Cuộc chiến “cô dâu 8 tuổi” ở Nepal

08:42 04/10/2016
Một bản báo cáo mới công bố của Tổ chức giám sát nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch – HRW) cho hay, Chính phủ Nepal đang “bó tay” trước nạn tảo hôn ở nước này. Nạn tảo hôn đã “đánh cắp tương lai” của rất nhiều chàng trai, cô gái ở Nepal. Dẹp nạn tảo hôn đang là bài toán “đau đầu” ở Nepal.


Tỷ lệ tảo hôn đứng thứ ba châu Á

Theo HRW, vào tháng 7/2014, Chính phủ Nepal đã cam kết kết thúc nạn tảo hôn vào năm 2020. Đến năm 2016, Nepal thông báo chuyển thời gian thực hiện mục tiêu này sang năm 2030.

Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. “Nhiều trẻ em ở Nepal bị đánh cắp tương lai vì nạn tảo hôn. Chính phủ Nepal hứa hẹn cải cách nhưng ở các thị trấn và làng mạc trên khắp cả nước vẫn không có gì thay đổi", nhà nghiên cứu nhân quyền Heather Barr của HRW nói.

Nghèo đói và của hồi môn là một trong những yếu tố “thúc đẩy” nạn tảo hôn ở Nepal.

Bản báo cáo có tên: “Nạn tảo hôn ở Nepal: Thời gian của chúng tôi hát và chơi” dài 118 trang của HRW đã chỉ rõ "áp lực kinh tế và xã hội đã dẫn đến nạn tảo hôn ở Nepal. Nạn tảo hôn để lại hậu quả rất nặng nề về tâm lý cho các nạn nhân cũng như xã hội. Nepal có tỷ lệ tảo hôn cao thứ ba ở châu Á.

Mặc dù theo quy định của luật pháp Nepal, độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ là 20 nhưng có đến 37% trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi, 10% trẻ em trai kết hôn trước khi 15 tuổi. Nepal đã có một số nỗ lực để chấm dứt nạn tảo hôn nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả”.

HRW đã phỏng vấn 149 người trên khắp đất nước, trong đó có 104 trẻ em đã lập gia đình và những người kết hôn khi còn nhỏ. Họ đến từ nhiều tôn giáo, dân tộc, tầng lớp khác nhau nhưng phần lớn đến từ Dalit và một số cộng đồng bản địa.

Đồng thời, HRW cũng phỏng vấn các nhà hoạt động nhân quyền, nhân viên y tế, giáo dục, cảnh sát và các chuyên gia.

Kết quả cho thấy, ở những khu vực xa trung tâm thành phố, nơi giáo dục, dịch vụ chăm sóc y tế còn hạn chế thì nạn tảo hôn diễn ra “sôi động” hơn.

"Địa ngục" của những cô gái trẻ

Kể từ năm 1963, tảo hôn là bất hợp pháp ở Nepal nhưng thực tế cho thấy, cảnh sát hiếm khi hành động để ngăn chặn một cuộc hôn nhân trẻ con và hầu như không ai bị truy tố trước pháp luật về tội danh này.

Thậm chí, các cơ quan công quyền còn cho phép các cặp đôi trẻ con đăng ký kết hôn.

Theo HRW, nghèo đói, thiếu tiếp cận giáo dục, lao động trẻ em, áp lực xã hội và tập quán về của hồi môn… là những yếu tố “thúc đẩy” nạn tảo hôn.

Tảo hôn là bất hợp pháp ở Nepal.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự gia tăng đáng lo ngại những vụ "hôn nhân tình yêu tự nguyện" trẻ con 12 hoặc 13 tuổi. Nạn tảo hôn xảy ra phổ biến trong những gia đình nghèo.

Các bậc cha mẹ không có khả năng nuôi con nên cho con lấy chồng sớm. Những cô gái nghèo thường bỏ học để làm việc phụ giúp gia đình hoặc cũng sẽ lấy chồng khi chưa học hết phổ thông.

Thiếu tiếp cận với các thông tin về sức khỏe tình dục đã khiến những cuộc tảo hôn trở thành “địa ngục” với những cô gái trẻ. Sau khi kết hôn, những cô gái thường mang thai một cách nhanh chóng.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khá phổ biến do cơ thể các cô gái còn chưa phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho việc sinh nở. Nhiều cô gái được phỏng vấn cho biết bị bạo lực và bạo lực tình dục.

“Cuộc hôn nhân của tôi hoàn toàn do bố mẹ sắp đặt và tôi không có tiếng nói trong đó. Tôi cũng không có tiếng nói gì trong việc mang thai”, Nutan C, 21 tuổi, kết hôn ở tuổi 16, hiện đã có con gái 4 tuổi, con trai 18 tháng tuổi và đang mang thai 6 tháng nói.

"Nhiều cô gái trẻ nói với chúng tôi rằng, họ đã khóc rất nhiều khi những đứa trẻ sơ sinh chết trên tay họ vì họ thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Đây là chuyện không thể chấp nhận trong thời kỳ hiện nay.

Để kết thúc nạn tảo hôn ở Nepal đòi hỏi những giải pháp đồng bộ như: cải cách hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực hoạt động của cảnh sát và các cơ quan chức năng ở địa phương, cải thiện hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Chính phủ Nepal đã hứa thay đổi và sự thay đổi đó cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ”, chuyên gia Barr nói.

Mạnh Tường (Tổng hợp)

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文