Điều tra tham nhũng trong Bộ Quốc phòng Ukraine

05:51 17/03/2019
"Có ít nhất 19 cảnh sát phải nhập viện tại thành phố Cherkasy, cách thủ đô Kiev 150km về phía Đông Nam, sau khi ngăn đám đông biểu tình tìm cách bao vây đoàn xe hộ tống Tổng thống Petro Poroshenko, tới tham dự một sự kiện hôm 9-3", người phát ngôn cảnh sát Yaroslav Trakalo cho biết tại cuộc họp báo hôm 10-3.


Theo 1 đoạn video do cảnh sát thành phố Cherkasy ghi lại cho thấy, sau khi Tổng thống Petro Poroshenko có bài phát biểu tại quảng trường "Hữu nghị các dân tộc", một số người đeo mặt nạ đã bao vây đoàn xe, trèo lên nóc xe, mở cửa xe và tấn công cảnh sát hộ tống, đốt pháo sáng khiến đường phố tràn ngập khói. Những người biểu tình yêu cầu mở cuộc điều tra về bê bối tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng.

Tổng thống Petro Poroshenko.

Cùng ngày 9-3, tại quảng trường Độc lập ở trung tâm Kiev cũng diễn ra biểu tình với yêu cầu điều tra vụ tham nhũng này. Vụ bê bối tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng bị phanh phui khi còn 3 tuần nữa là đến cuộc bầu cử.

Theo giới truyền thông, trong ngành quốc phòng Ukraine đang tồn tại một "hệ thống ngầm", theo đó quan chức cao cấp thông qua các công ty ma, cho phép các xí nghiệp quốc phòng cung ứng trang thiết bị quốc phòng với giá đắt gấp 3 lần. Và một trong những người bị cáo buộc có liên quan tới vụ bê bối kể trên có quan chức thân tín với Tổng thống Petro Poroshenko.

Đáng chú ý nhất là bố con Phó Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia và Quốc phòng Ukraine Oleg Gladkovsky-Igor Gladkovsky. Cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko đã đề xuất luận tội Tổng thống Petro Poroshenko về việc này, nhưng đã bị Quốc hội bác bỏ. Tuy nhiên, Quốc hội đã yêu cầu điều tra làm rõ theo tư liệu của báo chí về vụ việc kể trên cùng những người liên quan.

Hơn 10 ngày trước (4-3), Tổng thống Petro Poroshenko đã cách chức ông Oleg Gladkovsky, trong khi Cơ quan chống tham nhũng quốc gia Ukraine khởi tố hình sự một số quan chức.

Theo sắc lệnh của Tổng thống Petro Poroshenko, ông Oleg Gladkovsky còn bị cách chức Chủ tịch Ủy ban liên ngành về chính sách hợp tác kỹ thuật-quân sự và kiểm soát xuất khẩu của Ukraine. Ông Oleg Gladkovsky bị cáo buộc có liên quan tới vụ biển thủ công quỹ trong mua sắm công ở Bộ Quốc phòng.

Theo kết quả điều tra, từ năm 2016 "cậu ấm" Igor Gladkovsky cùng 1 số quan chức đã bán cho các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine những phụ tùng thuộc lĩnh vực quốc phòng với giá đắt gấp 3 lần. Những người này bị cáo buộc buôn lậu số hàng quốc phòng kể trên từ Nga hoặc mua tại các kho quân sự của Ukraine rồi bán lại với số lãi lên tới 25 tỷ hryvnia (hơn 9,2 triệu USD).

"Cậu ấm" Igor Gladkovsky là đối tác kinh doanh của Vitaly Zhukov - thành viên của tập đoàn Ukroboronprom. Được biết, Ukroboronprom đã trả 580.000 USD cho thiết bị chỉ có giá khoảng 85.000 USD. Dư luận từng đặt câu hỏi về việc giới chức quân đội tranh giành hợp đồng mua bán cho công ty "sân sau" để hưởng lợi.

Theo ước tính, kể từ khi xung đột ở miền Đông nổ ra vào năm 2014, chi tiêu cho quốc phòng và an ninh của Ukraine đã tăng từ 2,5% GDP năm 2013 lên 5% GDP trong năm 2017 (tương đương với 6 tỷ USD) và con số này khoảng 700 triệu USD trong năm 2018. Phó Tổng Giám đốc Ukroboronprom Denys Gurak thừa nhận, thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng ở tầm quốc gia, không riêng trong một số lĩnh vực.

Những động thái kể trên diễn ra trong bối cảnh Phó Thủ tướng Ivanna Klympush Tsintsadze và Đại sứ Ukraine tại Mỹ Valeriy Chaly vừa thảo luận với đại diện Lầu Năm Góc về khả năng nước này sẽ mua trực tiếp vũ khí từ Mỹ.

"Các bên đã trao đổi quan điểm về quy định của pháp luật Ukraine, ủy quyền cho Bộ Quốc phòng Ukraine mua sắm hàng hóa và dịch vụ quốc phòng ở nước ngoài, cho phép chính phủ Ukraine trở thành người tham gia chính thức trong chương trình "Bán vũ khí quân sự cho nước ngoài" của Lầu Năm Góc", trích thông báo của Đại sứ quán Ukraine tại Mỹ hôm 8-3.

Gần 1,5 năm trước (11-10-2017), nhân viên điều tra của Văn phòng chống tham nhũng quốc gia Ukraine đã bắt 1 Thứ trưởng Quốc phòng và Cục trưởng Cục mua sắm công & cung cấp tài sản vật chất của Bộ Quốc phòng vì liên quan đến vụ tham nhũng tiền nhà nước trong mua nhiên liệu cho Bộ Quốc phòng.

Tuy đã tiến hành bắt giữ, nhưng danh tính của 2 người kể trên không được tiết lộ. Nhưng theo giới thạo tin, Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Igor Pavlovsky là người bị "sờ gáy". Và số tiền bị biển thủ bởi Trung tướng Igor Pavlovsky lên tới hơn 149 triệu hryvnia (trên 5,5 triệu USD).

Theo tài liệu của Văn phòng chống tham nhũng quốc gia Ukraine, từ đầu năm 2016, Bộ Quốc phòng đã đấu thầu công khai để chọn nhà cung cấp nhiên liệu lỏng. Cụ thể, tháng 5-2016, nhà thầu và Bộ Quốc phòng ký 14 hợp đồng mua nhiên liệu với tổng trị giá trên 1 tỷ hryvnia, nhưng tới tháng 6-2016, hai bên lại ký nhiều hợp đồng bổ sung để nâng giá nhiên liệu lên trung bình 16% so với mức giá trước đó.

Tuệ Sỹ

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文