Cựu Tổng thống Yemen tham nhũng 60 tỷ USD

11:00 07/10/2015
Không chỉ người dân Yemen, mà cả giới chuyên môn cũng xôn xao bàn luận sau khi Liên Hợp Quốc công bố bản báo cáo hồi hạ tuần tháng 9 về mức độ tham nhũng của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Bởi ông Ali Abdullah Saleh đã vơ vét được 60 tỷ USD trong hơn 33 năm cầm quyền, và số tiền này đến chủ yếu từ nhận hối lộ.

Theo bản báo cáo được Liên Hợp Quốc công bố hôm 27/9, để nhận được hợp đồng dưới thời ông Ali Abdullah Saleh nắm quyền, các công ty trong và ngoài Yemen đều phải chi những khoản hối lộ lớn. Bởi hầu hết trong số đó là hợp đồng độc quyền về thăm dò dầu khí.

Xung quanh con số 60 tỷ USD

Trước khi bản báo cáo kể trên được công bố, từ hạ tuần tháng 2, nhân viên điều tra của Liên Hợp Quốc đã tiết lộ nội dung của bản báo cáo dài 54 trang, theo đó ông Ali Abdullah Saleh bị nghi sở hữu 60 tỉ USD sau hơn 3 thập niên cầm quyền. Và số tiền này tương đương với GDP hàng năm của Yemen. Hầu hết số tiền kể trên đã được ông Ali Abdullah Saleh chuyển ra nước ngoài dưới nhiều tên giả và với danh nghĩa của những người khác nhau tại ít nhất 20 quốc gia.

Cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh.

Giới thạo tin cho rằng, số tài sản này bao gồm bất động sản, tiền mặt, cổ phiếu, vàng và những hàng hóa có giá trị khác. Theo đánh giá của tạp chí Foreign Policy (Mỹ), Yemen nằm trong số những quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Điều đáng nói là trong khi gần 1/2 người dân (Yemen có 23 triệu dân) sống trong mức nghèo đói, hơn 1/3 dân số mù chữ, hệ thống y tế quốc gia lạc hậu, sản lượng nông nghiệp giảm rõ rệt qua từng năm, thì ông Ali Abdullah Saleh lại sở hữu khối tài sản khổng lồ. Và số tiền nhận hối lộ ước khoảng 2 tỷ USD/năm đã mang lại cho cựu Tổng thống 60 tỷ USD bởi ông Ali Abdullah Saleh nắm quyền từ năm 1978 đến năm 2012.

Theo giới truyền thông, từ trung tuần tháng 4, cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã cử người của mình đến một số quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm thuyết phục GCC đưa ông và gia đình rời khỏi Yemen một cách an toàn. Ngoài ra, ông Ali Abdullah Saleh cũng phủ nhận mối liên hệ giữa mình với lực lượng nổi dậy Houthi.

Giới truyền thông cho biết, tháng 11/2014, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đóng băng tài sản của ông Ali Abdullah Saleh, nhưng số tiền kể trên đã được chia nhỏ và cất giữ ở nhiều nơi, nên cựu Tổng thống Yemen cùng người thân vẫn sống ung dung, thoải mái. Đến ngày 14/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết liệt cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh và thủ lĩnh Houthi Abdul Malik al-Huthi vào danh sách đen. Bộ Tài chính Mỹ còn đưa Ahmed Ali Saleh, con trai cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh vào danh sách đen kể trên.

Ngày 26/5, chiến đấu cơ của không quân Arab Saudi đã ném bom trúng nhà của con trai ông Ali Abdullah Saleh, tại thủ đô Sanaa. Vụ nổ làm rung chuyển khu vực xung quanh nhà con trai cựu Tổng thống Yemen. Được biết, từ tháng 3, Arab Saudi đã phát động chiến dịch không kích vào các vị trí của phiến quân Houthi ở Yemen. Và ông Ali Abdullah Saleh đang bị nghi ngờ hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của phiến quân Houthi, những người ủng hộ cựu Tổng thống giành lại quyền kiểm soát đất nước và khôi phục quyền lực từ Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi.

Kênh truyền hình Al-Jazeera cho rằng, ông Ali Abdullah Saleh đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, sau khi kế hoạch hợp tác với phiến quân Houthi nhằm giành lại quyền lực gặp trở ngại bởi chiến dịch không kích của Không quân Arab Saudi. Một trong những nguyên nhân khiến ông Ali Abdullah Saleh bắt tay với phiến quân Houthi (từ cuối năm 2014) bởi cựu Tổng thống vô cùng tức giận trước việc làm của Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi.

Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi (từng làm Phó Tổng thống dưới thời ông Ali Abdullah Saleh nắm quyền 18 năm) đã vận động Liên Hợp Quốc thông qua các biện pháp chế tài đối với cựu Tổng thống khiến ông bị đưa vào danh sách đen, bị cấm đi lại từ năm 2014.

Vai trò của Mỹ và GCC

Ngày 16/12/2011, người dân Yemen đã đổ ra đường phố ở thủ đô Sanaa, yêu cầu Tổng thống Ali Abdullah Saleh phải đối mặt với công lý vì tội giết hại người biểu tình, đồng thời phản đối sự ân xá dành cho ông. Người biểu tình đã bày tỏ sự tức giận sau khi biết về thỏa thuận chuyển giao quyền lực tại Yemen đã được ký, theo đó ông Ali Abdullah Saleh và người thân được miễn trừ truy tố nếu từ bỏ quyền lực.

Trước đó (25/11/2011), hàng nghìn người đã biểu tình yêu cầu ông Ali Abdullah Saleh nhanh chóng tuân thủ thỏa thuận chuyển giao quyền lực theo sáng kiến của GCC. Ngày 11/7/2011, ông John Brennan, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp ông Ali Abdullah Saleh ở Riyadh để yêu cầu Tổng thống Yemen phải "mau chóng thực hiện" cam kết ký thỏa thuận về một cuộc chuyển giao hòa bình tại nước này. Mỹ từng quan ngại trước làn sóng biểu tình đòi Tổng thống Yemen từ chức, bởi nếu ông Ali Abdullah Saleh bị  lật đổ, Washington sẽ mất đi đồng minh trong việc hợp tác chống khủng bố.

Theo giới truyền thông, ngày 23/11/2011, ông Ali Abdullah Saleh tới thủ đô Riyadh của Arab Saudi để ký thỏa thuận từ chức, theo kế hoạch do GCC đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Yemen.

Theo thỏa thuận, ông Ali Abdullah Saleh chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi. Đổi lại, ông Ali Abdullah Saleh và gia đình được hưởng quyền miễn bị truy tố. Và ông Ali Abdullah Saleh đã đến Mỹ (tối 28/1/2012) chữa trị các vết thương sau âm mưu ám sát hồi tháng 6/2011, sau khi được Washington cho phép. Việc này diễn ra sau khi ông Ali Abdullah Saleh ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi.

Ngày 25/5/2011, ông Ali Abdullah Saleh từng phản đối việc các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Yemen; đồng thời khẳng định sẽ không nhượng bộ trước làn sóng biểu tình. Ngày 30/4/2011, ông Ali Abdullah Saleh tuyên bố với Tổng Thư ký GCC Rashid Al-Zayani rằng, chỉ ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực dưới sự bảo trợ của GCC. Trước đó (8/4/2011), ông Ali Abdullah Saleh đã bác bỏ kế hoạch từ chức do GCC đưa ra, thậm chí còn tuyên bố không từ chức (4/4/2011).

Giới truyền thông cho biết, ngày 19/11/2011, khi phát biểu trước các binh sĩ trung thành với mình, ông Ali Abdullah Saleh cho biết, sẽ giao lại đất nước cho quân đội nếu phải từ bỏ quyền lực như lực lượng đối lập yêu cầu.

Trước đó (19/10/2011), ông Ali Abdullah Saleh tuyên bố, chỉ chuyển giao quyền lực sau khi nhận được bảo đảm từ GCC, Mỹ và châu Âu liên quan đến lịch trình của kế hoạch này. Đồng thời yêu cầu, phải để con trai tiếp tục làm việc trong chính phủ nhiệm kỳ tới. Cựu Tổng thống cũng cho rằng, Tướng Ali Mohsen al-Ahmar, người đã gia nhập lực lượng chống đối từ đầu năm 2011, có dính líu tới vụ ám sát ông.

Ngày 3/6/2011, Dinh Tổng thống ở thủ đô Sanaa bị nã pháo khiến ông Ali Abdullah Saleh cùng Thủ tướng Mujawar, Phó Thủ tướng Eli Mi và nhiều quan chức quân đội cấp cao bị thương. Nên ông Ali Abdullah Saleh đã phải tới Arab Saudi để trị thương và về nước hôm 23/9/2011.

Những thách thức lớn

Ông Ali Abdullah Saleh sinh ngày 21/3/1942, tại Bait el-Ahmar, trong một gia đình nông dân, nhưng sau khi nhập ngũ, con đường thăng tiến phát triển rất nhanh, đặc biệt là sau vụ quân đội lật đổ vương triều tôn giáo năm 1962.

Cha con ông Ali Abdullah Saleh năm 1984.

Khi lên nắm quyền (10/8/1978), ít ai nghĩ ông Ali Abdullah Saleh sẽ tại vị lâu bởi 2 người tiền nhiệm đều bị ám sát. Năm 1990, ông Ali Abdullah Saleh thống nhất Yemen, củng cố ngôi vị nên mới nắm quyền được hơn 33 năm. Theo giới truyền thông, ông Ali Abdullah Saleh là cựu Tổng thống may mắn trong thế giới Arab bởi tuy bị lật đổ từ phong trào nổi dậy của người dân, nhưng vẫn ở lại trong nước mà không bị xét xử.

Một trong những nguyên nhân khiến ông Ali Abdullah Saleh vẫn "vững như bàn thạch" bởi có nhiều người trong quân đội trung thành, tư dinh của cựu Tổng thống ở thủ đô Sanaa được bảo vệ với rào chắn tứ phía cùng lính canh 24/24 giờ. Có tin nói rằng, cựu Tổng thống bị cáo buộc đứng sau các vụ ám sát nhắm vào hơn 150 quan chức cấp cao ở Yemen trong 2 năm qua.

Ngày 27/2/2012, ông Ali Abdullah Saleh chính thức chuyển giao quyền lực cho Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi. Lễ chuyển giao quyền lực chính thức được tổ chức tại dinh tổng thống ở thủ đô Sanaa với sự tham dự của các quan chức cấp cao trong và ngoài nước, trong đó có Tổng Thư ký GCC Abdullatif al-Zayani và Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Nabil al-Arabi. Ông Abdrabbuh Mansour Hadi lên nắm quyền sau khi giành được 99,8% phiếu bầu trong cuộc bầu cử hôm 21/2/2012.

Theo thỏa thuận chuyển giao quyền lực ở Yemen, ông Ali Abdullah Saleh rút lui và Phó Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử ngày 21/2/2012.

Thượng tuần tháng 4/2013, Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi đã cách chức Chỉ huy trưởng lực lượng Vệ binh Cộng hòa của Tướng Ahmed Ali Saleh, con trai cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Theo đó, Tướng Ahmed Ali Saleh phải rời chức Chỉ huy trưởng lực lượng Vệ binh Cộng hòa để trở thành Đại sứ Yemen ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ngoài ra, cháu của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh, cũng bị mất ghế lãnh đạo an ninh sang làm Đại sứ Yemen ở Ethiopia.

Ngày 11/9/2012, Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi đã cách chức người đứng đầu Lực lượng An ninh Quốc gia Ali al-Anisi và Chánh Văn phòng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Ali Saleh al-Ahmar, anh em cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi đã cho nghỉ việc gần 20 sĩ quan cao cấp do cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh cất nhắc để lãnh đạo quân đội.

Ngày 22/1, Quốc hội đã bác đơn từ chức của Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi. Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi đã đệ đơn từ chức sau khi phiến quân Houthi siết chặt kiểm soát thủ đô Sanna, yêu cầu bổ nhiệm một thành viên của chúng làm Phó Tổng thống. Trước đó (tối 21/1), Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi và phiến quân Houthi đạt thỏa thuận 9 điểm nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng sau khi thủ đô Sanaa rơi vào tay chúng.

Mạnh Phong-Nhiệm Bình

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文