"Doanh nghiệp gia đình" trong ngành công nghiệp khiêu dâm trẻ em online

11:43 02/07/2016
Lạm dụng tình dục trẻ em online đang là vấn đề vô cùng nóng bỏng ở Philippines hiện nay. Điều đáng lo ngại là, vì tiền, nhiều bậc làm cha, làm mẹ lại chính là người "tiếp tay", đẩy những đứa con của mình vào hoạt động khiêu dâm online.

"Doanh nghiệp gia đình" tham gia hoạt động khiêu dâm trẻ em gia tăng

Gần đây, khi ập vào một ngôi nhà nhỏ ở Thủ đô Manila, cảnh sát Philippines đã phát hiện một cảnh týợng "gây sốc": ba bé gái 11 tuổi, 7 tuổi và 3 tuổi nằm trần truồng trên giýờng. Cạnh ðó, mẹ của bọn trẻ cùng cô con gái lớn 13 tuổi ðang chat trên máy tính. Qua webcam trực tiếp trên màn hình thấy rõ khuôn mặt của ba người đàn ông da trắng đang chăm chú nhìn vào cơ thể của ba cô bé nằm trên giường.

Để có thể có được bằng chứng về vụ việc, cảnh sát Philippines đã phải dùng đến lực lượng cảnh sát chìm. Nhân viên cảnh sát đã bí mật thâm nhập vào khu vực nghèo khó này hai tuần, giả vờ là Japayuki (tiếng lóng chỉ gái mại dâm) trước khi cảnh sát thực hiện cuộc tấn công. Bằng cách làm này, nữ nhân viên cảnh sát đã có thể tiếp cận được những người "làm nghề tương tự". Cô đã làm quen được với một phụ nữ trung niên tên là Nicole. Sau vài lần trò chuyện, Nicole đã cung cấp cho nữ nhân viên nhiều thông tin phục vụ chiến dịch truy quét của cảnh sát.

Các nhà chức trách cho rằng, hiện nay, những gia đình tham gia vào hoạt động khiêu dâm trẻ em có xu hướng gia tăng ở Philippines. Nếu như năm 2011 chỉ duy nhất một trường hợp bị phát hiện thì hiện nay, các gia đình tham gia vào hoạt động này đã tăng gấp nhiều lần. Không chỉ ở thủ đô Manila, hình ảnh khiêu dâm trẻ em được phát đi từ các gia đình trên khắp lãnh thổ Philippines. 

"Giờ đây, những hình ảnh khiêu dâm trẻ em do chính các thành viên trong gia đình thực hiện chứ không đơn thuần do các băng nhóm tội phạm thực hiện. Trước đây, cảnh sát có thể theo dõi và phát hiện hành vi lạm dụng tình dục trẻ em qua việc tội phạm đăng tải hình ảnh, video lên mạng internet thì giờ đây, mọi việc đã thay đổi. Xuất hiện cuộc đàm thoại trực tiếp được mã hóa thông qua Skype và thanh toán nặc danh", một sỹ quan cảnh sát chia sẻ.

Một trẻ em bị lạm dụng tình dục được giải cứu và đưa đến điều trị tâm lý tại một bệnh viện ở Philippines. 

Thật khó để ước tính lợi nhuận hoạt động khiêu dâm trẻ em được thanh toán dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo các chuyên gia, mỗi hoạt động khiêu dâm có giá dao động từ 5 USD đến 200 USD. "Chúng tôi nghĩ rằng, những gì chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Những thanh toán ẩn danh không được thống kê lại có giá trị lớn. Đây thực sự là một lĩnh vực kinh doanh quy mô lớn", một nhân viên cảnh sát giấu tên nói.

Trẻ em không nhận thức được mình bị lạm dụng

Thực tế cho thấy, với những vụ án mà chính cha mẹ là người có hành vi lạm dụng tình dục, khi xuất hiện tại tòa, trẻ em không muốn buộc tội cha mẹ mình. Thậm chí, nhiều trẻ em không nhận thức được đó là hành vi lạm dụng tình dục hoặc coi như chuyện bình thường. 

"Trẻ em sẽ làm bất cứ điều gì cho cha mẹ. Chúng ta cần nhận thức đúng về vấn đề này. Cha mẹ và những người lớn khác cần hiểu rằng, lạm dụng trẻ em dưới mọi hình thức, không chỉ là hành vi sai trái về mặt pháp luật, đạo đức mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em", Lotta Sylwander, đại diện UNICEF tại Philippines, người đứng đầu chiến dịch bảo đảm an toàn trực tuyến cho biết.

Vào năm 2011, cảnh sát đã bắt giữ cha mẹ của 6 đứa trẻ, 3 trai, 3 gái về hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Nhà tâm lý học Rosemarie Gonato cho biết, khi được giải cứu, cậu con trai lớn, 16 tuổi đã sốc không phải do bị lạm dụng tình dục trong thời gian dài mà do quá bất ngờ khi được giải cứu. Hai cô bé không hề biết đến khái niệm lạm dụng tình dục. "Các em nghĩ rằng, tham gia vào đường dây khiêu dâm online là điều hết sức tự nhiên như nhiều đứa trẻ khác đã làm điều đó", Rosemarie Gonato nói.

Tất cả 6 đứa trẻ được đưa đến một trung tâm nhân đạo sinh sống. Các nhân viên của trung tâm cho rằng, sinh hoạt của các em khi sống ở trung tâm diễn ra hoàn toàn bình thường. Các em không cho rằng mình bị lạm dụng tình dục. Giờ đây, sau 5 năm, các em đã được đến trường nhưng vẫn không thể nhận thức được mình từng bị chính cha mẹ lạm dụng tình dục. 

Một cô bé giờ đã bước sang tuổi 14 nói với phóng viên Guardian rằng, em tin bố mẹ và bố mẹ luôn muốn điều tốt nhất cho các em. "Cháu muốn ở lại trung tâm hoàn thành việc học tập, sau đó trở về nhà", cô bé nói. 

Gonato cho biết: "Bọn trẻ luôn muốn cha mẹ chúng được thả tự do. Các cháu từng viết thư cho tôi nói rằng, hay tha thứ cho cha mẹ". "Cuộc đấu tranh để trẻ em hiểu những gì cha mẹ làm là sai và nhận thức được mình là nạn nhân bị lạm dụng tình dục là cuộc chiến lâu dài, không hề đơn giản", một nhân viên xã hội cho biết.

Mảnh đất màu mỡ cho tội phạm mạng phát triển

Stephanie McCourt, sĩ quan liên lạc khu vực Đông Á của Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh (NCA) cho biết, Philippines là mảnh đất màu mỡ cho phép tội phạm mạng phát triển. Đó là sự đói nghèo và số lượng người truy cập Internet tăng nhanh. Bên cạnh đó, sự phổ cập rộng rãi của ngôn ngữ Anh ở Philippines cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi. "Với lợi thế về ngôn ngữ, người dân có thể giao tiếp với tội phạm. Mọi giao dịch diễn ra hết sức nhanh chóng", Stephanie McCourt nói.

Nạn lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến vẫn là vấn đề nóng, chưa tìm được giải pháp ở Philippines.

Theo ông Paul Hopkins, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát Australia tại Manila cho rằng, sử dụng trẻ em vào hoạt động khiêu dâm kiếm tiền là "tội ác không thể tha thứ". Ông đã có hai năm điều tra tội phạm này ở Philippines và cho biết, nhiều cảnh báo về tội phạm đã bị bỏ qua. 

"Theo thống kê, số lượng các vụ án hình sự liên quan đến hành vi lạm dụng tình dục trẻ em ở Philippines cũng không ngừng tăng lên: từ 57 vụ (năm 2013), tăng lên 89 vụ (năm 2014) và lên đến con số 167 vụ (năm 2015). Khách hàng mà trẻ em phục vụ chủ yếu là người châu Âu, người Mỹ và người Australia", ông Paul Hopkins cho hay.

Ông Paul Hopkins đề cập đến kết quả thử nghiệm của một tổ chức phi chính phủ Hà Lan về nạn lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến ở Philippines. Các chuyên gia của tổ chức này đã tiến hành "bẫy" khách hàng thông qua việc xây dựng hình ảnh ảo của một cô bé Philippines 10 tuổi, nick name là "Sweetie". Hơn 1.000 người đến từ 71 quốc gia đã trả tiền để chiêm ngưỡng hình thể của cô bé qua mạng. 

"Bạn có thể bắt gặp những tình huống tương tự ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, chính sách và hệ thống pháp luật lại đang thiếu những quy định đủ mạnh", ông Hopkins nói. 

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu nạn lạm dụng tình dục trẻ em của Mỹ (NCMEC) cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2015, NCMEC chuyển gần 15.000 lời cảnh báo tới Văn phòng Philippine và 80% lời cảnh báo liên quan đến việc khai thác tình dục trẻ em trực tuyến.

Theo Liên hợp quốc, có hàng chục ngàn trẻ em tham gia vào ngành công nghiệp khiêu dâm trị giá 1 tỷ USD/năm. Sự "tiếp tay" của Internet, công nghệ chụp hình tiên tiến, việc chuyển tiền dễ dàng... đã khiến ngành công nghiệp này có đất để phát triển. Ngoài việc sử dụng công nghệ chụp ảnh, đăng tải ảnh, video thông thường, tội phạm đã phát trực tiếp những video được mã hóa trên mạng, gây khó khăn cho công tác điều tra. Lực lượng cảnh sát quốc tế đã tổ chức nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lạm dụng tình dục trẻ em. Tới đây, UNICEF sẽ khởi động chiến dịch giáo dục giới trẻ về những nguy cơ tiềm ẩn của thế giới trực tuyến. Dự án quốc tế mang tên WeProtect sẽ được thực hiện với nguồn kinh phí được đầu tư lên đến 10 triệu bảng Anh.
Tường Phạm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文