Cuộc truy lùng những "kẻ cắp trong pháp luật" ở Nga

14:10 16/03/2020
Đầu tháng 3/2019, Dzheman Momoyan là người gốc Gruzia (trong giới giang hồ Nga được biết với biệt danh Dzheko Tbilissky) đã bị toà án kết án vì giữ vị trí cao cấp trong cơ cấu của giới tội phạm.


Bị kết tội nhưng hiện Dzheko đang trốn truy nã. Và dù đang trốn truy nã ở nước ngoài, Dzeko vẫn chỉ đạo từ xa cũng như đích thân kiểm soát các vụ việc hình sự ở miền Primorsky.

Dzheko nổi tiếng 

Theo tài liệu của cảnh sát, Dzheko được nhận tước hiệu trong giới giang hồ vào năm 2008. Năm 2009 đã bị kết án 4 năm tù giam vì tội buôn bán trái phép ma túy. Khi ấy có một chi tiết "siêu xạo": ngay sau khi bị bắt giữ và đưa về đồn cảnh sát "Đại lộ Vernadsky", Dzheko đã tự đâm dao vào bụng mình, nên nhà chức trách đành phải đưa y nhập viện?

Sau khi được trả tự do vào tháng 3-2013, Dzheko lại bị bắt giữ theo quyết định của tòa án Magadansky và trục xuất khỏi nước Nga, trả về Gruzia. Cuộc trục xuất được thực hiện thông qua Moskva - đầu tiên Dzheko bị đưa về thủ đô tại trạm tạm trú dành cho người di cư có tên là "Phương Bắc" ở đại lộ Dmitrovsky, rồi các nhân viên GUUR (cơ quan truy nã tội phạm) dẫn qua biên giới. Y bị cấm nhập cảnh vào Liên bang Nga trong 5 năm.

Theo hồ sơ của cảnh sát thì Dzheko đã trụ lại ở nước Cộng hòa Armenia, từ đó y tiếp tục điều hành bọn tội phạm hình sự ở Nga. Năm 2018, trên truyền thông đã rò rỉ thông tin rằng Dzheko có cãi nhau với một người khác là nhân vật có ảnh hưởng lớn trong giới tội phạm trên địa bàn những nước trong không gian hậu Xôviết, cụ thể là tên Edik Osetrina (tức Eduard Asatryan). Còn tên Nodar Rustavsky (tức Nodar Asoyan) vẫn được coi là ông bầu của y.

Dzheman Momoyan, biệt danh Dzheko Tbilissky là trùm sỏ trong giới tội phạm (ảnh do Văn phòng báo chí cơ quan nội vụ Primorsky cung cấp).

Những rắc rối tiếp theo đến với Dzheko bắt đầu từ mùa hè 2019, Tòa án thành phố Magadansky ra lệnh bắt Dzheko khi y vắng mặt, vì tội tổ chức một cộng đồng tội phạm. Trước đó, Cảnh sát vùng Magadansky đã tiến hành theo dõi trong một thời gian dài. Y bị khép tội trong một số vụ tống tiền, có ảnh hưởng rộng khắp miền Primorsky và Kolyma ở vùng đông bắc Siberi. Trong khuôn khổ cuộc điều tra, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 10 tên được cho là đồng lõa với y. 

Sau phiên tòa, Dzheko phải thi hành một phần bản án tại vùng Magadansky, nơi y từng được chỉ định làm "quan sát viên", tức là được nhân danh cộng đồng tội phạm thực hiện chức năng điều phối các chiến hữu anh em ở vùng. Rất có thể trong mối liên quan đến việc bổ sung cho "quỹ chung" (tức là kho bạc của cộng đồng tội phạm), y và bọn được cho là đồng lõa của mình đã tiến hành hàng loạt vụ tống tiền.

Từ khi Bộ Luật Hình sự được bổ sung, nhiều tên đầu sỏ lần lượt vào tù.

Armenia kiên quyết đấu tranh với tội phạm

Tình thế của Dzheko xấu kém đến nỗi khó tin, khi nước Cộng hòa Armenia, nơi y đặt làm căn cứ, quyết định đấu tranh không khoan nhượng với bọn tội phạm hình sự.

Tháng 2/2018, Quốc hội của nước này đã thông qua những sửa đổi trong Bộ Luật Hình sự với 73 phiếu thuận, 20 phiếu chống và 15 phiếu trắng, đồng ý cho bổ sung 4 điều khoản. Thay đổi chủ yếu của Bộ Luật Hình sự mới của Armenia là quy định trừng phạt các đối tượng không chỉ hoạt động phạm tội, mà còn vì bản thân sự "có chân" trong các cấp bậc của tổ chức tội phạm. 

Việc được "tấn phong" hoặc "mang danh" trong cơ cấu của tổ chức tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự chịu án tù từ 7-10 năm. Để đấu tranh với những tội phạm có tổ chức, Bộ Luật Hình sự Armenia bổ sung 2 điều khoản ("cướp bóc" và "thành lập tổ chức tội phạm"), theo đó đối tượng vi phạm 2 điều này sẽ bị phạt tù từ 5-10 năm. Hình phạt sẽ tăng nặng lên từ 8-12 năm nếu như kẻ thành lập là đại diện của giới giang hồ vốn là người phục vụ trong các lực lượng vũ trang, hay việc thành lập tổ chức tội phạm đó được công chức nhà nước tiếp tay.

Việc sửa đổi luật này là do ở Armenia trước năm 2018, bọn tội phạm được tha hồ tung hoành không ai kiểm soát. Ví dụ năm 2015 đã từng có khoảng 100 tay tội phạm hình sự kéo về nước này để họp bàn, chia chác vùng ảnh hưởng sau khi gã trùm giang hồ mang biệt danh "Cụ Hasan" bị giết ở Moskva. Dự kiến ban đầu chúng định tổ chức "hội nghị" ở nước Nga nhưng bị ngăn chặn kịp thời, đành phải bỏ dở. 

Ảnh hưởng của bọn tội phạm hình sự có thể cảm thấy rõ trong đời sống chính trị của đất nước khi chúng đã giúp một số đại biểu quốc hội của nước này gom được phiếu và gạt những nhà quan sát không mong muốn ra khỏi cuộc bầu cử, và để đổi lại, các viên tướng Công an phạm tội hình sự nhận được lệnh ân xá, chỉ chịu những hình phạt nhẹ.

Cảnh sát Armenia trong chiến dịch truy quét tội phạm.

Cựu Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Armenia (SNB) Gurgen Egizaryan cho biết, có khi chính quyền nhà nước phải gặp những tay tội phạm hình sự có máu mặt để điều đình những vấn đề không tiện nói ra.

Tháng 5-2018, cảnh sát đã phá một vụ tụ tập đông người tại một khách sạn ở thủ đô. Một tháng sau tiến hành lục soát chỗ ở của 12 tên tội phạm trùm sỏ và 20 tên cộm cán khác. Trong băng hình ghi được còn thấy nhiều bọc ma túy, vũ khí, đạn dược và lần đầu tiên Bộ Nội vụ Armenia công bố ảnh chân dung, tên họ và biệt danh của chúng.

Tại phiên họp của Chính phủ Armenia ngày 18/4/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Armenia Àrtak Zeinalyan công bố rõ ràng hiện trạng cần cấp tốc chấn chỉnh: trong các trại cải tạo không hề đóng cửa, đồ tiếp tế không được kiểm tra, tù nhân có điện thoại di động… 

Qua kiểm tra, nhà chức trách mới biết nhiều bê bối trong nhà tù như người thân của một tù nhân đã mua chuộc giám thị bằng cách chuyển cho ông ta vật liệu xây dựng trị giá 300.000 dram Armenia (tương đương 40.000 rub Nga); còn trong nhà tù Artik thuộc tỉnh Shirak đã tìm thấy cả một kho chứa máy điện thoại thông minh do các tù nhân cướp được của một kẻ bán hàng trên mạng internet. 

Cuộc cải cách được bắt đầu sau sự kiện phát hiện "chế độ đặc cách" đối với những tù nhân có máu mặt, rất nhiều trường hợp lạm dụng chức vụ khi thi hành công vụ đã buộc Bộ trưởng Artak Zeinalyan phải đâm đơn xin từ chức. Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới Rustam Badasyan bắt đầu với dự thảo bộ luật về đấu tranh với bọn tội phạm trong văn hóa ứng xử của một bộ phận dân cư.

Quy định mới của Bộ Luật Hình sự Nga có hiệu lực sau khi từ "kẻ cắp trong luật pháp" xuất hiện trong Bộ Luật Hình sự, nhiều tên có máu mặt trong giới giang hồ đã lần lượt vào song sắt. Tháng 3-2019, Quốc hội Nga đã thông qua Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, trong đó điều 210.1 quy định đối tượng cầm đầu các băng nhóm tội phạm phải chịu hình phạt lên đến 15 năm tù.

Tên đầu tiên rơi vào quy định này là Nikolai Kuzmichev (biệt danh Kolya Tomsky), đã bị Cảnh sát vùng Tomskaya bắt giữ vào tháng 5/2019. Tên thứ hai là Dzhumber Bairamidy (biệt danh Boncho) cũng có lệnh bắt vào tháng 7/2019, tuy nhiên, theo tài liệu của cơ quan điều tra thì y đã kịp trốn sang Hy Lạp. Tòa án quận Tverskoy (Moskva) ban lệnh bắt giữ khi y vắng mặt. Dzhumber Bairamidy bị tuyên bố truy nã quốc tế. 

Tháng 10/2019, Konstantin Naibauer (biệt danh Êstia Kansky) vào tù vì từng đảm nhận chức năng "trông coi" giới giang hồ vùng Krasnoyarsk. Một trong những chiến dịch có ý nghĩa nhất của Cảnh sát Nga năm 2019 được coi là bắt giữ tên "kẻ cắp trong pháp luật" Oleg Shishkanov (biệt danh Shishkan) cũng bị kết tội theo điều 210.1, ngoài tội đó ra, cơ quan điều tra còn cho rằng y có tham gia vào vụ ám sát bà Tatyana Sidorova, đại biểu Cơ quan lập pháp của quận Ramensky, ven Moskva và các thành viên gia đình bà. 

Đăng Bẩy (theo Izvestia)

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Ngày 8/1, Đảng bộ Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đơn vị được Tỉnh ủy và Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tổ chức đại hội điểm, nhiệm kỳ 2025-2030. 

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng này đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống trị giá hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文