Cuộc sống nguy hiểm của nữ cửu vạn ở biên giới Marốc – Tây Ban Nha

22:43 04/06/2019
Aziza, 30 tuổi, vác một tải hàng hóa từ biên giới Tây Ban Nha – Marốc đến nhà ở Fnideq, một ngôi làng nằm trong Tetouan, Marốc, cách biên giới khoảng 4 dặm. Cũng giống như nhiều phụ nữ Marốc nghèo khó khác sống ở vùng nông thôn, Aziza đang phải tìm đến công việc khuân vác đầy rủi ro để kiếm sống.


Cơ hội ít ỏi dành cho phụ nữ nông thôn

Từ nhà đến khu vực biên giới lấy hàng hóa chỉ mất 15 phút đi bộ nhưng Aziza phải đến đó vào 22 giờ hôm trước xếp hàng. Khu công nghiệp mở cửa vào khoảng 6 giờ sáng. Là người khuân vác, nhiệm vụ chính của những phụ nữ như Aziza là vận chuyển chăn, đồ trẻ em, lốp xe hơi và nhiều thứ khác qua lại giữa Tây Ban Nha và Marốc, tối đa 7 lần/ngày.

Aziza làm việc cùng với những đồng nghiệp khác là Daouia, 42 tuổi, Zora, 48 tuổi và Fatima, 41 tuổi. Họ có đặc điểm chung là không được học hành đến nơi đến chốn, sống ở vùng nông thôn Marốc gần biên giới Tây Ban Nha, đã ly dị hoặc góa bụa, đều đang nuôi con nhỏ. Tất cả những người phụ nữ này đề nghị không sử dụng tên thật vì sợ bị trả thù. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi, họ cùng nhau ăn một bữa trưa đơn giản trong con hẻm nhỏ đầy rác thải.

“Chúng tôi mới làm công việc này, người làm lâu nhất được hai năm, ít nhất mới sáu tháng. Công việc nặng nhọc và mệt mỏi nhưng đó là một trong số ít cơ hội dành cho phụ nữ nông thôn như chúng tôi. Dù không muốn làm nhưng thực sự, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ”, Aziza nói.

Hàng ngày, hàng ngàn phụ nữ từ Ma rốc bất chấp nguy hiểm đến khu vực biên giới Tây Ban Nha khuân vác hàng hóa để mưu sinh.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế năm 2018, chỉ 1/4 phụ nữ nông thôn ở Marốc làm việc ngoài xã hội. Phụ nữ làm việc cho các công ty chỉ chiếm 3%. Trong quan niệm của nhiều người ở vùng nông thôn Marốc, phụ nữ có trách nhiệm phải chăm sóc gia đình trước sau đó mới nghĩ đến việc đi làm việc bên ngoài. 

Mặc dù Chính phủ Marốc đã nỗ lực mở rộng cơ hội giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc sửa đổi Bộ luật Gia đình vào năm 2004 nhưng thực tế không có nhiều thay đổi. Phụ nữ Marốc không có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm và khẳng định bản thân.

Khi sử dụng người để khuân vác, vận chuyển hàng hóa, các nhà cung cấp tránh được thuế hải quan và người lao động nhận được một khoản thanh toán nhỏ cho hoạt động này. Những người khuân vác được trả khoản tiền từ 3,3-5,6 USD/lần. 

Lao động cật lực trong một ngày, những người khuân vác có thể kiếm được trung bình từ 22 USD đến 28 USD. Khoản thu nhập này có thể tăng lên nếu các cơ quan chức năng thắt chặt biên giới, đóng cửa trạm kiểm soát để ngăn chặn nạn di cư bất hợp pháp vào châu Âu.

Aziza không có lựa chọn nào khác, buộc phải làm công việc khuân vác để kiếm sống.

Ít nhất 6 phụ nữ đã thiệt mạng trong những vụ giẫm đạp

Zora nói rằng, cô sẽ không bao giờ quên được hình ảnh cái chết của đồng nghiệp mà cô từng chứng kiến. Vào tháng 1/2018, khi xếp hàng chờ đến lượt lấy hàng, cô đã tận mắt nhìn thấy một Cảnh sát Marốc bảo vệ biên giới đánh người phụ nữ bằng thắt lưng. Cả đám đông hỗn loạn, nhiều người tháo chạy tạo ra một vụ giẫm đạp.

Những người phụ nữ bị mắc kẹt trong không gian chật hẹp. Họ phải xếp hàng lần lượt vào khu vực công nghiệp lấy hàng. Một bên, Cảnh sát Marốc giám sát những người khuân vác. 

Ở phía bên kia, Cảnh sát Ceuta cũng thường xuyên để mắt đến họ. Để kiểm soát những cuộc hỗn chiến, nhiều cảnh sát cởi thắt lưng và đánh người khuân vác. Nỗi sợ hãi khiến đám đông hoảng loạn và chạy trốn. Từ năm 2017 đến 2018, ít nhất sáu nữ khuân vác đã bị thiệt mạng.

“Tôi nghĩ rằng mình đã chết trong cuộc hỗn loạn đó”, Zora nói, đôi mắt mở to vì sợ hãi khi kể lại câu chuyện xảy ra hơn một năm trước. “Tôi đã làm công việc bốc vác trong hai năm và không có lựa chọn nào khác. Tôi là một góa phụ, mẹ của ba đứa con, không biết đọc và viết. Nếu không bán sức lao động của mình, tôi không biết lấy đâu ra tiền để nuôi các con nhỏ”, Zora nói tiếp.

Redudante Mohamed, 42 tuổi, thành viên tình nguyện của DIGMUN - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Ceuta, Tây Ban Nha cho biết, phụ nữ nông thôn Marốc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống: không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, không có cơ hội để phát triẻn. Với sự tài trợ của các quỹ công cộng và tư nhân, DIGMUN đang nỗ lực mở các lớp học miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em ở Marốc. 

Mạnh Tường

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文