Công nghiệp vũ khí: Những "tay chơi" lớn

18:05 04/12/2017
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), doanh số giao dịch quốc phòng trong giai đoạn 2010-2014 cao hơn 16% so với giai đoạn 2005-2009. Các nhà xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 2010-2014 là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ðức và Pháp; trong khi các nhà nhập khẩu lớn nhất là Ấn Ðộ, Arập Xêút, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Pakistan.


M vn dn đu

Theo dữ liệu của SIPRI, trong giai đoạn 2012-2016, Mỹ xuất khẩu ước tính 47,16 tỷ USD vũ khí và thiết bị quân sự, là nước có kim ngạch xuất khẩu quốc phòng lớn nhất thế giới. Kế đó là Nga với 33,18 tỷ USD và Trung Quốc với 9,13 tỷ USD.

Trong giai đoạn này, Đức và Pháp đã thay đổi vị trí so với giai đoạn 2010-2014. Pháp vươn lên vị trí thứ tư với kim ngạch xuất khẩu quốc phòng đạt 8,56 tỷ USD, trong khi Đức ở vị trí thứ năm với 7,94 tỷ USD.

Danh sách top 10 nước xuất khẩu quốc phòng lớn nhất giai đoạn 2012-2016 còn bao gồm Anh ở vị trí thứ sáu với 6,58 tỷ USD; Tây Ban Nha đứng thứ bảy với 3,95 tỷ USD; Ý xếp hạng tám với 3,82 tỷ USD; Ukraine ở vị trí thứ chín với 3,67 tỷ USD; cuối cùng là Israel với 3,23 tỷ USD.

Máy bay chiến đấu Sukhoi 35.

Các tập đoàn quốc phòng của Mỹ chiếm ưu thế trên thị trường. Trong 3 năm từ 2009-2011, Mỹ đã gia tăng bán vũ khí sang Australia gần 3 tỷ USD, Hàn Quốc 2,8 tỷ USD, Singapore 2,15 tỷ USD, Pakistan 1,8 tỷ USD, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất 1,5 tỷ USD, Iraq 1,2 tỷ USD, Hy Lạp 1,09 tỷ USD, Afghanistan 1,06 tỷ USD.

Những “chiến binh” dũng mãnh nhất của Mỹ tung ra tấn công, giành giật thị trường vũ khí toàn cầu bao gồm các loại chiến đấu cơ (mang về 15,8 tỷ USD), tên lửa (3,43 tỷ USD), xe bọc thép (2,94 tỷ USD)… Trong 10 tập đoàn quốc phòng lớn nhất thế giới, có 7 tập đoàn của Mỹ; trong 3 tập đoàn lớn nhất, 2 là của Mỹ gồm Lockheed Martin, Boeing và một của Anh là BAE Systems.

Boeing từng chiếm ngôi đầu bảng với doanh số 30,48 tỷ USD năm 2007, nhưng đến năm 2008 bị BAE System và Lockheed Martin vượt qua. Năm 2008, đánh dấu thành công lớn của BAE Systems khi họ soán ngôi Boeing để trở thành nhà phát triển vũ khí số 1 thế giới với doanh số bán vũ khí lên tới 32,42 tỷ USD.

Tuy nhiên, năm 2009, Lockheed Martin đạt doanh số 33,43 tỷ USD đã hạ bệ BAE Systems, giành lại ngôi vị số 1 cho các tập đoàn Mỹ. Năm 2015, Lockheed Martin đạt doanh số 36 tỷ USD, lợi nhuận 3,6 tỷ USD. Và tính đến tháng 10-2017, thị giá của công ty này trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York đạt 91 tỷ USD.

Hệ thống tên lửa S-400 SAM.

Mặc dù BAE Systems được ca ngợi là công ty phi Mỹ đầu tiên đạt được vị trí dẫn đầu, nhưng thực ra thành công của họ có yếu tố Mỹ. Trong số các hợp đồng BAE đã giành được có hợp đồng béo bở ký kết với Lầu Năm Góc cung cấp các xe bọc thép chống mìn sử dụng tại 2 cuộc chiến lớn tại Iraq và Afghanistan.

Viện SIPRI cho biết riêng chi nhánh BAE Mỹ đóng góp tới 61,5% doanh số bán vũ khí của tập đoàn. Bên cạnh đó, BAE đã nhận được đơn đặt hàng quan trọng từ quốc gia giàu dầu mỏ Saudi Arabia mua 72 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon (Chiến binh châu Âu Cuồng phong).

Cuộc chạy đua Nga - Trung

Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, ngành công nghiệp vũ khí của Nga đã tồn tại chủ yếu nhờ xuất khẩu máy bay chiến đấu mới sản xuất, xe bọc thép và tàu chiến. Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ này. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Nga giai đoạn 1999-2006, chiếm 34-60% kim ngạch xuất khẩu vũ khí chính của Nga.  Vào thời cao điểm năm 2005, Trung Quốc chiếm 60% tổng số vũ khí chính của Nga.

Đến năm 2006, mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Nga và Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi. Từ năm 2007-2009, tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống dưới 25%. Từ năm 2010, tỷ trọng này đã giảm xuống khoảng 10%. 

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Nga đã củng cố một số thị trường truyền thống khác như Ấn Độ, Algeria và nhận được đơn đặt hàng lớn từ các thị trường mới hơn như Venezuela. Những cải tiến trong nền kinh tế Nga cũng giúp cho chi tiêu quân sự của họ tăng trở lại, mang đến các đơn đặt hàng lớn hơn cho ngành công nghiệp vũ khí trong nước, giảm nhu cầu xuất khẩu.

Sự thay đổi của Trung Quốc trong nhập khẩu quốc phòng Nga phần nào liên quan đến khả năng sản xuất của chính họ. Chỉ vài năm sau khi Nga giao máy bay chiến đấu Sukhoi-27 (Su-27), Trung Quốc đã phát triển chiếc Jian-11 (J-11), được cho là một bản sao gần của Su-27. Tương tự, tên lửa đất đối không mới của Trung Quốc (SAM) trông rất giống tên lửa S-300 của Nga. Hơn nữa, các tàu ngầm Trung Quốc có các đặc trưng của tàu ngầm lớp Kilo Project-877 và Project-636 do Nga cung cấp.

Máy bay chiến đấu F22 Raptor.

Trung Quốc cũng nhanh chóng trở thành một nước xuất khẩu vũ khí chính, thâm nhập vào cả các thị trường của Nga như Algeria, Nigeria, Venezuela, Indonesia và Turkmenistan thuộc Liên Xô cũ. Ấn Độ và Việt Nam là những thị trường quan trọng duy nhất tại đó. Nga không phải đối mặt với sự cạnh tranh của Trung Quốc.

Sau gần 5 năm đàm phán khó khăn, Nga và Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thương mại vũ khí mới vào năm 2015. Nga cuối cùng đã đồng ý bán máy bay chiến đấu Sukhoi 35 (Su-35) và 4 hệ thống S-400 SAM cho Trung Quốc với khoảng 7 tỷ USD. Đây là những vũ khí hiện đại nhất của Nga. Thỏa thuận này đánh dấu một bước ngoặt. Đây là lần đầu tiên Nga bán vũ khí chính cho Trung Quốc, đại diện cho một khoản bổ sung đáng kể cho tổng giá trị xuất khẩu vũ khí hàng năm của Nga, dao động từ 13,5 tỷ USD đến 15 tỷ USD trong những năm gần đây.

Thỏa thuận này có thể báo trước một giai đoạn mới của việc bán vũ khí tinh vi nhất của Nga cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng có thể được xem như cơ hội cuối cùng cho Nga thu được một khoản thu nhập từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc trước khi nước này trở nên tự túc. 

Cùng lúc Su-35 và S-400 được giao hàng, Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu Jian-20 (J-20) tiên tiến hơn, cũng như động cơ phản lực tiên tiến, máy bay vận tải lớn, máy bay trực thăng và hệ thống SAM tầm xa, nhiều trong số đó ngang bằng hoặc thậm chí tốt hơn các hệ thống của Nga.

Văn Cường

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại của QĐND Việt Nam đã được trưng bày, nổi bật là vũ khí lục quân đã thu hút sự quan tâm của các đoàn khách quốc tế và đông đảo người dân.

Sáng 22/12, cầu thủ Văn Toàn đã được đưa đi kiểm tra y tế sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với đội tuyển Myanmar. Kết quả kiểm tra cho thấy cầu thủ này có thể phải ngồi ngoài sân trong các trận đấu còn lại của ASEAN Cup 2024.

Sau 12 năm kể từ ngày được khởi công và 17 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt, lúc 10h sáng ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP Hồ Chí Minh đã chính thức vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân…

Sau cơn lũ dữ, làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đang dần hồi sinh với những đổi thay tích cực. Trong khung cảnh núi rừng xanh thẳm, tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ thơ vang lên từ những điểm trường nhỏ, như khúc nhạc vui thổi bừng sức sống mới. Những mái trường giản dị nay trở thành nơi khơi dậy hy vọng, nơi ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai của làng Nủ – một biểu tượng cho sự kiên cường và tinh thần vượt khó của bà con nơi đây.

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文