Cướp biển Somali chuyển hướng hoạt động

08:00 04/06/2015
Thông tin đăng tải trên tờ Independent (Anh) số ra mới đây cho hay, xu hướng hoạt động của cướp biển đã có những thay đổi rõ rệt thời gian gần đây. Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế khiến cướp biển Somali giảm mạnh, nhưng bạo lực đang gia tăng tại nhiều vùng biển khác ở châu Phi và châu Á.
Đim nóng mi mang tên Tây Phi

Theo thống kê, dường như không có cuộc tấn công nào của hải tặc Somali trong năm nay. Đây là sự thay đổi đáng kinh ngạc sau thời kỳ "đỉnh cao" năm 2011, có thời điểm những tên cướp biển đã bắt gần 300 tàu, bắt giữ hàng trăm người làm con tin. Sự chung tay của cộng đồng quốc tế đã mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc chiến chống hải tặc vô cùng cam go.

Theo tổ chức SaveOurSeaFarers thì "sự tham gia của các lực lượng hải quân chung, tăng cường hoạt động của tàu bảo vệ có vũ trang… đã góp phần đáng kể vào cuộc chiến chống cướp biển". SaveOurSeaFarers cho biết, hiện còn khoảng 38 người bị bắt giữ làm con tin trên  thế giới. 140 con tin được thả trong 3 tháng đầu năm 2015, phần lớn con tin được thả sau khi cướp biển thực hiện xong những vụ cướp.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì cướp biển đang chuyển hướng hoạt động từ vùng biển Somali, Đông Phi sang khu vực Tây Phi. Đây là nơi được coi là "bạo lực hơn và ít được báo cáo hơn". Theo Cyrus Mody của Cục Hàng hải quốc tế, trung bình mỗi năm có khoảng 50 cuộc tấn công xảy ra ở vùng biển Tây Phi. Mody nói rằng, thiếu báo cáo cụ thể về những vụ hải tặc tấn công trên vùng biển Tây Phi.

"Đã có sự thay đổi hình thức hoạt động của cướp biển ở Vịnh Guinea, trong đó nổi lên là việc dùng vũ trang bạo lực để trấn áp và cướp bóc. Ước tính, khoảng 60-70% các cuộc tấn công chưa được xác nhận. Thêm vào đó, những cuộc tấn công nhằm vào thuyền đánh cá nhỏ của ngư dân địa phương còn hiếm khi được đề cập đến", Mody cho biết.

Cướp biển Somali là nỗi kinh hoàng của những người đi biển.

Không giống như những "đồng nghiệp" ở Đông Phi, cướp biển ở Tây Phi không phô trương và thường đòi tiền chuộc thấp hơn. Ví dụ, cướp biển Somalia sẽ yêu cầu khoản tiền chuộc từ 150.000 USD đến 20 triệu USD cho các tàu, đồ đạc trên tàu và các thuyền viên, trong khi đó, cướp biển Tây Phi chủ yếu lấy dầu, sau đó bán trên thị trường chợ đen. Còn tàu, các thuyền viên thường bị giữ từ 8 đến 14 ngày và sẽ được thả ra sau đó, trừ những người mà cướp biển cho là có "giá trị đặc biệt". So với cướp biển Somali thì cướp biển vùng Tây Phi "bạo lực hơn".

Số người chết trong vụ tấn công của hải tặc Somali là rất "hiếm". Điều này cho thấy, hải tặc cần con tin để thực hiện những giao dịch đòi tiền chuộc. Bên cạnh đó, số người thương vong khi bị bắt cũng ít xảy ra. Mặc dù khẳng định cướp biển Tây Phi bạo lực hơn nhưng một vài chuyên gia nói rằng, thiếu dữ liệu để minh chứng cho nhận định này vì dường như không có thống kê về hoạt động của cướp biển ở khu vực Tây Phi.

Ông Roy Paul, nhân viên của Chương trình Ứng phó nhân đạo Maritime Piracy nói rằng, giải quyết vấn đề cướp biển ở Tây Phi khó khăn hơn nhiều so với Đông Phi vì chúng hoạt động trong vùng lãnh hải chứ không phải vùng biển quốc tế.

Cướp bin gia tăng hot đng Đông Nam Á

Hoạt động của hải tặc ở vùng biển Đông Nam Á có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hơn một nửa số vụ cướp biển trên thế giới xảy ra ở khu vực eo biển Mallaca và Biển Đông, hầu hết trong số đó là những cuộc tấn công vào tàu chở dầu nhỏ ven biển.

Tờ Deutsche Welle (Đức) gọi những vụ cướp biển này là vụ "trộm cắp nhiên liệu". Những vụ tấn công thường diễn ra vào ban đêm. Tàu và thủy thủ đoàn thường bị bắt làm con tin trong vài giờ đủ để cướp biển tiến hành đánh cắp hàng hóa trên tàu, thường chở xăng hoặc diesel.

"Tần số các vụ cướp biển ở khu vực Đông Nam Á rất đáng lo ngại. Các cuộc tấn công và bạo lực có thể gia tăng nếu không có biện pháp đủ mạnh", ông Roy Paul nói. Ông Roy Paul cho biết thêm, có thời gian, hoạt động của cướp biển trong vùng biển Đông Nam Á rất ít nhưng hiện nay, có sự hồi sinh "không thể ngờ tới".

"Cướp biển không giữ con tin, đặc biệt, họ không giữ người trong thời gian dài. Đây là nét khác biệt trong hoạt động của cướp biển Đông Nam Á", ông Paul nói. Những tên cướp biển, chủ yếu đến từ Campuchia và Indonesia, tập trung vào các tàu chở nhiên liệu.

P.Tường (tổng hợp)

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文