Đối đầu với Nga, EU hạn chế lựa chọn

07:47 11/09/2020
Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung có rất ít phương tiện để thực sự gây áp lực lên Nga.

Ngày 6-9, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cảnh báo sẽ thảo luận với đồng minh về khả năng trừng phạt Nga nếu Moscow không làm rõ nghi án nhân vật đối lập Alexei Navalny trúng độc Novichok. Tuy nhiên, có vẻ như Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung có rất ít phương tiện để thực sự gây áp lực lên Nga.

Lời qua tiếng lại

Ngay sau khi có thông báo của Bệnh viện Charite ở Berlin về tình hình sức khoẻ của chính trị gia đối lập của Nga Alexei Navalny, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mô tả vụ đầu độc là "âm mưu giết người" và yêu cầu Moscow trả lời. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas còn tuyên bố rằng, chính quyền Berlin sẽ thảo luận với các đồng minh về khả năng trừng phạt Nga. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau phiên họp khẩn cấp hôm 5-9 cũng yêu cầu Nga hợp tác đầy đủ trong một cuộc điều tra khách quan dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.

Nga liên tục bác bỏ cáo buộc đứng sau việc chính trị gia đối lập hàng bị ốm đột ngột rồi sau đó Đức kết luận là ông bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin nói: "Không có căn cứ nào để buộc tội nhà nước Nga. Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ cáo buộc nào về việc này". Chưa hết, giới chức Nga còn bày tỏ nghi ngờ rằng, ông Alexei Navalny có thể đã bị đầu độc bằng Novichok sau khi tới Đức, chứ không phải nhiễm độc này trên đất Nga. 

Ông Andrei Lugovoi, thành viên Ủy ban An ninh và chống tham nhũng Hạ viện Nga khẳng định vụ việc có thể là hành động cố ý của một thế lực bên ngoài nhằm "thêu dệt lên một lý do tuyệt vời" để phá hoại quan hệ Nga-Đức. 

Trước đó, hãng thông tấn RT cũng dẫn lời phân tích của hai nhà khoa học Leonid Rink và Vladimir Uglev là những người tham gia phát triển Novichok dưới thời Liên Xô (cũ) rằng, đây là một chất độc thần kinh cực kỳ nguy hiểm và ông Alexei Navalny không thể sống sót nếu trúng độc này.

Trong khi đó, Mỹ - đồng minh thân cận của EU lại khá điềm tĩnh khi cho rằng, chưa có bằng chứng về việc chính trị gia đối lập của Nga bị đầu độc. Phát biểu trước báo giới hôm 4-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: "Tôi không biết chính xác điều gì đã xảy ra. Tôi nghĩ thật bi thảm, thật khủng khiếp, chuyện đó không nên xảy ra. Chúng tôi chưa có bất kỳ bằng chứng nào, nhưng tôi sẽ xem xét sự việc"…

Ông Alexei Navalny được chuyển sang Đức điều trị từ ngày 22-8 theo yêu cầu của gia đình.

Những nghi ngại về sự đối đầu

Câu hỏi được đưa ra vào thời điểm này là phương Tây đang thực sự có thể làm gì để gây áp lực lên Nga? Helmut Scholz, một nghị sĩ của đảng Cánh tả xã hội chủ nghĩa của Đức và là người phát ngôn của đảng này về các vấn đề đối ngoại cho rằng, điều quan trọng là phải tăng cường quan hệ với Moscow. 

Đồng quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Đức Norbert R#ttgen bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt sẽ chấm dứt dự án đường ống Nord Stream 2 gần như đã hoàn thành được 90% và đang chuẩn bị vận chuyển trực tiếp khí đốt từ Nga sang Đức.

Thống kê từ Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy, xuất khẩu dầu và khí đốt từ Nga sang EU đã tăng trong những năm gần đây bất chấp căng thẳng gia tăng; một nửa nguồn cung cấp khí đốt của Đức đến từ Nga. Oliver Hermes, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Đông Âu của Đức, lập luận: "Sẽ là sai lầm nếu phản ứng lại vụ đầu độc Alexei Navalny bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế hơn nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các công ty và người dân Nga không liên quan đến vụ việc".

Hơn nữa, thực tế là các biện pháp trừng phạt tượng trưng của EU với Nga không làm được gì nhiều. Chẳng hạn, hơn 150 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi Mỹ và EU, cũng như các quốc gia thành viên khác của NATO và Ukraine, sau vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018. Đáp lại, Nga cũng trục xuất 189 nhà ngoại giao, trong đó phần lớn đến từ Anh và Mỹ. Nhưng thật khó để nói chính xác tác động của điều này. 

Học giả Hans-Henning Schr#der nhận định:"Các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea và sau vấn đề Ukraine như cấm một số người Nga nhập cảnh và đóng băng tài khoản cũng chỉ mang tính biểu tượng và không thay đổi nhiều trong mối quan hệ. 

Thêm vào đó, các nước thành viên EU thường xuyên gia hạn các biện pháp trừng phạt áp đặt lên các cá nhân Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine nhưng lại chưa có nhiều thống nhất về cách tiếp cận chung nên được áp dụng đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cố gắng duy trì "mối quan hệ đặc biệt" với điện Kremlin và đã gặp ông Putin nhiều hơn bất kỳ chính trị gia hàng đầu EU nào khác để nói về các vấn đề địa chính trị như Syria và Libya. 

Trên trang web chính thức của mình, chính phủ theo chủ nghĩa dân túy của Italia cũng tuyên bố có "quan hệ tốt và tích cực" với Nga. Điều tương tự cũng xảy ra với Áo, nước mà chính phủ coi mình là trung gian hòa giải giữa Nga và phương Tây, mặc dù một vụ bê bối gián điệp gần đây đã phần nào làm giảm mối quan hệ song phương này".

Alexei Navalny, nhân vật đối lập người Nga, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ thành phố Tomsk ở vùng Siberia đến Moscow hôm 20-8. Máy bay sau đó hạ cánh khẩn và các bác sĩ Nga đã cứu Alexei Navalny qua cơn nguy kịch, trước khi ông này được chuyển sang Đức điều trị từ ngày 22-8 theo yêu cầu của gia đình.
Chi Anh

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文