Dịch vụ thám tử truy tìm tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp

21:18 09/01/2019
Art Loss Register (ALR) là công ty tư nhân đặt trụ sở ở London chuyên truy tìm tung tích của những tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp trên toàn thế giới.


Theo một đánh giá của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), tổng trị giá các tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp mỗi năm là hàng tỷ USD, trong khi cơ quan lại không đủ nguồn lực để tổ chức truy tìm chúng, và Julian Radcliffe, 65 tuổi  - người khai sinh ARL và từng phục vụ trong ngành tình báo Anh – đã giúp lấp đầy khoảng trống đó.

Từ khi bước vào hoạt động cách đây hơn 20 năm, ALR đã phát triển thành một trong những cơ sở dữ liệu về tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp rộng lớn nhất thế giới, giúp tìm lại số tác phẩm trị giá hơn 250 triệu USD với chi phí điều tra được cơ quan bảo hiểm và nạn nhân chi trả. 

Mark Fishstein, “cảnh sát nghệ thuật” của Sở Cảnh sát New York (NYPD), tuyên bố: “Đối với tôi, ALR là công cụ rất quan trọng và vô cùng hữu dụng”. Chính quyền các nước cũng gặp không ít khó khăn do cơ sở dữ liệu về nghệ thuật bị hạn chế và không đầy đủ. Ví dụ, cơ sở dữ liệu của Scotland Yard (Anh) chỉ chứa khoảng 57.500 vật thể bị mất cắp, còn của cảnh sát hình sự quốc tế Interpol vào khoảng 40.000 tác phẩm. 

Cơ sở dữ liệu của FBI chưa đến 8.000 vật thể, nhất là vì cơ quan chỉ dựa vào cảnh sát địa phương để làm đầy những chỗ còn trống. Để so sánh, ALR báo cáo cơ sở dữ liệu về các tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp hay thất lạc của công ty bao gồm hơn 350.000 vật thể! Ngoài đội ngũ gồm 10 chuyên gia, ALR còn sử dụng một công ty Ấn Độ để tìm kiếm phát hiện những sự tương đồng giữa cơ sở dữ liệu và những vật thể được bán tại các nhà đấu giá hay thị trường nghệ thuật trên khắp thế giới. 

Ngoài công việc truy tìm những tác phẩm bị mất cắp, ALR còn đảm nhận những yêu cầu truy nguyên nguồn gốc của chúng. Cảnh sát có thể tham khảo cơ sở dữ liệu riêng của ALR mà không phải đóng một khoản phí nào và công ty còn giúp huấn luyện cho Đội chống tội phạm nghệ thuật (ACT) của FBI. 

Một số cơ quan cảnh sát còn phát triển mối quan hệ gắn bó với ALR và thậm chí còn khuyên các nạn nhân nên đăng ký những tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp với cơ sở dữ liệu của công ty này. James McAndrew, cựu đặc vụ FBI từng phụ trách nhiệm vụ truy tìm tác phẩm mất cắp, cho biết: “Nếu tôi tìm đến ALR và nói các anh có bất cứ thông tin nào về bức tranh này không thì tức thì họ sẽ trao cho tôi 30 tài liệu. Họ có trong tay mọi thứ cần thiết mà cảnh sát không có được”.

Robert K. Wittman, nhà điều tra nghệ thuật tư nhân từng lãnh đạo Đội chống tội phạm nghệ thuật (ACT) của FBI.

Một cơ sở dữ liệu tương tự như của ALR thật ra từng tồn tại, được điều hành bởi tổ chức nhỏ phi lợi nhuận ở New York gọi là Quỹ Quốc tế Nghiên cứu Nghệ thuật (IFFAR). Julian Radcliffe thuyết phục IFFAR hợp tác với ông nhưng về sau họ không còn làm việc chung nữa do những bất đồng quan điểm về chiến lược và các vấn đề kiểm soát hoạt động kinh doanh. 

Mặc dù vậy, IFFAR vẫn còn cho phép ALR tham khảo cơ sở dữ liệu của họ. Hiện nay, Radcliffe sở hữu 68% tài sản ALR; ngoài ra là các bên sở hữu khác bao gồm Christies, Sothebys và Bonhams. Radcliffe cho biết năm 2012 ALR kiếm được 1,25 triệu USD trong đó phần lớn đến từ các khoản phí tham khảo cơ sở dữ liệu và số còn lại đến từ các nạn nhân bị mất cắp cũng như các nhà bảo hiểm. 

Robert K. Wittman - nhà điều tra nghệ thuật tư nhân từng lãnh đạo ACT của FBI - coi Radcliffe như là James Bond trong thế giới nghệ thuật và “ông muốn trở thành một siêu thám tử”. 

Nhờ những nỗ lực của Julian Radcliffe và những người khác mà khá nhiều tác phẩm nghệ thuật mất cắp cuối cùng đã tìm lại được – bao gồm sự trở về của một trong số 7 phẩm có giá trị cao của danh họa người Pháp Paul Cézanne bị mất cắp tại một nhà riêng ở Stockbridge, bang Massachusetts (Mỹ) vào năm 1978. Đó là bức họa “Bình đựng nước và Trái cây” và người sở hữu hợp pháp là Michael Bakwin.

 ALR thu hồi bức tranh và trả về cho Bakwin vào năm 1999 và vài tháng sau người này bán nó ở nhà đấu giá Siothebys được 29,3 triệu USD – trong đó ALR của Julian Radcliffe bỏ túi được khoản phí 1,6 triệu USD! 

Vài năm sau, một số tác phẩm khác của Cézanne xuất hiện trên thị trường và người bán được phát hiện là Robert M. Mardirosian – luật sư về hưu ở Massachusetts từng đại diện cho kẻ đánh cắp rồi sau đó trở thành chủ sở hữu số tranh sau khi tên này bị giết chết vào năm 1979. Năm 2008, Mardirosian bị buộc tội sở hữu tài sản đánh cắp và buộc phải trả lại những bức tranh cho người chủ đích thực.

Bất chấp những chỉ trích và buộc tội cũng như mối quan hệ không mấy êm thấm giữa Radcliffe và cảnh sát, người ta vẫn tiếp tục sử dụng công ty ALR vì lý do dễ hiểu: nếu không có ALR thì chẳng có nơi nào khác để nhờ cậy thu hồi các tác phẩm nghệ thuật bị mất cắp hay yêu cầu làm rõ nguồn gốc đích thực của tác phẩm mờ ám. 

Dù thế nào đi nữa thì hiện nay ALR của Julian Radcliffe vẫn được coi là công ty thu hồi tác phẩm nghệ thuật duy nhất trên thị trường thế giới nếu không nói là quan trọng nhất! 

Di An

Cô giáo Lê Thị Tố Uyên, Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Tô Hiến Thành, tỉnh Thanh Hoá phản ánh, những năm qua, nhà trường có biểu hiện lạm thu đối với học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Ngoài ra, cô Uyên còn phản ánh, hoạt động thu, chi của Công đoàn nhà trường cũng chưa minh bạch, có dấu hiệu biển thủ công quỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố nước này sẽ bắt đầu thu hồi thị thực của sinh viên Trung Quốc, trong một nỗ lực nhằm định hình lại hệ thống giáo dục và điều chỉnh chính sách nhập cư.

Ngày 29/5/2025, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết đã khởi tố 3 bị can liên quan đến vụ án hình sự “Gây ô nhiễm môi trường” xảy ra tại dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) để điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự.

Ngày 28/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Sau thành công tại thủ đô Hà Nội, Chương trình gala âm nhạc “Vinh quang CAND Việt Nam” cùng chuỗi hoạt động trưng bày, biểu diễn đặc sắc sẽ được lực lượng CAND đưa đến thành phố mang tên Bác. Các hoạt động sẽ được tổ chức trên suốt trục đường Lê Lợi và phố đi bộ Nguyễn Huệ - khu vực trung tâm quận 1 từ ngày 6 - 8/6.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (29/5), khu vực Nam Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.

Chiều 28/5, tại Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 50 năm đào tạo trình độ đại học tại Học viện CSND giai đoạn 1975-2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì hội nghị.

Chiếc vương miện - biểu tượng của sắc đẹp, trí tuệ và sự thành công - từ lâu đã được xem là đích đến của bao cô gái trẻ mang trong mình khát khao tỏa sáng. Nhưng, phía sau những tràng pháo tay, ánh đèn sân khấu rực rỡ và những bộ đầm lộng lẫy, là một thế giới không phải ai cũng nhìn thấy: nơi nổi tiếng đi cùng tai tiếng, nơi danh tiếng đi cùng sự ảo tưởng về vị trí, quyền lực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế rà soát, báo cáo rõ các hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng; xác định rõ những vấn đề còn chưa chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng, thao túng để làm trái quy định.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.