Di sản thời "chiến tranh lạnh" ở Sevastopol

09:18 13/01/2020
65 năm trước, trước nguy cơ một cuộc chiến bằng vũ khí hạt nhân với Mỹ, Liên Xô đã tiến hành xây dựng tại Sevastopol và Balaklava hệ thống công trình quân sự khổng lồ gồm hầm trú ẩn chống bom hạt nhân, kho chứa tên lửa, đạn dược và thậm chí toàn bộ nhà máy ẩn dưới đá với sự bảo mật nghiêm ngặt.


Tất cả đều nằm trong một đường hầm quanh co dài hàng chục kilômet. Hiện giờ, hầu như tất cả các công trình bị phá hủy, bỏ hoang và một bảo tàng đã được mở trên những gì còn lại. Phóng viên Sputnik đã đến Crưm để cố gắng tìm hiểu ai và lý do tại sao đã biến khu vực bờ biển này thành một mê cung dưới lòng đất khổng lồ.

Nơi trú ẩn tránh bom hạt nhân

"Trong hầm trú ẩn nghiêm cấm hút thuốc, bật diêm, nến, đèn dầu và các thiết bị cháy có ngọn lửa khác. Các đồng chí, hãy nhớ nhé mỗi người phải chịu đựng những khó khăn của thời gian lưu trú kéo dài. Những người hoảng loạn sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi luật chiến tranh", giọng nói đáng sợ của người phụ trách bị bóp méo do loa phù hợp với âm thanh sau ngày tận thế.

Kênh ngầm dài 608 mét và sâu 8 mét đào qua núi là nơi trú ẩn của tàu ngầm.

Đó là những âm thanh tái hiện lại cuộc sống của gần 50 năm trước, khi người ta đã chuẩn bị cho một cuộc trốn chạy thảm họa bom nguyên tử mà khách đến tham quan được nghe khi bước vào hầm trú ẩn hạt nhân S2 ở Sevastopol. 

Công trình S-2 nằm ngay dưới trung tâm Sevastopol, có hệ thống nước thải riêng, ống cấp nước, giếng khoan và trạm điện diesel được quay bằng động cơ tàu biển. Thiết bị vô tuyến có dây cáp trong vỏ bọc thép, có thể chịu được xung điện từ của vụ nổ nguyên tử, sẽ cung cấp liên lạc được mã hóa tần số cao với Moscow và các nơi trú ẩn khác. Chính ở nơi đây, độ sâu 47 mét, được lên kế hoạch để 2.500 chuyên gia (gồm có các bác sĩ, thợ hàn, kỹ sư, thợ điện và thợ ống nước) trú ẩn vào giờ X, họ sẽ khôi phục thành phố bị cuốn trôi sau vụ đánh bom nguyên tử.

Mái vòm thấp của hầm bunker đè nặng lên tâm trạng con người, màu đỏ của đèn báo khẩn cấp tốt hơn bất kỳ dấu hiệu nào nhắc nhở bạn không có gì còn sống sót ở phía trên mặt đất. Thay vì một thành phố bên bờ biển nở đầy hoa vào ngày hôm qua, giờ là những đống đá tan chảy, cây cối bị đốt cháy đen và không khí nóng do hạt nhân phóng xạ. 

Dọc theo các bức tường các đường hầm là những dãy giường gỗ hai tầng sát nhau. Trên tường, bản ghi nhớ và lịch trình. "Ba người ở tầng dưới. Một người ngủ phía trên. Đổi vị trí một lần sau ba đến bốn giờ. Lý tưởng nhất là họ tự thỏa thuận, nếu không thì chỉ huy và trợ lý sẽ sắp xếp", nhà sử học Maxim Kostyshev nói với Sputnik.

Hầm ngầm có thể tự hoạt động trong 7 ngày. Khoảng thời gian này, theo các chuyên gia, nền bức xạ sẽ giảm xuống gần như xuống mức tự nhiên. Mỗi người được cung cấp 10 lít nước/ ngày, cộng với khẩu phần ăn. Chức vụ và quân hàm không đóng vai trò gì ở đây. Các khái niệm về ngày và đêm không tồn tại; mỗi người được vệ sinh cá nhân hai lần trong ngày.

Mặt nạ phòng độc và các đồ bảo hộ chống tác hại của phóng xạ treo đầy trên các vách hầm.

Bí ẩn của núi Tavros

Hầm trú ẩn chống bom hạt nhân S-2 được xây dựng theo lệnh trực tiếp từ Stalin. Công trình được bàn giao sau khi ông qua đời, vào giữa những năm 1950. Quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ khi đó căng thẳng đến tới hạn. Người Mỹ tích cực hoạt động ở Trung Đông và đưa nhóm tàu sân bay Hạm đội 6 vào biển Địa Trung Hải.

Với máy bay trên boong tàu và bom đạn đặc biệt trên máy bay, Sevastopol là nơi đầu tiên thực hiện chương trình chiến lược quân sự bảo vệ các thành phố trước vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, nơi đây đã biến thành nơi thử nghiệm các công nghệ xây dựng ngầm, nơi che chắn cho các xí nghiệp, dân chúng, nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí.

Khi đó, Bộ Tư lệnh Hải quân vội vã xây dựng chiến lược phòng thủ ở biên giới phía Tây Nam. Bắt đầu với việc tăng cường Hạm đội Biển Đen với trang bị tên lửa hạt nhân và thành lập một nhóm tàu hùng mạnh, sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể tiến vào biển Địa Trung Hải để thực hiện một cuộc tấn công trả đũa khổng lồ.

Bên trong đường hầm trú ẩn chống hạt nhân S-2.

Các căn cứ tàu chiến, sân bay không quân hải quân, kho vũ khí đạn dược có mái che được bí mật xây dựng. Sau đó, vào năm 1954, bộ chỉ huy chuyển sự chú ý sang Balaklava. Vịnh biển hóa ra rất thuận tiện, như thể chính thiên nhiên đã che chở các căn cứ quân sự.

"Trong bảy năm, công trình đầu tiên được dựng lên ở đây. Lối đi vào xuyên qua các lớp đá, gia cố bằng bê tông cốt sắt và các thanh thép. Độ dày đạt tới ba mét, phía trên là một mái che bằng lớp đá dài 120 mét", Tatyana Kolesnikova, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự, chỉ vào những mái vòm khổng lồ có thể chịu được tác động trực tiếp của bom nhiệt hạch 100 megaton.

Ở lối vào, mũ bảo hiểm với đèn, mảnh đường ray, xe đẩy rỉ sét. Với những phương tiện như vậy, công binh và những người thợ xây dựng metro đã vận chuyển hàng ngàn tấn đá vôi giống như đá cẩm thạch, loại đá mà thậm chí búa máy không đập vỡ được, từ núi Tavros.

Tổng diện tích bên trong là 19.000m2. Một kênh ngầm dài 608 mét và sâu 8 mét đào qua núi. Trong trường hợp bị tấn công nguyên tử vào Sevastopol, các tàu ngầm của Sư đoàn 14 với đạn dược đặc biệt chuẩn bị cho một cuộc tấn công trả đũa vào Hạm đội 6 của Mỹ sẽ ẩn náu trong đó. Chứa được 9 tàu ngầm nhỏ, hoặc 7 tàu hạng trung, sau khi nhận được thông tin tình báo về việc chuẩn bị chiến tranh, lối vào và lối ra bị chặn lại bằng các cửa từ biển 150 tấn. Họ đóng cửa theo lệnh báo động chỉ trong vài phút, không đợi ai cả.

Trong lòng dãy núi Tavros, có hai công trình: 825 GTC và 820 RTB. 825 GTC là một ụ tàu khô, chủ yếu dành cho việc che chở và sửa chữa tàu ngầm. 820 RTB cất giữ đầu đạn hạt nhân, ngư lôi và tên lửa. Mức độ bí mật đến mức những người làm việc tại một cơ sở không nhận ra sự tồn tại của cơ sở kia. Cư dân địa phương không được phép sinh sống ở bờ biển phía Tây Vịnh Balaklava.

50 năm trước, các tàu chiến của Hải quân Liên Xô luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Như trong các hầm trú ẩn hạt nhân dân sự, tại đó luôn có nguồn cung cấp nhiên liệu, nước, thực phẩm, thường xuyên được bổ sung. Có nhà ăn, nhà tắm, nơi giặt ủi. Cơ sở hạ tầng ngầm chu đáo cho phép 3.000 người, gồm chỉ huy, thủy thủ tàu ngầm, kỹ sư, công nhân và nhân viên bảo trì, sống thoải mái trong 1 tháng.

Tất nhiên đây là kịch bản tiêu cực nhất. Cửa có kích thước lớn, bằng bê tông cốt thép, với viền cao su để tăng độ kín và chịu được áp lực lớn. Mặt ngoài cánh cửa hàng chục tấn được uốn cong về phía trước để đáp ứng sóng xung kích; hoạt động theo nguyên tắc cửa này đóng, thì sau đó cửa thứ hai mới mở ra, cho phép bảo vệ không gian và cư dân bên trong khỏi nước, khói, phóng xạ, tác nhân chiến tranh hóa học.

Một vi khí hậu đặc biệt được duy trì bên trong kho vũ khí hạt nhân với nhiệt độ không cao hơn 15 độ C, độ ẩm không quá 60%. Các bức tường của một số phòng được bọc bằng tấm lượn sóng, một cách loại trừ tiếng vang. Cổng vào, vì lý do ngụy trang, được chiếu sáng màu xanh lam và chỉ mở vào ban đêm để nhận đạn dược tiếp tế. Chỉ những sĩ quan và nhân viên đặc biệt mới có thể làm việc ở đây.

Trong mê cung của lịch sử

Nơi trú ẩn cho tàu ngầm ở Balaklava có lẽ là cơ sở ngầm lớn nhất ở Crưm, nhưng không phải duy nhất. Chỉ trong vùng lân cận Vịnh Sevastopol đã có khoảng 360 công trình, trong đó nhiều nơi còn chưa được đưa vào vận hành. Ngoài di sản của Chiến tranh Lạnh, một hệ thống hầm ngầm và pháo đài rộng lớn còn được xây dựng trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và trước đó, được bảo tồn gần Sevastopol và vùng phụ cận.

Trong thời kỳ khó khăn của đất nước, thành phố đã hơn một lần phải đi xuống lòng đất. Đạn pháo, thuốc súng, các xưởng sản xuất thuốc nổ được cất giữ và hoạt động trong hầm và hầm mộ từ giữa những năm 1920. 

Những lối vào kín đáo của các đường hầm không biết dẫn đến đâu hiện vẫn còn tồn tại ở Crưm.

Ngọc Trang (Theo Sputnik)

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文