Có bao nhiêu người nhận hối lộ của doanh nhân Martin Belaunde?

14:00 16/06/2015
Dư luận tại Bolivia và Peru đều thực sự phân vân và đang bàn tán sau tuyên bố hôm 6/6 của Thứ trưởng Tư pháp Bolivia, khi ông Diego Jimenez khẳng định, Chính phủ Bolivia từ chối nhận khoản tiền thưởng trị giá 200.000 USD mà Chính phủ Peru đưa ra trước đó để bắt giữ doanh nhân Martin Belaunde. 

Theo ông Diego Jimenez, Chính phủ Bolivia không nhận tiền thưởng bởi họ có trách nhiệm bắt và dẫn độ doanh nhân Martin Belaunde sau khi bị chính quyền Lima kết tội tham nhũng và rửa tiền. Cũng theo Thứ trưởng Diego Jimenez, các cơ quan chức năng Bolivia vẫn đang tiếp tục điều tra xung quanh vụ bắt giữ, dẫn độ doanh nhân Martin Belaunde, bởi người này đã đào tẩu khỏi Bolivia với sự hỗ trợ của nhiều người.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Peru Jose Luis Perez cũng không tiết lộ ai đã thông báo nơi ẩn nấp của doanh nhân Martin Belaunde để cơ quan chức năng Bolivia bắt giữ. Theo giới truyền thông, tính đến nay đã có hơn 10 người bị bắt ở Bolivia vì có liên quan tới doanh nhân Martin Belaunde, trong đó có 2 thẩm phán thuộc Tòa Sơ thẩm La Paz.

Ngày 4/6, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về người tị nạn của Bolivia (Conare) Cesar Siles cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy thẩm phán Ricardo Chumacero và thẩm phán Ramiro Lopez, thuộc Tòa Sơ thẩm La Paz, đã nhận xe hơi và ít nhất 100.000 USD để yêu cầu Conare xem xét lại quyết định không cho doanh nhân Martin Belaunde xin tị nạn chính trị ở nước này hồi tháng 3/2015.

Những sắc diện của doanh nhân Martin Belaunde. 

Số tiền hối lộ này được doanh nhân Martin Belaunde chi sau khi ông bị quản thúc tại Bolivia chờ ngày bị dẫn độ về Peru để điều tra về những hành vi tham nhũng và rửa tiền. Cơ quan tư pháp Bolivia cũng đang điều tra, làm rõ thông tin nói rằng, doanh nhân Martin Belaunde đã chi 1 triệu USD cho một số người để họ giúp trốn khỏi nơi bị quản thúc ở thành phố Sucre và vượt biên sang Brazil. Và những luật sư bảo vệ quyền lợi cho doanh nhân Martin Belaunde tại Bolivia cũng dùng tiền mua chuộc một số nhân vật để tạo điều kiện cho thân chủ của họ bỏ trốn.

Theo thẩm phán Bolivia Ramiro Guerrero, nhiều khả năng doanh nhân Martin Belaunde đã trả số tiền kể trên để trốn sang Brazil. Vì thiếu tài liệu và chứng cứ để thẩm định những cáo buộc kể trên nên Chính phủ Bolivia tuyên bố, sẽ cử một phái đoàn sang Peru để điều tra, làm rõ thông tin cho rằng, một số nhân viên của ngành tư pháp nước này có liên quan tới vụ nhận hối lộ từ doanh nhân Martin Belaunde.

Giới truyền thông cho biết, tính đến nay mới có Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Hugo Moldiz phải từ chức (26/5) sau khi doanh nhân Martin Belaunde đào tẩu thành công. Và Tổng thống Bolivia Evo Morales cũng đã chấp nhận đơn từ chức của ông Hugo Moldiz. Sau đó (30/5), Tòa án Bolivia đã tuyên phạt 3 năm tù đối với doanh nhân Rodrigo Quispe, người đã giúp doanh nhân Martin Belaunde đào tẩu, sau khi nhận khoản thù lao 5.000 USD. Những cảnh sát canh giữ doanh nhân Martin Belaunde và luật sự bảo vệ quyền lợi cho nhân vật này cũng bị tuyên phạt vì có liên quan tới vụ đào tẩu này.

Về phần mình, ngay sau khi nhận được tin báo, ngày 29/5, Bộ trưởng Nội vụ Peru Jose Luis Perez đã đích thân áp tải doanh nhân Martin Belaunde từ khu vực biên giới với Bolivia trên một chiếc trực thăng về sân bay quân sự ở thủ đô Lima. Bởi Tổng thống Bolivia Evo Morales, Bộ trưởng Quốc phòng Reymi Ferreira và Chánh văn phòng Nội các Carlos Romero đều có mặt tại lễ trao trả doanh nhân Martin Belaunde cho Chính phủ Peru.

Tổng thống Evo Morales từng tuyên bố, việc để doanh nhân Martin Belaunde trốn thoát là điều đáng hổ thẹn đối với đất nước Bolivia. Doanh nhân Martin Belaunde đã trốn sang Bolivia (từ tháng 12/2014) để xin tị nạn chính trị, sau khi bị chính quyền Lima kết tội tham nhũng, rửa tiền, nhưng đã bị Chính phủ Bolivia từ chối và bắt giữ.

Mặc dù bị chính quyền Lima kết tội tham nhũng và rửa tiền, nhưng cho tới nay ít người biết doanh nhân Martin Belaunde đã tham gia với những ai, trong lĩnh vực nào và liệu có liên quan tới những dự án khai thác khoáng sản và dầu khí trị giá hàng chục tỉ USD của Bộ Năng lượng và Khai khoáng Peru hay không? Tuy nhậm chức gần 4 năm (28/7/2011), nhưng Tổng thống Ollanta Humala đã phải thay tới 7 Thủ tướng. Và phe đối lập tại Peru cho rằng, Tổng thống Ollanta Humala muốn bao che cho doanh nhân Martin Belaunde bởi họ là bạn thân.

Nhiều người nói rằng, doanh nhân Martin Belaunde có công lớn trong việc ủng hộ và trợ giúp bạn trở thành Tổng thống thứ 49 của Peru. Và doanh nhân Martin Belaunde từng được Tổng thống Ollanta Humala cử làm cố vấn. Thủ tướng Peru Pedro Cateriano khẳng định, Chính phủ không có lỗi trong việc để doanh nhân Martin Belaunde trốn thoát, đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc của phe đối lập cho rằng, Tổng thống Ollanta Humala muốn bao che cho kẻ phạm tội.

Nhiệm Bình

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文