Đong đếm cái giá của chiến tranh Triều Tiên

16:28 21/12/2017
Ngay cả một cuộc chiến hạn chế với CHDCND Triều Tiên cũng sẽ giết chết hàng triệu người, phá hủy môi trường và phá sản kinh tế. Vì vậy, ngăn chặn điều này là ưu tiên hàng đầu của các nhà đấu tranh vì hòa bình.


Lặp lại vết xe đổ?

Nếu người Mỹ biết cuộc Chiến tranh Iraq sẽ tốn kém bao nhiêu, có lẽ họ sẽ không ủng hộ cuộc chinh phục của chính quyền Bush. Có lẽ Quốc hội sẽ ngăn chặn nó.

Theo ước tính, có khoảng 25.000 thường dân Iraq chết vì cuộc xâm lược ban đầu và khoảng 2.000 người của lực lượng liên minh đã thiệt mạng vào năm 2005. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Đến năm 2013, 100.000 dân thường khác của Iraq đã chết vì bạo lực diễn ra, cùng với 2.800 binh lính liên minh khác (chủ yếu là Mỹ).

Trước khi nhảy vào Iraq, chính quyền Bush dự kiến chiến tranh chỉ tốn khoảng 50 tỷ USD. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chính sách Mỹ ước tính năm 2005 rằng cuộc chiến Iraq làm tiêu tốn cỡ 700 tỷ USD. Trong cuốn “The Three Trillion Dollar War”, Joseph Stiglitz và Linda Bilmes năm 2008 đã đưa ra một ước tính thậm chí còn cao hơn: 5.000 tỷ USD.

Nếu biết trước điều này, có lẽ người Mỹ đã quyết định khác. Sự ủng hộ của công chúng đối với chiến tranh là khoảng 70% vào thời điểm cuộc xâm lược năm 2003. Năm 2002, nghị quyết cử lực lượng quân đội chống lại Iraq đã được thông qua tại Hạ viện với 296-133 phiếu và Thượng viện với 77-23 phiếu.

Tuy nhiên, đến năm 2008, các cử tri Mỹ đã ủng hộ ứng cử viên Barack Obama một phần vì ông phản đối cuộc xâm lăng này. Phần đa những người ủng hộ cuộc chiến này nói rằng nếu năm 2003 họ biết những gì sẽ xảy ra, họ sẽ có quyết định khác.

Trong những tháng gần đây, dường như Chính phủ Mỹ đang muốn tiến hành một cuộc chiến chống lại CHDCND Triều Tiên, với tuyên bố tất cả các lựa chọn đều được đặt trên bàn.

Thiệt hại con người

Một cuộc chiến hạt nhân giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ là thảm họa về số người chết, giá trị kinh tế bị phá hoại và môi trường bị phá hủy.

Trên tờ Washington Post, chuyên gia kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis tưởng tượng rằng, sau khi Mỹ ném bom vũ trang thông thường, Triều Tiên phóng một loạt vũ khí hạt nhân vào Mỹ. Mặc dù có một số bị lệch mục tiêu và hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có hiệu quả, cuộc tấn công vẫn có thể giết chết 1 triệu người ở New York và 300.000 người khác xung quanh Washington, DC. Và cuối cùng, các chuyên gia quân sự tin rằng gần 2 triệu người Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ chết trong cuộc chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên.

Nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân gần nước mình, số người chết sẽ cao hơn nhiều: hơn 2 triệu người sẽ thiệt mạng tại Seoul và Tokyo, theo ước tính chi tiết của trang web theo dõi Triều Tiên 38North.

Tổn thất con người của một cuộc xung đột với Triều Tiên sẽ rất đáng kinh ngạc ngay cả khi vũ khí hạt nhân Triều Tiên không bắn tới Mỹ. Trở lại năm 1994, khi Bill Clinton dự định tấn công trước Triều Tiên, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc nói rằng điều đó có thể dẫn tới 1 triệu người chết trong và xung quanh bán đảo Triều Tiên.

Hiện nay, Lầu Năm Góc ước tính sẽ có 20.000 người chết mỗi ngày nếu xảy ra cuộc xung đột thông thường như vậy. Đó là dựa trên thực tế 25 triệu người sống trong và xung quanh Seoul, nằm trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên, trong đó 1.000 khẩu pháo nằm ngay phía bắc khu vực phi quân sự.

Thương vong không chỉ là người Hàn Quốc mà có khoảng 38.000 binh lính Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc, cộng thêm 100.000 người Mỹ khác đang sinh sống tại nước này. Vì vậy, một cuộc chiến tranh chỉ giới hạn ở bán đảo Triều Tiên sẽ tương đương với việc đặt số người Mỹ sống trong một thành phố có quy mô của Syracuse hoặc Waco vào nguy cơ bị giết chết.

Dự báo phổ biến hơn là hơn 100.000 người chết trong 48 giờ đầu tiên. Còn nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hóa học, số thương vong sẽ tăng lên hàng triệu người.

Trong bất kỳ tình huống chiến tranh nào, thường dân Triều Tiên cũng sẽ chết với số lượng lớn, cũng như số lượng lớn thường dân Iraq và Afghan đã chết trong những cuộc xung đột vừa qua. Và cần phải có cuộc xâm chiếm mặt đất để định vị và tiêu hủy tất cả các cơ sở hạt nhân. Điều đó sẽ làm tăng số lượng thương vong của Mỹ và Triều Tiên.

Chi phí kinh tế

Theo dự báo GDP năm 2017, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới, chỉ sau Nga. Hơn nữa, Đông Bắc Á là khu vực năng động về kinh tế nhất trên thế giới. Một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Nền kinh tế toàn cầu ắt sẽ có một cú sốc lớn.

Sự sụt giảm 50% GDP của Hàn Quốc có thể làm giảm 1% GDP của toàn cầu, trong khi đó cũng sẽ có những sự gián đoạn đáng kể đối với dòng chảy thương mại. Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và khu vực, vì vậy sẽ có sự gián đoạn nghiêm trọng nếu bất kỳ xung đột lớn nào xảy ra. Trong đó, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vì nó chiếm khoảng 20% hàng hóa trung gian của Hàn Quốc, và một số nước láng giềng khác ở châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chiến tranh cũng sẽ làm bùng phát người tị nạn. Chính phủ Đức đã chi hơn 20 tỷ USD để tái định cư cho người tị nạn vào năm 2016. Dòng chảy tị nạn từ Triều Tiên có thể tương tự ở mức hàng triệu người nếu một cuộc chiến bùng phát, nạn đói xảy ra hoặc nhà nước sụp đổ. Trung Quốc đã xây dựng các trại tị nạn ở biên giới với Triều Tiên. Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều gặp khó khăn trong việc giải quyết cuộc “càn quét” của người đào thoát.

Đối với Mỹ, chi phí cho các hoạt động quân sự và tái thiết khoảng ít nhất là 1.000 tỷ USD, nhưng cũng có thể lên tới 3.000 tỷ USD nếu chiến tranh tàn phá nặng. Thông thường, Hàn Quốc được dự kiến sẽ trang trải các chi phí này, nhưng nếu Hàn Quốc cũng đã bị tàn phá bởi chiến tranh thì đương nhiên Mỹ phải ra tay.

Chi phí môi trường

Xét về tác động môi trường, một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là thảm họa. Thậm chí một cuộc chiến hạt nhân tương đối hạn chế cũng có thể gây ra sự suy giảm nhiệt độ toàn cầu nghiêm trọng - bởi vì các mảnh vụn và bồ hóng rơi vào không khí che mặt trời - điều này sẽ đẩy sản lượng lương thực toàn cầu rơi vào khủng hoảng.

Nếu Mỹ muốn phá hủy các cơ sở và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, có thể họ phải dùng vũ khí hạt nhân trước. "Khả năng phá hủy chương trình hạt nhân của Triều Tiên khá giới hạn với vũ khí thông thường", cựu binh Không lực Mỹ, ông Sam Gardiner, giải thích. Thay vào đó, chính quyền Donald Trump sẽ chuyển sang vũ khí "tiêu diệt mục tiêu khó" được phóng từ tàu ngầm hạt nhân gần bán đảo Triều Tiên.

Ngay cả khi Triều Tiên không thể trả đũa, những cuộc tấn công của Mỹ cũng sẽ gây tác hại lớn tới môi trường. Theo Union of Concerned Scientists, việc phóng thích các tác nhân bức xạ hoặc gây chết người, trong trường hợp Mỹ bắn trúng các kho chứa vũ khí hoá học, họ có thể giết chết hàng triệu người và làm cho những vùng đất rộng lớn không thể ở được, tùy thuộc vào một số nhân tố mà các nhà khoa học quan tâm.

Ngay cả một cuộc chiến quy ước trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ tàn phá môi trường. Một cuộc tấn công bằng không quân thông thường vào Triều Tiên, sau đó là các cuộc phản công chống lại Hàn Quốc, sẽ làm ô nhiễm các vùng đất lớn xung quanh các khu liên hợp hóa học và năng lượng, và phá hủy các hệ sinh thái mong manh (như khu vực phi quân sự đa dạng sinh học). Việc sử dụng vũ khí uranium đã làm rỗng của Mỹ, như năm 2003, sẽ gây ra nhiều thiệt hại về môi trường và sức khoẻ.

Bàng Cương

Những ngày này, Trung tá Nguyễn Ngọc Hải - Phòng Cảnh sát, Cục Hoạt động hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) trở về nước tham gia khóa đào tạo giảng viên nguồn về cảnh sát gìn giữ hòa bình (GGHB) trong khu vực cho LHQ tại Việt Nam diễn ra từ 28/10 đến 15/11/2024.

Sức ép buộc các quốc gia phải ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu vũ khí cho Israel đã tăng lên. Một số chính phủ đã phải đối mặt với một loạt chiến dịch chính trị và xã hội dân sự trong nước và quốc tế, các cuộc điều tra và thách thức pháp lý liên quan đến chính sách cung cấp vũ khí cho Israel...

Trong những năm gần đây, tội phạm ma túy ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng trong cách thức hoạt động. Một trong những chiêu trò phổ biến và nguy hiểm là lợi dụng dịch vụ vận chuyển công cộng như xe ôm và xe khách để tuồn ma túy qua các tuyến giao thông. Điều này đòi hỏi sự cảnh giác cao độ từ phía các lái xe cũng như sự phối hợp chặt chẽ từ các lực lượng công an để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng, khi hoạt động đấu giá được quản lý hiệu quả sẽ là đòn bẩy hữu hiệu để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội và ngược lại, nếu đấu giá đi chệch khỏi quỹ đạo tốt đẹp thì sẽ không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn tạo ra những đổ vỡ với hệ lụy khó lường cho nền kinh tế, gây bất ổn xã hội.

Theo tài liệu được công bố trên website chính phủ Nga hôm 9/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Liên bang Nga và Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Đây là bước cuối cùng trong quy trình phê chuẩn văn kiện này tại Nga, sau khi Hạ viện và Thượng viên bỏ phiếu thông qua hiệp ước lần lượt hôm 24/10 và 6/11.

Ngày 10/11, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, sau một thời gian điều tra, Công an tỉnh An Giang đã có kết luận điều tra vụ án "Giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại TP Sampeou Poun, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia do bị can Nguyễn Khắc Mạnh cùng các đồng phạm thực hiện.

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội, blog, fanpage và đài báo nước ngoài như BBC Tiếng Việt, RFA, VOA, RFI… đưa ra nhiều bài viết về cái gọi là “tuyệt thực” của các đối tượng Bùi Văn Thuận, Đặng Đình Bách, Trịnh Bá Tư – những phạm nhân đang thụ án tù giam tại Trại giam Số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Hỏi: Tôi được biết, một trong những nội dung lớn của Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ là quy định giáo dục kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ trong các cơ sở giáo dục. Xin hỏi, nội dung này được quy định cụ thể trong Luật TTATGT đường bộ như thế nào? Đối tượng áp dụng là những ai? (Minh Trí, TP Đà Nẵng)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文