Cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert lại bị cáo buộc tham nhũng

10:37 04/06/2015
Các luật sư của ông Ehud Olmert đã lập tức thông báo kháng cáo ngay sau khi một tòa án khu vực Jerusalem tuyên án (25/5) cựu Thủ tướng 8 tháng tù giam. Theo toà, ông Ehud Olmert từng nhận những phong bì chứa hàng trăm ngàn USD từ doanh nhân người Mỹ Morris Talansky khi còn là Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Israel.
Mặc dù từng được tuyên trắng án trong vụ gây quỹ từ doanh nhân Moris Talansky cách đây gần 3 năm (tháng 7/2012), nhưng ngày 30/3, cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert vẫn bị Tòa án quận Jerusalem kết tội tham nhũng. Hơn 1 năm trước (13/5/2014), ông Ehud Olmert bị xử 6 năm tù vì tội nhận hối lộ khi là Thị trưởng thành phố Jerusalem.

Khi đó, tờ Times of Israel cho biết, ngoài bản án 6 năm tù, ông Ehud Olmert còn bị phạt 430.000 USD, cùng sự khiển trách gay gắt của Thẩm phán David Rozen - tệ nạn này đã tàn phá các chính phủ và là một trong những tội xấu xa nhất trong Bộ luật Hình sự Israel. Tuy nhiên, ông Ehud Olmert luôn khẳng định mình vô tội và đã kháng án lên Tòa án Tối cao (thông qua luật sư Roi Blecher), đồng thời xin đóng bảo lãnh để tại ngoại trong thời gian chờ phán quyết cuối cùng.

Ông Ehud Olmert là Thủ tướng thứ 4 của Isarel phải đối mặt với điều tra hình sự, và sẽ trở thành cựu Thủ tướng đầu tiên phải ngồi tù kể từ khi nhà nước Do Thái được thành lập, nếu kháng án bất thành. Theo tờ Jerusalem Post, ông Ehud Olmert bị cáo buộc nhận hàng trăm nghìn USD từ doanh nhân Morris Talansky để giúp người này kinh doanh dễ dàng.

Cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert nói chuyện với luật sư khi tới toà.

Vụ án này được tái xử sau khi bà Shula Zaken, nguyên Chánh văn phòng Thủ tướng tuyên bố, sẵn sàng làm chứng chống lại cựu Thủ tướng Ehud Olmert trong vụ án gây quỹ kể trên. Sau khi nhận được những bằng chứng mới dưới dạng các đoạn băng ghi âm về cuộc nói chuyện giữa bà Shula Zaken với ông Ehud Olmert, Tòa án Tối cao đã cho phép tái xét xử kể từ tháng 9/2014.

Theo lời khai tại tòa cách đây 7 năm (27/5/2008), ông Moris Talansky từng tuyên bố đã hối lộ cựu Thủ tướng Ehud Olmert hơn 150.000 USD tiền mặt để ông vận động tranh cử 1991-1992, nhưng các công tố viên khẳng định, cựu Thủ tướng đã nhận tổng cộng 600.000 USD từ doanh nhân này bởi một cấp dưới của ông "cầm hộ" 350.000 USD.

Doanh nhân này cũng cho biết (quen ông Ehud Olmert khi đang là Bộ trưởng Y tế trong chiến tranh vùng Vịnh thời kỳ 1990-1991), mặc dù đã đưa tiền cho ông Ehud Olmert, nhưng không nhận bất cứ một đặc ân nào. Và sự thừa nhận của ông Morris Talansky khiến mọi người coi cựu Thủ tướng là người thiếu trung thực. Ngoài ra, ông Ehud Olmert còn bị cáo buộc đã lạm dụng ghế Bộ trưởng Tài chính khi giữ cương vị này năm 2005 để trục lợi trong việc tư nhân hóa Ngân hàng Leumi (lớn thứ hai Israel).

Ngay sau lời khai của ông Moris Talansky, ngày 28/5/2008, lãnh đạo Công Đảng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Ehud Barak đã yêu cầu ông Ehud Olmert từ chức hoặc tạm rời cương vị Thủ tướng bởi liên quan đến tham nhũng. Ông Eudh Barak thậm chí còn đe dọa, sẽ rút Công Đảng (19 nghị sĩ trong tổng số 120 ghế tại Quốc hội) ra khỏi chính phủ liên minh nếu Thủ tướng Ehud Olmert không chịu từ chức.

Trước đó (31/3/2014), truyền thông Israel cho biết, ông Ehud Olmert bị kết tội nhận hối lộ trong 2 vụ riêng rẽ, trong đó 1 vụ liên quan đến dự án xây dựng tổ hợp chung cư Holyland ở Jerusalem. Khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Menachem Mazuz từng yêu cầu cảnh sát điều tra về nguồn gốc ngôi nhà của cựu Thủ tướng Ehud Olmert ở phía Tây Jerusalem (mua với giá 1,2 triệu USD, thấp hơn giá thị trường khoảng 300.000 USD) bởi nghi ngờ đó là "quà" của công ty xây dựng và trang trí nội thất "tặng" để đổi lấy giấy phép của dự án ở Jerusalem khi ông Ehud Olmert làm Thị trưởng (1993-2003).

Giới bình luận cho rằng, tuyên bố hôm 2/12/2012 của ông Ehud Olmert với tờ Thời báo New York là một trong những nguyên nhân khiến cựu Thủ tướng bị "đánh". Bởi ông Ehud Olmert nhấn mạnh, mục tiêu của mình trong cuộc bầu cử diễn ra trong tháng 1/2013 là đánh bại Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đồng thời chỉ trích đương kim Thủ tướng để tiến trình hòa bình với người Palestine lâm vào bế tắc.

Cảnh sát đã quyết định cử nhân viên tới Australia để thu thập bằng chứng cáo buộc ông Ehud Olmert tham nhũng, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa Thủ tướng với Trung tâm đầu tư của Bộ Công nghiệp và Thương mại. Cùng thời điểm đó, Thẩm phán Eran Shendar cũng xem xét những bằng chứng mới do Trưởng ban Kiểm soát nhà nước Micha Lindenstrauss trình lên. Và khi đó cả Bộ trưởng Tư pháp Menachem Mazuz và Trưởng ban Kiểm soát nhà nước Micha Lindenstrauss đều cho rằng, Thủ tướng Ehud Olmert "có vấn đề" khi đương chức Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp.
Trọng Hậu

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文