Những năm 1990, các tổ chức thanh thiếu niên đã được củng cố, và sự phân cấp hành chính của nó đã thay đổi. Choe Ryong Hae giữ vai trò là thư ký của Ban Thư ký Trung ương KISYL.

Năm 2001, ông Choe là Phó Giám đốc Vụ Tổng hợp đảng Lao động, chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu và các nhiệm vụ quản lý khác tại Trung ương Đảng. Năm 2006, ông được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Bắc Hwanghae.

Vươn tới đỉnh cao quyền lực

Năm 2009, Choe đã tham gia trong việc giúp lãnh đạo mới Kim Jong-un kế thừa di sản. Ông thường đi cùng với ông Un trong việc kiểm tra các đơn vị quân đội và thăm các khu công nghiệp.

 Sau khi Choe phụ trách các vấn đề liên quan đến quân sự, ông bắt đầu xuất hiện cùng với Kim Jong-il trong các chuyến công tác tại khu vực Bắc Hwanghae. Năm 2010, ông giám sát việc điều chỉnh lại ba khu hành chính được chuyển từ Bình Nhưỡng vào Bắc Hwanghae.

Ngày 28-9-2010, Choe được phong hàm Tướng trong quân đội. Tháng 4-2012, Choe được thăng lên Phó Tư lệnh. Trong Hội nghị Đảng lần thứ 4 vào ngày 11 cùng năm, Choe được bầu làm thành viên của Ban Chủ tịch Chính trị và Phó Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương. Sau đó, Choe được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng Chính trị tổng hợp KPA, một vị trí đã bị bỏ trống từ cuối năm 2010 sau cái chết của Jo Myong Rok.

Từ năm 2012 đến 2014, Choe là thành viên hàng đầu trong giới lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên. Ông đã lãnh đạo một số dự án xây dựng của quân đội… Ông lãnh đạo một phái đoàn quân đội trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2013, nơi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sau khi Jang Song-taek bị tử hình vào tháng 12-2013, Choe được tin là đã thay thế người này như người đàn ông quyền lực số 2 của Triều Tiên. Ngày 9-4-2014, Choe được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng. Tiếp sau là Giám đốc của Bộ Chính trị tổng hợp KPA. Sau đó, Choe đã xuất hiện trong một buổi lễ khai trương một trại cải tạo trẻ em ở tỉnh Kangwo'n, với tư cách là Bí thư của đảng Lao động.

Hai lần đi cải tạo

Dù là người thân cận của Kim Jong-un, nhưng Choe đã có tới 2 lần bị đi cải tạo. Lần đầu là vào năm 1998. Khi đó ông bị trục xuất khỏi vị trí Thư ký của Ban Thư ký Trung ương KISYL với lý do chính thức là không đủ sức khoẻ. Tuy nhiên, các nguồn tin cho rằng vì Choe đã tham gia vào việc bán kim loại phế liệu cho Trung Quốc. Ông đã trải qua cải tạo chính trị tại Trường Đảng cao cấp và được bổ nhiệm vào một vị trí khó khăn như là một quan chức chính trị trong bộ phận công cộng của Bình Nhưỡng.

Ông Choe Ryong-hae (trái) cùng với lãnh đạo Kim Jong-un.

Lần thứ 2 là vào tháng 11-2015, khi ông đang ở đỉnh cao quyền lực. Khi đó ông Choe đã bị đưa đi lao động tại một trại cải tạo ở nông thôn, dù đang là Phó Nguyên soái quân đội và là một bí thư của đảng Lao động.

Giới quan sát tin rằng ông Kim Jong-un đã áp đặt hình phạt đối với ông Choe nhằm gửi thông điệp “lạnh lẽo” rằng thậm chí những trợ lý gần gũi nhất cũng không được tha nếu vi phạm kỷ luật. Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (NIS) khi đó cho rằng Choe bị trừng phạt vì bất đồng với ông Kim về vai trò của Đoàn thanh niên. Ngoài ra, ông Choe dường như cũng bị đổ lỗi cho một tai nạn tại một nhà máy thủy điện.

Nhưng NIS khi đó đã lưu ý rằng ông Choe có thể được phục hồi vị trí, vì bản chất “tội lỗi” của ông khác với Jang Song-thaek, người đã bị tử hình vì tội âm mưu lật đổ chính phủ vào năm 2013. Và quả thật như vậy, Choe chính là người đứng sau việc phế truất Cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội Hwang Pyong-so và Cục phó Kim Won-hong mới đây. Ông Hwang đã không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 13-10.

NIS cho biết lý do ông Hwang bị thanh trừng vì có những biểu hiện cho thấy "thái độ không tôn trọng" đối với lãnh đạo Kim Jong-un. Giáo sư Nam Sung-wook của Đại học Hàn Quốc nói: "Kim dường như đang sử dụng Choe để làm suy yếu sức mạnh của quân đội”.

Quân đội Triều Tiên là một trong những cơ quan quyền lực nhất trong bộ máy của Bình Nhưỡng. Điều này là hệ quả của chính sách “quân sự trên hết” từ thời lãnh đạo Kim Jong-il.

Choe Ryong-hae sinh 15-1-1950 tại huyện Sinchon, tỉnh Nam Hwanghae,  là con trai của Choe Hyon, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng của Triều Tiên giai đoạn 1968-1976. Ông gia nhập Quân đội nhân dân Triều Tiên năm 1967 và tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kim-il Sung chuyên ngành chính trị và kinh tế.

Ước Lễ

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 11/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội ra phán quyết đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu cùng 39 bị cáo khác.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh công bố đường dây nóng tố cáo hành vi “vẽ bệnh moi tiền”, thái độ của nhân viên y tế… Người dân có thể phản ánh chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hành vi sai phạm hoặc tra cứu các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế qua các đường dây nóng của Sở.

Tối 10/7, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), trong đó tập trung kiểm soát camera giám sát hành trình, test nồng độ cồn và chất ma túy đối với các tài xế điều khiển ô tô kinh doanh vận tải như: xe khách giường nằm, ô tô tải, xe đầu kéo...

6 nhân viên mật vụ Mỹ đã bị xử lý kỷ luật sau những sai sót trong vụ ám sát hụt ông Donald Trump vào tháng 7 năm ngoái tại Pennsylvania. Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết, các hình thức kỷ luật bao gồm đình chỉ công tác từ 10 đến 42 ngày và điều chuyển sang các vị trí không còn liên quan đến hoạt động bảo vệ.

Thông tin về tình hình quy hoạch dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào ngày 9/7 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, phạm vi triển khai của dự án trên địa bàn thành phố khoảng 110ha, gồm phần tuyến dài gần 13,5km với diện tích 32,2ha; Ga Thủ Thiêm khoảng 17,3ha; Depot Long Trường khoảng 60,5ha…

Một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên iSeg ở Mỹ đang định hình lại xạ trị ung thư bằng cách tự động phác thảo khối u phổi ở dạng 3D khi chúng dịch chuyển theo mỗi hơi thở. Trong khi đó, tại Anh, các nhà khoa học đã phát triển một công cụ mới do AI hướng dẫn, có thể dự đoán cách bệnh nhân ung thư ruột trở nên kháng thuốc, giúp dẫn đến sự phát triển của các liệu pháp điều trị theo hướng cá nhân hóa mới.

Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ V do Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, được nâng tầm chuyên nghiệp và mở rộng quy mô. Đây là hoạt động chào mừng 80 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Barney Casserly đã tự tử ở tuổi 21 khi phải vật lộn với chứng nghiện ketamine và sự tổn thương bàng quang không thể phục hồi khiến anh thường xuyên phải đi vệ sinh 20 lần mỗi đêm. Và Barney chỉ là một trong số hàng ngàn thanh niên ở Anh bị nghiện ketamine - loại thuốc được cấp phép dùng trong các cơ sở y tế và bệnh viện như một chất gây mê nhưng cũng bị liệt vào dạng một loại ma túy tổng hợp, vì có công dụng an thần và tạo ảo giác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.