Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak hầu Tòa

16:11 16/12/2018
Cựu Thủ tướng Najib Razak phải hầu tòa hôm 12-12 vì bị cáo buộc thay đổi báo cáo kiểm toán cuối cùng về Quỹ Đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB). 

Trước đó (10-12), Ủy ban Phòng chống tham nhũng Malaysia (MACC) đã bắt ông Najib Razak, chỉ vài phút sau khi cựu Thủ tướng tới trụ sở MACC để trả lời các vấn đề liên quan tới Quỹ 1MDB. Và cựu Thủ tướng Najib Razak được thả sau khi đóng tiền tại ngoại.

Theo tờ Star, ông Najib Razak bị bắt vào khoảng 11 giờ ngày 10-12. Hơn nửa tháng trước (25-11), Tổng Kiểm toán Madinah Mohamad cho biết, một phần báo cáo kiểm toán cuối cùng về Quỹ 1MDB đã bị loại bỏ, và phần này liên quan tới doanh nhân Low Taek Jho (còn được gọi là Jho Low), từng là cố vấn của Quỹ 1MDB, và đang bị cả Malaysia và Mỹ truy nã vì bị cáo buộc rửa tiền. 

Cựu Thủ tướng Najib Razak bị dẫn đi thẩm vấn.

Vụ bắt giữ cựu Thủ tướng Najib Razak diễn ra sau khi ông và vợ tham gia biểu tình tại quảng trường Merdeka ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur chiều 8-12, cùng lãnh đạo đảng Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), hai lực lượng đối lập chính ở Malaysia hiện nay.

Ngoài việc đang phải đối mặt với một loạt tội danh mà phần lớn đều bắt nguồn từ bê bối tại Quỹ 1MDB, cựu Thủ tướng Najib Razak còn bị thẩm vấn về việc mua 2 tàu ngầm của Pháp trong thời gian ông làm Bộ trưởng Quốc phòng. 

Gần 1 tháng trước (19-11), ông Najib Razak bị các thành viên MACC thẩm vấn trong 4 tiếng đồng hồ vì bị nghi nhận hối lộ trong hợp đồng 1,2 tỷ USD mua 2 tàu ngầm Scorpene 16 năm trước (2002-2018). "Ông Najib Razak bị các thành viên MACC thẩm vấn trong 4 tiếng về thương vụ mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp", một quan chức Malaysia giấu tên nói với hãng AFP. 

Tờ The Star trích dẫn nguồn tin từ MACC cho biết, các nhà điều tra đang làm rõ xem có bất kỳ khoản "lại quả" nào trong thương vụ mua 2 tàu ngầm Scorpene (có tên gọi KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak). 

Đại diện của MACC còn cho biết, qua điều tra cho thấy, hãng chế tạo tàu ngầm Scorpene khi đó là DCNI (hiện là Naval Group), đã hối lộ hơn 114 triệu euro (khoảng 134 triệu USD) cho công ty bình phong có liên quan đến ông Abdul Razak Baginda, thân tín của ông Najib Razak, để đứng ra môi giới thương vụ kể trên. Và ông Abdul Razak Baginda có thể bị thẩm vấn và xét xử thời gian tới.

Hơn 1 năm trước (19-7-2017), hãng AFP từng dẫn các nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra Pháp cho biết, ông Philippe Japiot, cựu Chủ tịch DCNI và ông Jean-Paul Perrier, cựu Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng và điện tử Thales International Asia, đã bị truy tố vì bị cáo buộc đưa hối lộ hàng trăm triệu euro trong thươngvụ bán tàu ngầm cho Malaysia 16 năm trước (2002-2018). 

Hai nghi can khác cũng bị điều tra trong thương vụ này là Dominique Castellan - cựu Chủ tịch DCNI, và Bernard Baiocco - cựu Chủ tịch của Thales International Asia. Và ông Abdul Razak Baginda, nguyên lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc gia Malaysia, thân tín của cựu Thủ tướng Najib Razak, cũng chính thức bị đưa vào diện điều tra cùng 4 cựu lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng Pháp kể trên. 

Trước đó (tháng 4-2013), cơ quan chức năng Pháp và Hongkong từng điều tra vụ tham nhũng vụ này. Bởi trong năm 2012, Tổ chức nhân quyền SUARAM đã gửi đơn kiện tới Tòa án Pháp và luật sư Joseph Breham khi đó từng tiết lộ tài liệu mật của Hải quân hoàng gia Malaysia (RMN). 

Đại diện của SUARAM còn cho biết, thương vụ này không những gồm lại quả, hối lộ, mà còn dính tới rửa tiền. Hơn 6 năm trước (tháng 6-2012), báo mạng Asia Sentinel từng gây xôn xao Malaysia, khi đăng tài liệu dài hàng trăm trang, tố cáo hành vi tham nhũng của Bộ Quốc phòng nước này khi mua 2 tàu ngầm kể trên. Nhưng ngày 27-6-2012, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia khi đó là ông Zahid Hamidi đã phủ nhận mọi cáo buộc.

Giới truyền thông đưa tin, việc tái điều tra thương vụ mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene sẽ dẫn tới cố mỹ nhân người Mông Cổ Shaariibuu Altantuya, người tình của ông Abdul Razak Baginda. Bởi cô đã chết thảm - thi thể bị phi tang bằng thuốc nổ gần Kuala Lumpur 12 năm trước (2006-2018) vì dám đòi chia hoa hồng (làm phiên dịch vì biết tiếng Anh, Nga và Trung Quốc) trong thương vụ kể trên. 

Hơn nửa năm trước (21-5), tờ The Guardian từng dẫn lời của cựu vệ sỹ Sirul Azhar Umar - bị buộc tội giết người mẫu Shaariibuu Altantuya - sẵn sàng từ Australia về nước để tiết lộ ai đã ra lệnh giết mỹ nhân người Mông Cổ, nếu ông được tân chính phủ miễn tội. 

Viện Kiểm sát Malaysia từng cáo buộc ông Abdul Razak Baginda đã thuê 2 sát thủ, nguyên vệ sỹ của ông Najib Razak giết cô Altantuya Shaariibuu (tối 19-10-2006), sau khi bị người mẫu Mông Cổ "tống tiền". Cựu Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim cũng cho rằng, nên xử lại tội giết người của 2 sát thủ Sirul Azhar Umar và Azilah Hadri.

Thiện Lân

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文