Trung Quốc bắt gần 350 "cáo" trong năm 2017

09:54 22/01/2018
Năm 2017, Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, được giới truyền thông gọi là “cáo”, thu hồi hàng trăm triệu USD sai phạm.


Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) được China Daily ngày 15-1 trích dẫn, năm 2017 có tới 347 quan chức bị kết án tham nhũng đã bị đưa về nước, giúp thu hồi khoảng 151,69 triệu USD tài sản bất hợp pháp.

Đạt được thành tích này nhờ Trung Quốc trong năm qua đã tiến hành ký kết các hiệp định song phương và đa phương; đồng thời tổ chức hợp tác điều tra và dẫn độ các quan chức tham nhũng với các nước như Mỹ, Australia và Canada. 

Bắc Kinh cũng đã hợp tác chặt chẽ với Interpol cùng tiến hành lệnh truy nã các quan chức tham nhũng đưa về nước để chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Trong số quan chức cấp cao bỏ trốn đã bị đưa về nước, có bà Dương Tú Châu, Phó Thị trưởng thành phố Ôn Châu đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát triển địa ốc đường sắt Ôn Châu.

Trong những năm qua, nhiều quan chức hoặc giám đốc điều hành cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc dính tội tham nhũng đã lợi dụng thủ tục pháp lý phức tạp và tình trạng thiếu các hiệp định song phương giữa Trung Quốc và các nước khác để bỏ trốn ra nước ngoài. Từ năm 2014, Trung Quốc đã thành lập một Văn phòng trung ương có thẩm quyền, chịu trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo nhiều đơn vị để truy lùng những kẻ phạm tội đang sống lưu vong. Tháng 4-2015, cơ quan Interpol đã phát thông báo đỏ truy nã gắt gao 100 tội phạm tham nhũng của Trung Quốc đang sống lưu vong.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng và lãng phí quy mô lớn trong nội bộ chính phủ và Đảng Cộng sản. Rất nhiều các quan chức cấp cao cũng như quan chức địa phương đã bị bắt giữ; đồng thời, các buổi chiêu đãi, tiệc tùng xa hoa bị cấm. Chiến dịch phòng chống tham nhũng tiếp tục được Chính phủ Trung Quốc tăng cường ngay sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19 vào giữa năm 2017.

Bà Yang Xiuzhu, một “con cáo” bị sa lưới, về đến sân bay Bắc Kinh tháng 11-2016.

Sau 3 ngày họp từ ngày 11 đến 14-1-2018, CCDI đã quyết định thành lập một “siêu cơ quan” chống tham nhũng mới mang tên Ủy ban Giám sát Quốc gia (NSC). Theo đó, các văn phòng của NSC sẽ được đặt ở khắp các tỉnh, thành để thực hiện giám sát. NSC được xem là một cách tiếp cận mang tính thể chế hóa hơn của ông Tập trong cuộc chiến chống tham nhũng, thay vì theo phong cách "chiến dịch" như nhiệm kỳ trước.

Năm 2017, Trung Quốc đã kỷ luật tổng cộng 159.100 người với 122.100 vụ việc, do vi phạm quy định về chống tham nhũng của Đảng Cộng sản nước này. Riêng cấp trung ương, ít nhất 18 quan chức đã bị điều tra và gần 40 người khác bị kỷ luật. Ngoài ra, có khoảng 61.000 quan chức đã bị trừng phạt do vi phạm “8 quy định của trung ương về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí”, liên quan đến 43.400 vụ việc.

Để tăng hiệu quả tính răn đe, CCDI đã công khai trên website 670 trường hợp vi phạm bộ quy tắc ứng xử và tham nhũng, dựa trên những báo cáo gửi lên từ các địa phương. Tân Hoa xã dẫn kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, có 94% những người được hỏi tỏ ra hài lòng với công tác chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Con số này năm 2012 là 75%.

Kim Thu

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文