Cilia Flores: Đệ nhất phu nhân bị cấm vận

11:09 09/10/2018
Ngày 25-9, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt mới lên phu nhân Tổng thống Venezuela và một số quan chức cấp cao của quốc gia này.


Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, Đệ nhất Phu nhân Venezuela Cilia Adela Flores de Maduro, Phó Tổng thống Delcy Rodriguez và Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino là 3 trong số 6 cá nhân chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, 3 thực thể cùng một chiếc máy bay cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt. 

“Mỹ sẽ tiếp tục có những hành động vững chắc và mạnh mẽ chống lại các cá nhân liên quan tới việc làm suy yếu nền dân chủ của Venezuela”, thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ viết.

Luật sư của Chávez

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng áp đặt một số lệnh trừng phạt lên chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từ năm 2017, với cáo buộc tiếp tay cho nạn tham nhũng tràn lan và làm suy yếu nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ vốn rất thịnh vượng này. Lạm phát tại Venezuela hiện ở mức 200.000%, tình trạng khan hiếm lương thực và thuốc men đã dẫn tới làn sóng di cư lớn của người dân Venezuela tới các quốc gia khác.

Theo quy định của lệnh trừng phạt, các công dân và doanh nghiệp Mỹ bị cấm giao dịch với những cá nhân chịu lệnh cấm. Các thực thể chịu trừng phạt cũng bị cấm sở hữu tài khoản ngân hàng và dịch vụ hợp đồng liên quan với các công ty Mỹ. Lệnh cấm vận về tài chính được chính quyền Trump áp dụng từ năm 2017 cũng không cho phép nhà đầu tư Mỹ mua bán các khoản nợ của Chính phủ Venezuela nhằm ngăn chặn nguồn tài chính của chính phủ nước này.

Bà Cilia Flores sinh ngày 15-10-1956. Bà và ông Nicolás Maduro đã có một mối quan hệ lãng mạn từ những năm 1990 khi đó bà là luật sư của cố Tổng thống Hugo Chávez sau cuộc đảo chính năm 1992. Hai người kết hôn vào tháng 7-2013 sau khi ông Maduro trở thành Tổng thống. 

Ông Maduro có một con trai riêng là Nicolás Maduro Guerra, người mà ông bổ nhiệm vào nhiều chức vụ cao cấp của chính phủ: Chánh Văn phòng Thanh tra Đặc biệt, Chủ tịch Trường Điện ảnh Quốc gia và một vị trí trong Quốc hội. Bà Flores cũng nhận một người con trai nuôi là Efraín Campos, vốn là cháu trai của bà - con của người chị đã mất.

Bà Flores là luật sư chính cho đội pháp lý của ông Chávez, bà có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ việc phóng thích ông Chávez vào năm 1994 sau cuộc đảo chính không thành công của ông vào năm 1992. Trong khi phục vụ như là Chủ tịch của Bộ Tư lệnh Chính trị của Cách mạng Bolivia, bà Flores là một phần của Chỉ huy Chiến thuật Cách mạng, một tổ chức điều hành phần lớn bộ máy chính trị của ông Hugo Chávez. 

Ngày 7-4, vài ngày trước cuộc đảo chính năm 2002 của Venezuela, bà Flores cùng với Guillermo García Ponce và Freddy Bernal đã chia sẻ kế hoạch sử dụng các vòng tròn Bolivarian như một lực lượng bán quân sự để kết thúc cuộc tuần hành đối lập và bảo vệ Chávez trong Cung điện Miraflores bằng cách tổ chức thành lữ đoàn.

Là thành viên của đảng Xã hội Chủ nghĩa Venezuela (PSUV), bà Flores đã thay thế ông Maduro làm Chủ tịch Quốc hội vào tháng 8-2006, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao. Bằng việc đó, bà là người phụ nữ đầu tiên làm Chủ tịch Quốc hội Venezuela (2006-2011). 

Ngày 10-1-2007, bà Flores đã chứng nhận lời tuyên thệ của ông Chávez khi ông nhậm chức Tổng thống sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2006. Sau khi ông Maduro chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013 trước Henrique Capriles, bà Cilia Flores trở thành Đệ nhất Phu nhân Venezuela, một vị trí từ lâu đã bị bỏ trống.

Tranh cãi

Bà Flores bị cáo buộc về chủ nghĩa gia đình trị, rằng  16 người thân của bà đã trở thành nhân viên của Quốc hội trong khi bà là một Phó Chủ tịch Quốc hội. Trả lời phóng viên rằng những cáo buộc bà về chủ nghĩa gia đình trị là một phần của chiến dịch bôi nhọ. Bà gọi các tác giả bài báo đó là những “ngòi bút đánh thuê”. Năm 2012, những người thân của bà Flores đã bị đuổi khỏi văn phòng, mặc dù một số người nhận được các công việc khác trong chính phủ một năm sau đó.

Con trai của bà Flores, Walter Jacob Gavidia Flores, có mức lương được nhận lần cuối cùng năm 2015 chưa tới 1.000 đô la, đã thực hiện nhiều chuyến bay quốc tế trong năm 2015-2016 trên các chuyến bay riêng với chi phí khoảng 20.000 đô la mỗi chuyến. Gavidia Flores dành phần lớn thời gian của mình tại Mỹ, tiếp đó là Pháp, Đức, Malta và Tây Ban Nha.

 Ngày 10-11-2015, hai cháu trai của bà Cilia Flores là Efraín Antonio Campos Flores và Francisco Flores de Freitas đã bị cảnh sát bắt giữ tại Port-au-Prince, Haiti, trong khi cố gắng thực hiện một thỏa thuận vận chuyển 800 kg cocaine đến New York và được chuyển sang Cục Quản lý thực thi Dược phẩm (Mỹ). 

Vụ việc xảy ra vào thời điểm nhiều thành viên cấp cao của Chính phủ Venezuela bị điều tra vì tham gia buôn bán ma túy. Ngày 18-11-2016, hai người này đã bị kết tội cố gắng đưa cocaine vào Mỹ để họ có thể "có được một lượng lớn tiền mặt để giúp gia đình nắm quyền".

Cho đến nay, ngoài Mỹ bà Flores còn bị một số nước khác cấm vận.  Ngày 30-5-2018, Chính phủ Canada đã cấm vận bà Flores do mối quan hệ của bà với ông Maduro sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2018. Tháng 3-2018, Chính phủ Panama đã xử phạt hàng chục công ty liên quan đến gia đình Flores. Các công ty, do các thành viên khác nhau của gia đình Flores đứng đầu đã bị xử phạt vì bị cáo buộc tham gia rửa tiền.

Tổng thống Maduro lên tiếng

Phát biểu trên truyền hình ngày 25-9, ông Maduro nói: “Tôi chưa từng thấy một điều gì tương tự thế. Hãy tấn công tôi nhưng để Cilia được yên, hãy để gia đình tôi được yên. ‘Tội’ lớn nhất của bà ấy là trở thành vợ tôi. Nhưng một khi mà người ta đã không thể loại trừ được Maduro, họ sẽ nhằm sang Cilia nhưng sẽ không thành công vì bà ấy là một phụ nữ mạnh mẽ”. 

Ông Maduro cũng cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump mặt đối mặt. “Tôi sẵn sàng bàn bạc với Tổng thống Trump. Tôi muốn nó giống như một cuộc gặp mặt đối mặt giữa 2 lãnh đạo”, ông Maduro nói.

Sau đó, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza cho biết ông Maduro luôn sẵn sàng gặp ông Trump. “Nếu Tổng thống Trump muốn bàn bạc với Tổng thống Maduro, cuộc gặp có thể được tổ chức ngay trong ngày mai nếu cần”.

Như Sơn

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文