Chống bạo lực phụ nữ ở Thái Lan

13:28 10/03/2019
Thái Lan từ lâu đã lên án bạo lực đối với phụ nữ. Busayapa Srisompong, thông qua tổ chức phi lợi nhuận Shero, đang đấu tranh để thay đổi điều đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một trong ba phụ nữ trải qua bạo lực thể xác và/hoặc tình dục bởi một đối tác thân mật tại một số thời điểm trong cuộc đời.


Đó là một dịch bệnh lan rộng và thầm lặng - đặc biệt là ở Thái Lan, nơi bạo lực gia đình được coi là một phần bình thường của xã hội và văn hóa.

Chứng kiến số lượng lớn các vụ bạo lực chống phụ nữ, Busayapa Srisompong - nữ luật sư nhân quyền và cũng là người sống sót sau thời gian dài bị bạn trai bạo hành - đã thực hiện sứ mệnh của mình là loại bỏ bạo lực gia đình ở Thái Lan trong các thế hệ tương lai.

Busayapa Srisompong tổ chức các cuộc hội thảo và xây dựng mạng lưới hỗ trợ tại khu vực Mae Sot.

Shero, một dự án phi lợi nhuận do cô thành lập năm 2016, tìm cách chống lại các vấn đề văn hóa sâu sắc của Thái Lan bằng cách cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí cho những người sống sót sau bạo lực, giáo dục những người thuộc thế hệ mới và có cùng chí hướng về bạo lực gia đình.

Busayapa nói: "Lúc đầu khi tôi bắt đầu cung cấp lời khuyên cho những phụ nữ nạn nhân của bạo lực, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc thực hiện một dự án nào." Từng hứng chịu bạo lực từ người bạn trai, Busayapa nhận ra rằng một người phụ nữ cực kỳ khó khăn - thậm chí là một phụ nữ có học thức - để được tiếp cận với sự giúp đỡ khi bị bạo lực gia đình. Trong xã hội Thái Lan, các sĩ quan cảnh sát thường từ chối các báo cáo bạo lực gia đình do đó mà các vụ việc hiếm khi được giải quyết.

Busayapa nói: "Sau khi tôi phải đối mặt với mọi thứ, tôi cảm thấy rằng vẫn còn nhiều người không biết làm thế nào để tiến hành các thủ tục pháp lý. Những phụ nữ bình thường sẽ không dám trình báo chính quyền. Trong cộng đồng đầu tiên ở Mae Sot mà tôi đã nói chuyện, mọi người đều có kinh nghiệm về bạo lực gia đình. Cách tiếp cận tôi đưa ra là dạy họ về luật pháp đồng thời hướng dẫn họ về những khu vực nào ở Mae Sot mà họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ".

Trong giai đoạn đầu, những người phụ nữ trong cộng đồng sẽ không dám lên tiếng về những nỗi đau do bị bạo hành của họ. Cho nên, chỉ đến khi Busayapa tâm sự về trải nghiệm của chính mình, họ mới bắt đầu tập trung can đảm để kể câu chuyện của mình.

Sau đó, Busayapa tiếp tục tổ chức các buổi nói chuyện để giáo dục về quyền phụ nữ, tiếp đến chuyển sang thực hiện các hoạt động khác như trị liệu nghệ thuật cho những người sống sót sau thời gian bị bạo hành thể xác. Cảnh sát bắt đầu chú ý và mời Busayapa để tham khảo ý kiến và từ đó dẫn đến việc hình thành một mạng lưới chuyên trách về các vụ bạo hành chống phụ nữ ở Thái Lan.

Busayapa giải thích: "Đó không chỉ đơn thuần là tư vấn mà cũng có hỗ trợ tâm lý xã hội. Tôi nói với họ những điều cần biết, làm thế nào để có được sự hỗ trợ về mặt tâm lý". Nhìn thấy hoạt động khá hiệu quả của Busayapa, một người bạn đã gọi cô là "Shero" (anh hùng).

Busayapa kể: "Từ này thực sự gây khó khăn với tôi vì người khác có thể làm những gì tôi làm. Tôi tin rằng tất cả mọi người, ở một mức độ nào đó trong cuộc sống của họ đã phải đối mặt với bạo lực và nếu họ làm trong ngành pháp lý hoặc nghề xã hội, họ có thể trở thành một 'Shero' và là 'Anh hùng' để giúp đỡ cộng đồng của họ. Vì vậy, dần dần nó hình thành như một dự án".

Với tên gọi chính thức, Busayapa dần dần tổ chức các hội thảo và hoạt động lớn hơn. Cô hợp tác với Viện Tư pháp Thái Lan (TIJ) để tổ chức Diễn đàn Tuổi trẻ đầu tiên vào năm 2018. Được sự tham gia của nhiều thanh thiếu niên từ khắp Thái Lan.

Diễn đàn sử dụng khái niệm tư duy thiết kế để người tham gia nhận thức và động não để giải quyết bạo lực và lạm dụng ở các tổ chức khác nhau, từ trường học đến nơi làm việc. Bắt đầu một cuộc đối thoại và trò chuyện cũng là một trong những cách để truyền bá nhận thức và giúp giải quyết bạo lực - Busayapa xác định. Hiện nay, Busayapa có kế hoạch làm nhiều hơn nữa với dự án 3 năm của mình.

Cô muốn tổ chức một Diễn đàn Thanh niên khác ở tỉnh Mae Sot để mọi người tìm hiểu mức độ khó khăn đến mức nào đối với những người bị thiệt thòi khi tiếp cận trợ giúp pháp lý. Busayapa muốn chiêu mộ thêm nhiều tình nguyện viên và cấu trúc một mạng lưới giúp đỡ hiệu quả hơn trên toàn quốc để hỗ trợ kịp thời bất kỳ nạn nhân nào cần đến.

Busayapa phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của tờ Bangkok Post hồi năm 2018: "Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề bạo lực chống phụ nữ, bạn phải sửa chữa văn hóa. Bạn phải bắt đầu từ những đứa trẻ của thế hệ mới. Chúng có kiến thức để làm việc với cộng đồng của chúng và từ đó một mạng lưới được tạo ra.

Một ngày nào đó, văn hóa bạo lực sẽ biến mất, hoặc ít nhất là sự suy giảm ở các thế hệ sau. Tôi không hy vọng điều gì nữa với thế hệ cũ. Thuyền của họ đã ra khơi. Nhưng với thế hệ mới, thuyền vẫn có thể quay trở lại. Đó là điều thúc đẩy tôi làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương".

Thiên Minh

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng phương tiện đông, lòng đường hẹp, mặt đường lồi lõm và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, tiềm ẩn loạt nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文