Colombia: Báo động làn sóng tấn công phụ nữ bằng axit

10:00 27/01/2016
Tờ Global Post đưa tin, làn sóng tấn công phụ nữ bằng axit ở Colombia đang ở mức báo động. Số liệu thống kê được đưa trên các phương tiện truyền thông cho thấy, hàng trăm phụ nữ là nạn nhân của những vụ tấn công bằng axit xảy ra ở nước này trong năm 2015. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tin rằng, con số thực tế có thể cao hơn nhiều.


87% nạn nhân là nữ giới

Theo đánh giá của các chuyên gia, làn sóng tấn công bằng axit ở Colombia là một sự bất thường ở châu Mỹ Latinh, mặc dù nạn phân biệt giới tính cố hữu và mức độ bạo lực đối với phụ nữ trong khu vực vẫn ở mức cao. Thủ phạm chủ yếu là những người đàn ông còn nạn nhân phần lớn là phụ nữ.

Tấn công bằng axit phổ biến ở các quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Cambodia và Uganda, đặc biệt là Pakistan. Ở Pakistan ghi nhận, ít nhất 160 vụ tấn công bằng axit đã được thực hiện trong năm 2014. Ước tính, mỗi năm ở Colombia có khoảng 100 vụ tấn công bằng axit. Theo một nhà hoạt động nhân quyền, với dân số 48 triệu người thì trung bình, số nạn nhân bị tấn công bằng axit ở Colombia cao hơn so với Pakistan, hiện có 199 triệu dân. Trên thực tế, nhiều nạn nhân không báo cáo thương tích của mình là do bị tấn công bằng axit, nên không có con số chính xác để đánh giá mức độ thực sự của vấn đề.

Gina Potes nói rằng, Nhà nước cần phải làm nhiều việc để hỗ trợ các nạn nhân bị tấn công bằng axit.

Gina Potes, 39 tuổi được cho là nạn nhân đầu tiên bị tấn công bằng axit ở Colombia vào năm 1996. Cô hiện đang điều hành một tổ chức nhân đạo giúp đỡ những nạn nhân của axit mang tên “Construyendo Rostros” (tạm dịch: Tái tạo lại khuôn mặt). Kể từ sau khi bị tấn công bằng axit, Gina Potes đã phải trải qua tổng cộng 26 lần phẫu thuật. Cô cho biết, vết thương về thể xác và tinh thần của những nạn nhân rất lâu dài, thậm chí đeo đẳng họ suốt phần đời còn lại. “Đó là sự mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng. Rào cản này không phải nạn nhân nào cũng có thể vượt qua”, Gina Potes nói.

Potes nói rằng, 87% nạn nhân bị tấn công bằng axit ở Colombia là phụ nữ, trong khi 90% thủ phạm là nam giới. "Thông thường, thủ phạm là một người nào đó có quan hệ thân thiết với nạn nhân như chồng, cha hay họ hàng… - những người không thể chấp nhận hay thừa nhận vai trò của phụ nữ”, Potes nói.

Vào năm 2013, một nạn nhân bị tấn công vì thủ phạm cho rằng, cô đã làm công việc của một người đàn ông. Nữ thanh tra xây dựng Elizabeth Ruales, 38 tuổi đã bị một công nhân tạt axit vào người sau khi cô nói rằng, thợ xây dựng đã không sử dụng phương pháp đảm bảo an toàn lao động phù hợp. Mặt, cổ, cánh tay và chân Elizabeth Ruales đã bị biến dạng vì axit. Cuối cùng, kẻ tấn công Elizabeth Ruales bị kết án 18 tháng tù treo sau khi quan tòa phán quyết rằng, người đàn ông đó “không phải là một mối đe dọa cho xã hội”.

Những nỗ lực của Chính phủ

Tổng thống Juan Manuel Santos đã ký một đạo luật mới vào hôm 18/1 vừa qua, trong đó quy định tăng nặng hình phạt đối với những kẻ tấn công bằng axit. Theo đó, bất cứ ai sử dụng "chất hóa học" để làm tổn thương người khác sẽ phải lĩnh án ít nhất 12 năm tù. Nếu nạn nhân bị biến dạng vĩnh viễn, thì bản án sẽ tăng đến 50 năm tù. Đây được cho là hành động quyết liệt của Colombia để ngăn chặn làn sóng tấn công bằng axit đang lan rộng.

Trước đó, luật pháp Colombia coi tấn công bằng axit là hành vi gây thương tích chứ không phải là hành vi bạo lực có chủ ý. Điều này có nghĩa rằng, những kẻ tấn công phải đối mặt với bản án nhẹ. Trong thực tế, chỉ một số ít thủ phạm bị đưa ra xét xử.

Khi công bố đạo luật mới, Tổng thống Santos cũng đã đánh giá cao sự nỗ lực của các nạn nhân vượt qua “nỗi đau axit”. “Thật đáng ngưỡng mộ những nạn nhân đã vượt qua nỗi đau sau những hành vi tội ác. Sức mạnh trong tâm hồn và trái tim của những nạn nhân đã chiến thắng”.

Gina Potes cho rằng, sự ra đời của đạo luật mới là phù hợp và đúng thời điểm. "Đây là điều mà chúng tôi đã nỗ lực kêu gọi và chờ đợi trong một thời gian dài. Cuối cùng, nó đã được cụ thể hóa thành luật. Tội ác khủng khiếp này phải bị trừng trị thích đáng", Gina Potes nói với phóng viên tờ GlobalPost. Tuy nhiên, Gina Potes cũng cho rằng, ngoài việc ban hành luật, Nhà nước cần phải làm rất nhiều việc, như cung cấp các dịch vụ y tế và điều trị tâm lý cho các nạn nhân, hỗ trợ họ xây dựng lại cuộc sống sau khi trải qua cú sốc trong cuộc đời.

"Hiện có rất nhiều người là nạn nhân của axit vẫn đang sống trong tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng. Họ bị bỏ rơi và sống một mình. Thậm chí, có người còn không có tiền để mua vé xe buýt chứ chưa nói đến chuyện có tiền để chi trả các khoản dịch vụ y tế”, Potes nói.

Các chuyên gia nói rằng, gốc rễ của nạn tấn công bằng axit ở Colombia là do “truyền thống gia trưởng” đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây. Ở Colombia, mãi đến năm 1954, phụ nữ mới được quyền tham gia bầu cử trong khi nhiều nước ở châu Mỹ Latinh đã thực hiện quyền này từ rất sớm. Bên cạnh đó là ảnh hưởng bạo lực của cuộc nội chiến kéo dài khiến hơn 200.000 người Colombia thiệt mạng.

T. Phạm (tổng hợp)

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文