Đằng sau quyết định không từ chức của Tổng thống Abdelaziz Bouteflika

22:00 03/04/2019
Lời kêu gọi Tổng thống Abdelaziz Bouteflika từ chức hôm 27-3 của đảng Tập hợp quốc gia vì dân chủ (RND) - đối tác chủ chốt trong liên minh tranh cử của đảng Mặt trận Giải phóng quốc gia (FLN) cầm quyền thực sự khiến dư luận quan tâm.


Bởi động thái kể trên diễn ra sau khi Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân quốc gia Algeria, Tướng Ahmed Gaid Salah cho rằng (26-3), cần áp dụng điều 102 trong Hiến pháp Algeria. Và điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Abdelaziz Bouteflika nên sớm ra đi. 

Vì theo điều 102, "khi Tổng thống vì căn bệnh nghiêm trọng và kéo dài, thấy mình hoàn toàn không thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, Hội đồng Hiến pháp có toàn quyền tổ chức họp sau khi xác minh thực tế trở ngại này bằng tất cả các biện pháp thích hợp. Và sẽ đề xuất Nghị viện tuyên bố về tình trạng trở ngại này của tổng thống". Trước đó, Tướng Ahmed Gaid Salah tuyên bố, quân đội sẽ có trách nhiệm nhanh chóng tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Algeria.

Động thái kể trên diễn ra sau khi ông Ahmed Ouyahia - lãnh đạo của RND (người mới bị cách chức Thủ tướng) yêu cầu Tổng thống Abdelaziz Bouteflika từ chức nhằm tạo thuận lợi cho giai đoạn chuyển giao quyền lực. Bởi sau 20 năm cầm quyền (1999-2019), đến nay sức khỏe của Tổng thống Abdelaziz Bouteflika đã bị sụt giảm nghiêm trọng (sau cơn đột quỵ năm 2013). 

Và việc này cũng diễn ra sau khi Tổng thống Abdelaziz Bouteflika khẳng định (18-3), sẽ không từ chức cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 28-4, và kế hoạch bầu người kế nhiệm chỉ được thực hiện sau khi hội nghị quốc gia được tổ chức và thông qua Hiến pháp mới. 

Trước đó, đảng Tập hợp vì văn hóa và dân chủ (RCD) đã kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Tổng thống vì cho rằng, có nhiều hành vi vi phạm Hiến pháp, và nếu Tổng thống Abdelaziz Bouteflika tiếp tục tranh cử, cuộc bầu cử thực chất chỉ là "sự bổ nhiệm lại người đứng đầu đất nước". Mấy ngày trước, Văn phòng Tổng thống Algeria xác nhận, ông Abdelaziz Bouteflika đã về nước hôm 10-3, sau 2 tuần "kiểm tra sức khỏe định kỳ" ở Geneve, Thụy Sĩ.

Tổng thống Abdelaziz Bouteflika.

Cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 18-4 đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Bởi sau khi bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Noureddine Bedoui làm Thủ tướng, thay thế người tiền nhiệm Ahmed Ouyahia, Tổng thống Abdelaziz Bouteflika đã lựa chọn nhân sự cho tân chính phủ và thành lập một cơ quan đặc biệt để soạn thảo Hiến pháp mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. 

Tổng thống Abdelaziz Bouteflika luôn bác bỏ kêu gọi từ chức và khẳng định, sẽ chỉ tổ chức bầu cử để lựa chọn người kế nhiệm sau khi tổ chức một hội nghị quốc gia và bản hiến pháp mới được chấp thuận. 

Theo giới truyền thông, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra trong nhiều tuần qua tại Algeria và người biểu tình kêu gọi Tổng thống Abdelaziz Bouteflika từ bỏ quyền lực, sau khi ông tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 5. Trước đó (1-3), cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán hàng chục nghìn người biểu tình tại thủ đô Algiers, phản đối quyết định tranh cử lần thứ 5 của Tổng thống Abdelaziz Bouteflika. 

Kể từ ngày 22-2, hàng nghìn người đã tham gia vào các cuộc tuẩn hành phản đối chính phủ - điều hiếm khi xảy ra trước đây. Hơn 10 ngày trước (19-3), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moskva ủng hộ sáng kiến của Chính phủ Algeria về việc tổ chức đàm phán với phe đối lập sau nhiều tuần biểu tình.

Gần 1 tháng trước (3-3), Tổng thống Abdelaziz Bouteflika nộp hồ sơ tranh cử lên Hội đồng Hiến pháp Algeria và các cuộc biểu tình lập tức gia tăng cả về số lượng và quy mô người tham gia. Việc này diễn ra sau khi Tổng thống Abdelaziz Bouteflika sa thải người phụ trách chiến dịch tranh cử lần thứ 5 của mình là cựu Thủ tướng Abdelmalek Sellal (ông Abdelghani Zaalane, Bộ trưởng Giao thông được cử đảm trách cương vị này). 

Khi đó ông Abdelghani Zaalane, Giám đốc chiến dịch tranh cử và là người chịu trách nhiệm nộp hồ sơ cho Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, đã đọc bức thư của chính trị gia 81 tuổi này gửi giới truyền thông. 

Theo đó, nếu tái đắc cử, Tổng thống Abdelaziz Bouteflika sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm và ông không phải là ứng cử viên. Nhưng nửa tháng trước (15-3), hàng nghìn người đã tập trung tại khu vực trung tâm thủ đô Algiers để yêu cầu Tổng thống Abdelaziz Bouteflika chấm dứt việc kéo dài nhiệm kỳ. Và đó là cuộc tuần hành "Ngày Thứ Sáu lần thứ 4", sau lần đầu tiên diễn ra vào ngày 22-2, với quy mô lớn chưa từng có trên cả nước. 

Trước đó, lực lượng "Điều phối quốc gia vì thay đổi" cũng kêu gọi chính phủ giải tán, sau khi nổ ra phong trào biểu tình trên diện rộng suốt 3 tuần qua, để phản đối 20 năm cầm quyền của Tổng thống Abdelaziz Bouteflika. Tuy nhiên, ông Abdelaziz Bouteflika chỉ tuyên bố hoãn cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 18-4 và từ bỏ việc ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5, nhưng quyết không từ chức.

Thiện Lân

Đề án xây dựng 1.300 căn nhà (gọi tắt là Đề án) từ nguồn kinh phí do Bộ Công an vận động 65 tỷ đồng và tỉnh Trà Vinh đối ứng 19 tỷ đồng để tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, trong đó 50% dành tặng đồng bào dân tộc Khmer đã mang đến luồng gió mới, hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng ngàn người dân.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra khá khó khăn và mất nhiều thời gian, trong khi Tổng thống Ukraine tiếp tục đưa ra tuyên bố mới về cơ hội đàm phán với Moscow.

Giữa khung cảnh rực rỡ của mùa Xuân Washington, Hội nghị mùa Xuân 2025 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) không mang theo sắc màu tươi sáng như thường lệ. Những cuộc tranh luận về thương mại, nợ công, tài chính khí hậu và vai trò của Mỹ trong các định chế đa phương đang phơi bày một thế giới đầy bất ổn và chia rẽ. Trong bức tranh ấy, IMF và WB đứng trước một phép thử lớn: Không chỉ về năng lực thích ứng, mà còn về khả năng gìn giữ lòng tin giữa các quốc gia.

Tối 22/4, TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần 2 để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).

Khu vực miền Trung hôm nay được dự báo nền nhiệt cao nhất cả nước ở mức 37-38 độ C, trời nắng gắt oi bức. Thủ đô Hà Nội trời nóng với mức nhiệt 35 độ C, chiều tối khả năng có mưa.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm 2025 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 129 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 150ha rừng. Số các vụ cháy trong 3 tháng qua đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024 và được đánh giá là nghiêm trọng, bất thường nhất trong 13 năm trở lại đây. Đáng lo ngại, hầu hết các vụ cháy rừng đều có nguyên nhân từ sự chủ quan của con người.

Sau một ngày xét xử vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và “Gây rối trật tự công cộng” khiến một cô gái dừng đèn đỏ bị tử vong, chiều 22/4, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ra phán quyết đối với 24 bị cáo. Bị cáo Nguyễn Hồng Nhung (SN 2005, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp hình phạt, Nhung phải thi hành 8 năm 6 tháng tù.

Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán để công bố thông tin, sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty CP phục vụ mặt đất Sài Gòn đã cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất trọn gói cho Công ty CP hàng không Vietjet tại sân bay Tân Sơn Nhất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.