Đức:

"Nóng" tình trạng tảo hôn trong làn sóng người tị nạn

19:06 15/09/2016
Trung tâm đăng ký thông tin người nước ngoài của Đức cho hay, hiện có 1.475 trẻ em người nước ngoài sống tại Đức được liệt kê là "đã kết hôn" trên giấy tờ chính thức. Điều đáng lo ngại hơn là, trên thực tế, con số này có thể cao hơn nhiều.


Người tị nạn Syria "đứng đầu bảng"

Theo bản báo cáo, đa số những người "bị mắc kẹt" trong nạn tảo hôn là nữ, với 1.152 người. Trong khi phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nằm trong làn sóng tị nạn đến từ khu vực Trung Đông thì cũng có trường hợp đến từ các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Trong tổng số gần 5.000 trường hợp tảo hôn, Syria đứng "đầu bảng" với 664 trường hợp, ngoài ra còn có: Afghanistan 157 trường hợp, Iraq 100 trường hợp, Bulgaria 65 trường hợp, Ba Lan 41 trường hợp, Romania 33 trường hợp và Hy Lạp 32 trường hợp.

Hơn 2/3 những người đăng ký kết hôn trong độ tuổi từ 16 đến 18, có 361 trẻ em dưới 14 tuổi hiện đang sinh sống tại Đức. Báo cáo cũng cho biết thêm, dữ liệu lưu trữ ít thông tin về người chồng hoặc ngày kết hôn của họ. Tuy nhiên, người tị nạn không có nghĩa vụ phải cung cấp chi tiết về tình trạng hôn nhân của mình.

Bản báo cáo về tình trạng tảo hôn ở Đức được cho là "một bài toán pháp lý hóc búa" trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay. Trong khi pháp luật liên bang Đức cấm hôn nhân dưới 18 tuổi (tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được phép kết hôn trong trường hợp nhất định). Bên cạnh đó, cũng có tiền lệ pháp lý quy định rằng, hôn nhân thực hiện ở nước ngoài là hợp pháp nếu hôn nhân đó là hợp pháp tại quốc gia mà họ đăng ký kết hôn.

Phần lớn các cặp vợ chồng trẻ con nằm trong làn sóng tị nạn đến từ khu vực Trung Đông.

Những tranh luận

Theo các phương tiện truyền thông Đức, bài toán về việc có công nhận hay không tình trạng tảo hôn trong làn sóng người tị nạn đang gây nên những tranh luận trái chiều trong giới chính trị nước này. Một cô gái 14 tuổi cưới anh họ 21 tuổi ở Syria. Hai người cùng nhau chạy trốn khỏi cuộc nội chiến và đã đến Aschaffenburg. Tại đây, Văn phòng Phúc lợi trẻ từ chối công nhận hôn nhân của hai người và yêu cầu giữ cô gái lại để chăm sóc vì lý do cần phải bảo vệ trẻ em. Chồng cô bé làm đơn kiện lên Tòa án gia đình nhưng bị xử thua.

Tòa án khu vực Bamberg đã tiếp nhận vụ án và trích dẫn các nguyên tắc trong luật pháp của Đức là, cuộc hôn nhân tiến hành ở nước ngoài phải được công nhận theo pháp luật của nước xuất xứ. Giới chức thành phố Aschaffenburg đã yêu cầu Tòa án liên bang ra quyết định. Hiện vụ việc vẫn chưa ngã ngũ.

Đức hiện cần một chính sách nhất quán để giải quyết những cuộc hôn nhân liên quan đến trẻ vị thành niên. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức - Heiko Maas đã thành lập một nhóm các chuyên gia để nghiên cứu, đưa ra giải pháp cho vấn đề nan giải này. Câu hỏi chính mà các thành viên của nhóm phải tìm ra lời giải đáp là cuộc hôn nhân của những người tị nạn trẻ ở nước ngoài có được công nhận hay không trên lãnh thổ Đức.

Nhiều nhà lập pháp đã kêu gọi một lệnh cấm hoàn toàn về hôn nhân trẻ em, ngay cả khi nó đã được cho phép ở quốc gia đăng ký kết hôn vì thực tế cho thấy, không ít trẻ em bị ép kết hôn với đàn ông lớn tuổi. Trong một dự thảo nghị quyết, các thành viên của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã viết rằng: "Một cô gái 11, 13 hoặc 15 tuổi thuộc về các nhà trường, không phải trong cuộc hôn nhân".

Bộ trưởng các vấn đề gia đình, Manuela Schwesig cũng lên tiếng phản đối việc công nhận nạn tảo hôn. Bà trích dẫn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nói rằng: "Trẻ em có quyền được chơi, được giáo dục và chăm sóc y tế. Trẻ em cần có tuổi thơ trong sáng. Chính vì vậy, hôn nhân cưỡng ép không nên được chấp nhận". Myriam Bohmecke của tổ chức từ thiện trẻ em Terre de Femmes cho rằng, cần xóa bỏ tất cả đám cưới trẻ con. 

"Chúng tôi không nói rằng, bọn trẻ buộc phải ly hôn nhưng cuộc hôn nhân không nên được công nhận", Myriam Bohmecke nói.

Chuyên gia Bohmecke của tổ chức Terre des Femmes cho biết, rất nhiều trẻ vị thành niên hiện nay được kết hôn trong các trại tị nạn ở Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong điều kiện bất ổn về mọi mặt, các bậc cha mẹ cho con kết hôn sớm như một cố gắng để đảm bảo tương lai cho con gái mình. Ngoài ra, các gia đình cũng sợ rằng, con gái sẽ là đối tượng bị tấn công tình dục trong trại tị nạn nên cho kết hôn cũng chính là cách để bảo vệ con gái.
Mạnh Tường (tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文