Cuộc khủng hoảng… bao cao su cho nữ giới ở Uganda

08:17 17/08/2017
Tờ Guardian (Anh) đưa tin, mặc dù Chính phủ Uganda đã chi khá nhiều tiền để mua hàng triệu bao cao su cho nữ giới để bảo vệ họ trước đại dịch HIV/AISD nhưng không mang lại hiệu quả tích cực. Số ca nhiễm HIV/AIDS ở nước này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chỉ 2% phụ nữ có nhu cầu sử dụng bao cao su

Tỷ lệ sử dụng bao cao su thấp, đặc biệt trong số những người hành nghề mại dâm đang gây ra mối lo ngại có thể dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm HIV.

Năm ngoái, Tập đoàn Tiếp thị Y tế Uganda (UHMG), đơn vị cung cấp các biện pháp tránh thai cho biết, 1,2 triệu bao cao su đã được mua với giá 600.000 USD. Nguồn kinh phí do Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ.

Các nhà vận động nói rằng, phần lớn bao cao su cho nữ giới không được sử dụng và cần có hành động để nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích của việc sử dụng bao cao su.

Trong khi đó, Uganda đang đối mặt với tình trạng thiếu 150 triệu bao cao su cho nam giới trong năm nay.

Dinah Apio, nhân viên nhóm hành động vì quyền con người và phòng chống HIV/ AIDS (AGHA) cho biết: "rất đáng lo ngại là việc sử dụng bao cao su nữ vẫn còn thấp trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc HIV/AIDS cao nhất.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nỗ lực phòng chống HIV/AIDS. Những nhà sản xuất bao cao su phải cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu để có sản phẩm thu hút người sử dụng".

Kết quả một cuộc khảo sát ở nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Kampala, tiến hành từ tháng 1 đến tháng 3-2017 cho biết, chỉ có 2% phụ nữ có nhu cầu sử dụng bao cao su, so với con số 98% đối với nam giới.

 Các nhóm có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao là phụ nữ bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới và người tiêm chích ma túy.

Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng, việc sử dụng bao cao su khó và không thoải mái. Bên cạnh đó, giá bán bao cao su cũng rất đắt nếu mua lẻ.

"Nếu không được giải quyết, vấn đề sử dụng bao cao su thấp ở nữ giới có thể góp phần làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV ở phụ nữ trẻ, nhiều trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn", Apio nói.

Vastha Kibirige, nhân viên thuộc Bộ Y tế Uganda nói rằng: "bao cao su cho nữ giới là phương pháp tránh thai mới nên mọi người còn có thái độ tiêu cực về sản phẩm. Chúng ta cần có thêm nhiều chương trình giáo dục, khuyến khích nữ giới sử dụng bao cao su.

Phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết bài toán này. Ngoài công tác truyền thông, chúng ta cần đào tạo nhân viên y tế và giáo dục con người".

Phần lớn bao cao su cho nữ giới không được sử dụng ở Uganda.

Gái bán dâm không phải là "fan" của bao cao su

Theo nghiên cứu của UNFPA công bố vào năm 2011 thì thiếu thông tin là trở ngại lớn nhất đối với việc sử dụng bao cao su nữ. Chỉ có một số ít người được phỏng vấn cho biết đã nhìn thấy hoặc đã từng sử dụng bao cao su.

Sarah Nakku Kibuuka, một nhà tư vấn về mạng lưới cộng đồng phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc cho biết, gái bán dâm ngại sử dụng bao cao su vì cho rằng mất thời gian và sợ làm khách hàng tức giận.

Shifa Nalubega, một gái bán dâm ở Kampala cho biết, cô không phải là người hâm mộ của bao cao su. "Nó không thoải mái, căng thẳng, kinh tởm và không thân thiện. Nó đòi hỏi sự theo dõi liên tục trong thời gian quan hệ tình dục", Shifa Nalubega nói.

Gái bán dâm Sophi nói rằng: "đó là vấn đề kinh doanh. Càng nhiều khách hàng, chúng tôi càng kiếm được nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, không ai muốn lãng phí thời gian vào việc sử dụng bao cao su".

Angella Ankunda, một gái mại dâm ở Wakiso, cách Kampala khoảng 10km cho biết, bao cao su cho nữ giới dài 17cm "quá lớn và đáng sợ". Gái mại dâm Anthony nói, "phụ nữ thích sử dụng thuốc tránh thai hơn là bao cao su. Có phụ nữ nói rằng, họ thà bị HIV/AIDS hơn là mang thai".

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm HIV trong số những người hành nghề mại dâm ở Uganda là 37%, những người đồng tính nam là 13%. "Chúng tôi đã cố gắng thúc đẩy việc sử dụng bao cao su nữ trong số gái mại dâm nhưng nhu cầu và sự tiếp nhận vẫn còn thấp. Rất ít gái mại dâm sử dụng chúng, thậm chí nhiều người không biết nó trông như thế nào", Daisy Nakato, Giám đốc điều hành của Wonetha, một tổ chức bảo vệ quyền lợi của gái bán dâm ở Uganda nói.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Ngày 30/11, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Với đa số đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, sáng 30/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng.

Trao đổi với PV Báo CAND, trực ban tác chiến Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, đến 13h30' chiều nay 30/11, Đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam vẫn đang phối hợp chính quyền, công an cùng người dân phường Hòa Hiệp Nam và Công an thị xã Đông Hòa, nỗ lực tìm kiếm hai vợ chồng ngư dân mất tích khi đang đi đánh cá.

Sáng 30/11, báo cáo mới nhất của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống kê có tổng số 379 trường hợp điều trị ngộ độc thực phẩm nghi do bánh mì tại 3 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro và Bệnh viện Bà Rịa) tính đến 16h ngày 29/11...

Sáng nay 30/11, trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ 95,62%. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Ngày 30/11, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phát hiện nhiều trường hợp rao bán giấy mời dự lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024 trên mạng xã hội với giá từ vài trăm nghìn tới hàng triệu đồng.

Các đối tượng là nhân viên Công ty TNHH vệ sĩ Security, có địa chỉ tại đường Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hoá. Chiều 24/11, nhiều đối tượng mặc đồng phục vệ sĩ ngang nhiên chặn các phương tiện lưu thông trên đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hoá để một đoàn xe đám cưới đi qua.

Thời gian vừa qua, các cụm từ như “từ thiện phông bạt”, “trục lợi từ thiện” được nhiều người nhắc đến để lên án các hành vi lợi dụng từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi, làm màu, trục lợi cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một loại thủ đoạn lợi dụng từ thiện cũng đáng bị lên án, tạm gọi là “từ thiện trá hình”, đi từ thiện nhưng để che giấu, làm bình phong cho việc thực hiện các hành vi vi phạm khác.

Hỏi: Con tôi đi lao động ở nước ngoài, mỗi tháng cháu có trích một phần tiền lương để mua vàng. Hiện tại, con tôi đang có 20 lượng vàng đều là vàng trang sức như nhẫn, vòng tay... Cuối tháng 12 này, con tôi về Việt Nam, tôi xin Quý báo cho biết con tôi có được mang theo số vàng trên về Việt Nam không? (Trần Thu Hà - Lý Nhân, Hà Nam).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文