Đằng sau 2 bản án của ICTY

09:54 07/12/2017
Dư luận và giới chuyên môn đang tranh cãi, bàn luận về 2 bản án mới được Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh tại Nam Tư cũ (ICTY) đưa ra đối với ông Slobodan Praljak, cựu lãnh đạo cấp cao của quân đội Cộng hòa Bosnia & Herzegovina của Croatia và ông Ratko Mladic, cựu Tư lệnh quân đội Serbia tại Bosnia & Herzegovina.


Bởi Chính phủ Hà Lan đã mở cuộc điều tra sau khi ông Slobodan Praljak tự tử trong phòng xét xử hôm 29-11. Vụ uống thuốc độc tự tử của ông Slobodan Praljak đã gây chấn động thế giới bởi diễn ra tại phiên tòa quốc tế. 

Công tố viên The Hague (Hà Lan) đã tiến hành điều tra theo yêu cầu của ICTY để tìm hiểu bằng cách nào bị cáo Slobodan Praljak, có lọ thuốc độc trên người. Phòng xét xử hôm 29-11 trở thành "hiện trường vụ án". 

Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic đã lập tức cắt ngắn chuyến thăm chính thức Iceland để về nước sau khi biết tin về cái chết của ông Slobodan Praljak. Nữ Tổng thống Croatia đã dùng cụm từ "tướng Slobodan Praljak", để vinh danh cựu lãnh đạo cấp cao của quân đội Cộng hòa Bosnia & Herzegovina. 

"Đóng góp của tướng Slobodan Praljak là phần quan trọng không chỉ cho việc bảo vệ Croatia và Bosnia chống lại cuộc tấn công của Serbia, mà còn cho sự tồn vong của dân tộc Croatia trên lãnh thổ lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc", nữ Tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic tuyên bố. Trong mắt bà Kolinda Grabar-Kitarovic, ông Slobodan Praljak là hiện thân của "sự thật mà ông ấy không ngừng bảo vệ sau cuộc chiến".

Giới truyền thông vừa dẫn lời nữ luật sư Natasa Faveau-Ivanovic, người bào chữa cho ông Slobodan Praljak khẳng định với báo giới - thân chủ của tôi lấy chất độc vào sáng 29-11, nhưng không giải thích việc sở hữu này. 

Được biết, sau khi nghe tòa tuyên giữ nguyên mức án 20 năm tù giam, bị cáo 72 tuổi đã thét lên - Slobodan Praljak không phải là tội phạm chiến tranh, tôi phản bác mạnh mẽ lời tuyên án của quí vị. Ngay sau khi dứt lời, ông Slobodan Praljak đã lấy một lọ nhỏ trong túi áo đưa lên uống. Chủ tọa Carmel Agius sau giây phút lúng túng đã ra lệnh ngừng phiên tòa và cho kéo màn các cửa sổ quanh phòng xử. Mặc dù được đưa tới bệnh viện cấp cứu bằng máy bay trực thăng, nhưng ông Slobodan Praljak vẫn không qua khỏi. 

Sự cố chưa từng xảy ra tại một phiên tòa quốc tế đã khiến nhiều người lo lắng. "Bằng cách nào mà người ta đưa được thuốc độc vào trong phòng xử án? Và đây là lần thứ hai những chất cấm bị tuồn vào trong phòng xử án của ICTY", cựu phát ngôn viên ICTY Florence Hartmann đặt câu hỏi. Và đó cũng là câu hỏi lớn của dư luận và những người quan tâm đến vụ việc này.

Ông Slobodan Praljak uống thuốc độc sau khi nghe tuyên án.

Ông Slobodan Praljak bị buộc phạm tội ác chiến tranh vì đã phá hủy một cây cầu quan trọng hồi tháng 11-1993 và cuộc chiến tại Bosnia là xung đột vũ trang ở Bosnia & Herzegovina. Và nhiều cựu lãnh đạo thời kỳ đó đã và đang bị xét xử, trong đó có cựu Tư lệnh quân đội Serbia tại Bosnia & Herzegovina, ông Ratko Mladic. 

Ngày 22-11, ICTY đã tuyên án tù chung thân đối với ông Ratko Mladic (bị bắt tại Serbia ngày 26-11-2011 sau 16 năm lẩn trốn), do phạm tội ác diệt chủng và chống loài người trong cuộc chiến tranh 1992-1995. 

Ông Ratko Mladic bị cáo buộc ra lệnh thảm sát 8.000 đàn ông và bé trai Hồi giáo tại thị trấn Srebrenica; và vây hãm thị trấn Sarajevo, khiến 11.000 dân thường thiệt mạng do bị trúng pháo và đạn trong 43 tháng. Nhưng ông Ratko Mladic vẫn cho rằng, không phạm bất cứ tội danh nào và sẽ kháng cáo. Phiên tòa đã phải dừng lại 45 phút và các nhân viên buộc phải đưa ông Ratko Mladic ra ngoài vì bị cáo la hét phản đối tại tòa.

Cựu Tư lệnh quân đội Ratko Mladic từng coi các cáo trạng nhằm vào ông là "đáng ghê tởm" và "hoàn toàn vô lý", đồng thời từ chối bào chữa tại tòa. Gần 1 năm trước (7-12-2016), công tố viên Alan Tieger tuyên bố, nếu đưa ra mức án thấp hơn sẽ là "một hành động vô trách nhiệm và một sự xúc phạm đối với công lý". 

Khi đó dư luận đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi các công tố viên đề nghị ICTY kết án tù chung thân đối với ông Ratko Mladic. Được biết, ICTY đã mời hơn 400 nhân chứng để xác nhận những cáo buộc đối với ông Ratko Mladic. 

"Đây là một vụ án phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị", người phát ngôn của ICTY Frederick Swinnen tuyên bố. Chính phủ Serbia từng treo thưởng 1,3 triệu USD còn Mỹ nâng mức thưởng lên 5 triệu USD để bắt ông Ratko Mladic.

Cựu lãnh đạo người Serbia ở Croatia Milan Babic, đã tự tử trong trung tâm giam giữ của ICTY ở The Hague năm 2006 sau khi bị kết án 13 năm tù. Cũng trong năm 2006, cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic đã chết trong phòng giam và bị coi  là chủ động uống những loại thuốc có tác dụng chống lại thuốc trị cao huyết áp mà bác sĩ kê cho ông. Ông Milan Babic là tù nhân thứ hai của ICTY tự sát trong nhà giam. Người đầu tiên là ông Slavko Dokmanovic, người Serbia ở Croatia, tự sát hồi tháng 6-1998.
Khắc Tuấn

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文